Đặc tính của ngã

20/08/20144:01 SA(Xem: 12083)
Đặc tính của ngã

ĐẶC TÍNH CỦA NGÃ

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Trong sự chấp ngã, bám víu vào “cái ta” và “của ta” rồi dẫn đến chiếm hữu, sự bám víu vào cái thân vật chất này ai cũng coi trọng nó, kẻ nào chạm đến sẽ bị phản kháng dữ dội. “Cái ta” ban đầu chỉ là sự bất giác của một vọng niệm được khởi lên và dính mắc vào đó, đến khi thành hình rồi nó cần một nền tảng vật chất để dựa vào đó mà hiện hữu. Nền tảng đó chính là sự hiện hữutồn tại cái thân này.

Chúng ta bám víu vào thân và cho đó là ta, là của ta rồi nâng niu, chăm sóc, bảo vệ cho nó. Đây gọi là "thân kiến". Khi ăn thì tìm món ngon vật lạ, khi uống thì tìm những thứ ngon ngọt… Cũng từ sự ăn uống mà ngày nay trên thế giới sinh ra rất nhiều căn bệnh, dù khoa học có tiến bộ tới đâu cũng không thể nào theo kịp sự phát sinh và biến dạng của bệnh tật.

Chúng ta mặc thì kiếm quần áo tốt đẹp có thương hiệu nổi tiếng, ở thì phải xây nhà cao cửa rộng nguy nga tráng lệ có đẳng cấp sang trọng, xe thì phải mua loại mắt tiền có giá trị từ bạc tỉ trở lên, đồ dùng thì phải mua sắm đủ thứ tiện nghi hiện đại trang hoàng lộng lẫy đẹp mắt để ngắm và mong nhiều người khác khen tặng. Vợ chồng nói thương yêu nhau chung thủy nhưng thật ra ai cũng thương thân mình là trước hết.

“Cái ta” ảo tưởng không thật có này là trạng thái mê mờ không thấy rõ những gì đang xảy ra trong từng phút giây. Đức Phật dạy: “Do ta không có sự trải nghiệm trong tu chứng nên lầm chấp thân này là ta, là của ta. Khi “cái ta” ảo tưởng có mặt thì cái "của ta" cũng theo đó mà phát sinh rồi luyến ái chấp giữ, muốn cái gì cũng là của riêng mình. Ai xâm phạm đến ta sẽ kháng cự mãnh liệt, như chúng ta đem lòng thương yêu một ai đó và muốn người ấy thuộc về mình mãi mãi.

Những gì tốt đẹp dễ có lợi cho mình thì ta thu thập, tích lũy, chiếm hữu, duy trì cho được bằng mọi cách. Cái gì không ưa thích thì tìm cách loại bỏ, khử trừ, xa lánh, hủy diệt. Như chúng tôi viết ra một tác phẩm được nhiều người ngưỡng mộ, ca ngợi thì cảm thấy hãnh diện, tự hào vì mình làm được điều khó làm. Còn khi chúng tôi bị ai đó xem thường, sỉ nhục, nói rằng “sách của thầy dở quá” thì “cái ta” biểu hiện mạnh mẽ để kháng cự, phẫn nộtìm cách muốn loại trừ đối tượng đó ngay.

“Cái ta” nếu được phát triển theo chiều hướng tốt đẹp làm lợi ích cho nhiều người thì còn có chỗ đóng góp, ngược lại nếu được mở rộng theo chiều tiêu cực thì tệ nạn xã hội tràn lan gây thiệt hại cho nhân loại. Thực tế, nếu chúng tatu học một chút thì sẽ thấy rõ thân tâm đều vô thườnghoàn cảnh hiện tại chẳng có gì là ta và của ta.

Tất cả mọi hiện tượng sự vật đều phải nương vào nhau để phát triển và tồn tại theo nguyên lý duyên khởi, cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, cái này sinh vì cái kia sinh, cái này diệt vì cái kia diệt. Chẳng có cái gì tồn tại độc lập để sinh ra vạn vậtbản chất của chúng vốn duyên sinh, vô ngã.

Chính bản thân mình còn không thể gìn giữ được, vẫn phải tuân thủ theo tiến trình thay đổi của sinh-già-bệnh-chết, huống gì những tiện nghi vật chất bên ngoài làm sao chúng ta có thể nắm giữ được lâu dài. Cấu trúc của con người gồm có sắc thân, cảm thọ, tri giác, tâm hànhnhận thức. Năm yếu tố này luôn luôn thay đổi trong từng giây từng phút, không thực sự tồn tại lâu dài và chỉ có ta mê lầm mới muốn nắm bắt và chấp giữ nên tạo ra sự khổ đau.

Theo quan niệm của những người bình thường, chúng ta sống ở thế gian này để tìm kiếm sự ăn uống và hưởng thụ vui chơi. Mật ngọt thế gian có rất nhiều thứ, đủ mọi hình thức để cám dỗ chúng ta như sự giàu có, tiếng tăm, quyền lực, tình yêu, gia đình, ăn ngon, mặc đẹp, ngủ nhiều, nhà cao cửa rộng… Nhưng đến khi ra đi ta phải bỏ lại hết với sự tiếc nuối vì chẳng đem theo được thứ gì.

Trong suốt một chặng đường dài để tìm kiếm và hưởng thụ ấy, chúng ta có thể gây ra khó khăn và những khổ đau cho người khác. Khi đã có sự tranh giành, bám giữ, hưởng thụ thì lẽ đương nhiên là phải gây tổn thương cho con ngườivạn vật.

Ngược lại với thái độ trên là yếu hèn, biếng nhác, chẳng muốn làm gì cả, chẳng muốn phát triển, mở mang và đóng góp. Như con ong chỉ muốn ở trong tổ của mình, không hút nhụy hoa để làm ra mật để cho các hoa được thụ phấn mà làm ra một mùa trái ngọt.

Dân gian có câu: “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống.” Chúng ta sống để làm gì? Sống làm sao để cho mình và người khác được hạnh phúc thật sự?

Như ong hút mật rồi bay đi

Không làm hại đến hương sắc hoa

Người có hiểu biết chân chính

Luôn vị tha làm lợi ích cho đời.

Với người không có hiểu biết chân chính họ sống là để tham lam, giành giựt, chiếm đoạt để có được nhiều hơn, bất kể mọi người khổ đau như thế nào họ không cần biết. Họ chỉ biết rằng họ được ăn trên ngồi trước và nắm quyền sinh sát trong tay. Họ cho rằng đó là ân sủng thượng đế đã dành cho họ. Cuộc sống của họ luôn tạo ra nỗi khổ niềm đau cho mọi ngườiquan niệm sai lầm có một thần linh, thượng đế ban phước giáng họasắp đặt mọi việc.

Nắm lấy, kéo về mình, cất giữ, chất chứa là một thói quen xấu do ngu si chấp ngã thấy mình là trung tâm của vũ trụ. Loài người ngay từ nhỏ khi mới chập chững biết bò đã cố trườn tới để nắm lấy một đồ vật trước mặt, nếu nắm lấy được thì bỏ vào miệng không phân biệt dơ sạch. Lớn lên, chúng ta nắm bắt và càng chất chứa nhiều hơn nhờ biết phân biệt.

Cuộc sống bình thường của mọi người là vì “cái ta” và “cái của ta”. Và ai cũng biết, sự mở rộng của “cái ta” này rất giới hạn. Ngay cả một quốc gia cũng bị giới hạn trong biên giới lãnh thổ của mình. Hai quốc gia cùng muốn nắm lấy một miếng đất nào đó thì họ cố chấp, tranh giành để chiếm đoạt, không ai chịu nhường cho ai thì chiến tranh sẽ xảy ra.

Nắm lấy, chất chứa là một thói quen từ sự chấp ngã của một con người. Cũng chính sự nắm lấy này khiến con người bị trói buộc về mặt tâm thức vào đối tượng mình chiếm hữu. Càng nắm giữ và chất chứa nhiều thì sự lệ thuộc, dính mắc, bám víu càng nhiều. “Cái ta” càng được củng cố thì phiền não càng nhiều, sự thất vọng càng nhiều và tổn thương càng nhiều.

Chúng ta cũng cần phải hiểu rõ việc không nắm giữ không có nghĩa là không có gì hết, không có cả một cái chén để ăn cơm. Chúng ta vẫn cầm cái ly để uống nước nhưng chúng ta không dính mắc vào nó, khi lỡ làm bể cái ly chúng ta không tiếc rẻ, bực tức hay nổi giận.

Với người có hiểu biết chân chính họ đến để học thay vì cai trị, đến để cho, để cống hiến, để làm vun bồi thay vì tham lam chiếm đoạt. Họ đến để làm đẹp cho cuộc đời mà không làm tổn hại cho ai, như con ong hút tinh chất của hoa để làm ra mật mà không làm hư hoại đóa hoa.

Như chúng ta đã biết, ai rồi cũng phải già, bệnh và chết, khi đói bụng thì phải ăn, khi khát nước cần phải uống, ăn uống rồi thì phải xả ra. Chúng ta sẽ thấy rõ bản chất của “cái ta” ảo tưởng sinh diệt này bằng cách chỉ cần quan sát sự sinh diệt của ý niệm đến rồi đi. Chúng ta không cần xua đuổi, khử trừ, không cần bám víu, nắm giữ.

Con ngườisi mê lầm chấp, không thấy đúng lẽ thật nên luyến ái thân mạng; chấp thân tứ đại giả hợp cho là ta, là của ta, con ta, tài sản ta, gia đình ta, đất nước ta và ta là trung tâm của vũ trụ nên từ đó có học thuyết ông trời ra đời để ban phước giáng hoạ.

Chúng ta vì thấy thân này là thật nên lúc nào cũng muốn được ăn ngon mặc đẹp, ra sức sắm sửa nhà cao cửa rộng, tài sản tiện nghi, vật chất đầy đủ, xe cộ, tiền của, tôi tớ phục dịch để chứng tỏ đẳng cấp giàu sang. Muốn có được đời sống vật chất đầy đủ như thế chúng ta phải làm việc nhọc nhằn vất vả, phải tính toán công ăn việc làm để tích lũy tiền bạc, của cải vật chất cho nhiều.

Sự tham muốn đó không phải chỉ riêng một ai mà tất cả chúng ta ai cũng muốn được lợi phần mình nên tranh đua, giành giật để được phần hơn. Không ai chịu thua ai mà lúc nào cũng muốn chiếm ưu thế về mình. Đã đi vào trường đời thì phải tranh đua, giành giật nên có kẻ được người mất, kẻ thắng người thua, kẻ thành người bại. Người được thì vui trên sự đau khổ của kẻ khác còn người mất thì đau khổ vô cùng.

Bám víu vào cái thân này cho là ta nhưng có bao giờ cái thân này sống hoài đâu, giỏi lắm chừng 80 năm cuộc đời. Trước sau gì nó cũng phải tan rã vì ai cũng phải già-bệnh-chết. Vậy sau khi chết ta sẽ đi về đâu? Vì không hiểu thấu luật nhân quả nên đa số đều cho rằng chết là hết, hoặc chết rồi linh hồn sẽ còn mãi mãi. Đây gọi là "biên kiến", tức là cái thấy nghiêng lệch một bên, không đúng với sự thật.

Trong Phật giáo, có khi nói cái ngã không thật, đôi khi lại còn đề cao cái ngã cho là độc tôn, duy nhất nữa. Như có một truyền thuyết nói: “Trên trời dưới đất chỉ ta hơn hết, tất cả thế gian sinh-già-bệnh-chết”. Tại sao cũng đồng là ngã mà khi thì nói cái ngã không thật, khi lại nói cái ngã là thật? Như vậy, kinh Phật có mâu thuẫn và chống trái nhau không?

Đạo Phật ra đời là tùy bệnh cho thuốc nên không có gì chống trái với nhau cả. Chữ “ngã” là đọc âm hán tự, có nghĩa là tôi, ta hay mình… Để chúng ta hiểu rõ hơn về chữ ngã, phàm nói ngã phải hội đủ ba yếu tố: Chủ tể, thường nhất và tự tại. Cái ngã mà Phật giáo phủ nhận hay chủ trương vô ngã là để chỉ rõ cái ngã do nhân duyên hòa hợp mà hình thành. Đã do nhân duyên hòa hợp nên nó không có chủ tể cố định, không thường nhất và không được tự tại.

Như cái thân xác mà chúng ta đang mang đây, nhà Phật gọi là cái thân vô thường, giả tạm bởi do năm uẩn kết hợp mà thành. Năm uẩn đó là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. “Sắc” chất tức là thân này, thuộc về phần tứ đại, tức gồm có 4 nguyên tố tụ hợp tạo thành như đất-nước-gió-lửa. Bốn thứ nầy được kết hợp trong điều kiện nhân duyên cưỡng ép, chính vì vậy mà chúng thường chống trái nhau rồi dẫn đến già-bệnh-chết.

Đây là phần kết hợp của thân vật chất, còn về phần tinh thần hiểu biết cũng do bốn thứ kết hợp là thọ, tưởng, hành, thức. “Thọ” là sự cảm nhận vui hay khổ, hoặc không vui không khổ. “Tưởng” là nhớ lại những việc đã qua hay tưởng tượng đến những việc sắp đến. “Hành” là sự suy nghĩ biến đổi từng sát na của dòng tâm thức. “Thức” là sự phân biệt đúng sai, phải quấy, tốt xấu, hơn thua… Bốn thứ nầy cấu tạo thành hiện trạng tâm lý, tinh thần của một con người.
Như vậy, mỗi thân thể chúng ta được cấu tạo bởi hai phần: Vật chấttinh thần. Đã nói là sự hình thành của thân này phải do nhiều thứ hợp lại nên tất nhiên có hợp phải có tan. Chính vì vậy, Phật nói thân này vô ngã, có nghĩa là không thật có, có mà không thật.

Nói đến “cái ta” là chỉ cho chủ thể mạng sống, nhưng mạng sống có hai là giả tạm và thường còn. Mạng sống giả tạm là mạng sống còn bị lệ thuộc bởi nguyên lý duyên sinh nhân quả. Mạng sống thường còn thì vượt ngoài nhân duyên đối đãi. Mạng sống thường còn Phật dạy có nhiều tên gọi khác nhau như Chơn ngã, Pháp thân, Phật tánh, Niết bàn, Bản lai diện mục, Chơn lý tuyệt đối…

Câu nói: “Trên trời dưới đất, chỉ ta hơn hết, tất cả thế gian, sinh-già-bệnh-chết”. Chữ ngã này là chỉ cho Chơn ngã, tức Phật pháp thân, trong nhà Thiền gọi là ông chủ thường biết rõ ràng, thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế chớ không phải là cái ngã dính mắc vào ta, người, chúng sinh, thọ giả. Chữ ngã này trong Kinh Đại Bát Niết Bàn gọi là thường, lạc, ngã, tịnh.

Từ nhỏ đến lớn lúc nào ta cũng sống bám víu vào một người nào đó, nếu không có ai xung quanh thì sợ hãi, bơ vơ, lạc lõng, bởi thế nên ta phải lấy chồng như bao nhiêu người khác dù bị chồng hành hạ, chửi mắng, hất hủi, đánh đập cũng không dám bỏ vì sợ sống một mình. Nỗi lo sợ bị bỏ rơi phải sống một mình là do sự chấp ta và của ta. Ta không thể sống một mình, ta cô đơn, ta buồn tủi, giận hờn đủ thứ phiền não để làm cho “cái ta” này ngày càng chấp ngã thêm.

Ta là người tu khá vì ta thuộc nhiều kinh, ta tụng kinh hay và giỏi nhất không ai bằng. Ta là người giữ giới trong sạch nhất, còn những người khác đều lem nhem không giữ trọn vẹn được. Ta là người công quả và hỗ trợ cho nhà chùa nhiều nhất. Ta cúng dường nhiều cho chùa và thầy, ta được ghi danh vào sổ vàng và được tuyên dương trước mặt mọi người. Ta là người bỏ tiền ra xây chùa to Phật lớn nhất vùng này. Ta là đại thí chủ, là đại gia.

Chùa của ta đẹp nhất, tượng Phật của ta lớn nhất không ai bằng. Ta làm Phật sự nhiều nên ai cũng đều biết danh tiếng của ta là số một cúng dường. Thầy của ta giỏi nhất, nổi tiếng nhất không ai bằng. Pháp môn của ta hay nhất, là pháp môn tối thượng. Ta là một nhân vật quan trọng có tiếng tăm trong nhiều lĩnh vực. Nếu có ai vô ý xúc phạm quyền lợi, danh dự của ta, xem thường ta, chê bai thầy của ta, pháp môn của ta, trái ý ta thì ta nổi giận liền mà tạo ra oan gia trái chủ rồi dẫn đến thù ghét, công kích phá hoại nhau.

Ta ngồi thiền giỏi, ta ngồi lâu hơn nhiều người và nhập được vào định. Ta là người đặc biệt được truyền y bát, được kế thừa tông môn, được truyền riêng pháp môn bí mật. Nói tóm lại, mỗi khi chúng ta khoe khoang, tức giận, kiêu mạn, khinh người thì ta nên biết đó là cái ngã đang tăng trưởng và phình to ra vì có sự thọ nhận.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.