Thấy biết như thật

23/08/20148:05 SA(Xem: 12835)
Thấy biết như thật
THẤY BIẾT NHƯ THẬT
Nguyễn Mạnh Hùng

1, Cách đây chừng dăm bảy năm, có một bạn rất trẻ đến gặp tôi và mang theo một cuốn sách do chúng tôi xuất bản và nói rằng cuốn sách này dở. (Hồi đó, công ty mới thành lậpchúng tôi, những người lính mới trong nghành xuất bản rất tự hào về những ấn phẩm của mình). Tôi hơi nóng mặt và định mắng cho cậu sinh viên trẻ kia 1 trận, hoặc ít nhấttranh luận với cậu ta. Bởi trong lòng, tôi đang nghĩ rằng cậu ấy chê công ty tôi và chê cá nhân tôi.

May thay, tự nhiên tôi khựng lại, giật mình. Thứ nhất, cậu ta chê cuốn sách này chứ đâu có chê cá nhân tôi. Thứ 2, cậu ta chê cuốn sách chứ không hề chê công ty của chúng tôi. Thứ 3, cậu ta chê cuốn sách cụ thể này chứ đâu có chê tất cả sách do chúng tôi xuất bản. Ấy vậy mà tôi đã vơ hết vào mình, để rồi xuýt thì sân hận nổi lên.

Tôi ngồi bình tĩnh nghe cậu sinh viên trẻ “chê”. Tôi nghe chăm chú để ghi nhận và sửa. Thực ra đây cũng là một buổi học miễn phí rất hữu ích bởi khi mở ra công ty sách, hiểu biết của tôi về xuất bản là con số không tròn trĩnh.

Tôi ngồi lại một mình và nghĩ: ôi cái tôi của mình to quá. Mình cứ nghĩ tôi phải thế này, phải thế kia. Rằng đây là công ty của tôi, rằng công ty của tôi thì phải tốt, phải tuyệt. Ôi, chính của tôi và tôi là 2 từ chết người gây bao phiền não cho tôi. Và chúng ta.

Sau này, cậu sinh viên kia thành học trò yêu quý hàng đầu của tôi.

2, Cách đây vài tuần tôi có hướng dẫn lớp thiền 2 ngày cho mấy chục anh chị em doanh nhân, trí thức. Câu chuyện của chị Trâm, một cô giáo dạy toán, trong giờ thiền sẻ chia làm tôi giật mình.

Bữa nọ, cô Trâm ra đầu bài để các học trò giải. Sau đó cô đưa ra cách giải bài toán. Tự nhiên có 1 em học sinh thốt lên “cách giải của cô giở ẹc”

Cô giáo Trâm nóng mặt. Nếu là ngày xưa, khi chưa học thiền, thì cô Trâm ngay lập tức kết luận là học trò vô lễ và có thể kỷ luật em. Thậm chí có thể mời phụ huynh đến hoặc đưa lên gặp thầy hiệu trưởng.

May thay, cô giáo Trâm nhận ra rằng, bạn này chê lời giải của cô chứ đâu có chê cô. Và cô bình tĩnh quay về với hơi thở. Sau đó, hỏi ra mới biết em cũng không có lời giải nào khác. Hôm đó là thứ 6.

Thứ 2 đầu tuần, cô Trâm lên lớp và thấy 1 bó hoa rất đẹp để trên bàn, kèm theo lời chúc và tặng cô. Hóa ra đó là món quà quý giá của chính cậu học trò kia.

Chánh niệm là thấy biết như thật. Chúng ta hay bị tưởng. Do tưởng nên ta nhận định sai về 1 câu chuyện, 1 con người, một sự việc. Nếu chúng ta biết dừng lại, thở vài hơi, nhìn nhận lại sự việc như thật, như nó là. Khi đó ta thấy rất thú vị. Chúng ta thấy ngay bản chất thật và ta rất bình an.

Chánh niệm là không phán xét. Là ta ghi nhận tất cả. Như thật. Như nó là.

Yếu tố đầu tiên của thiền là buông xả. Buông xả là BUÔNG THÁI ĐỘ PHÁN XÉT, TÌM CẦU của bản ngã ảo tưởng chứ không phải buông trạng thái đang là nơi thân, nơi tâm, nơi các sự việc đang diễn ra.

Thấy biết như thật giúp ta có hạnh phúcbình an và đưa ta đến giác ngộgiải thoát sớm nhất.

Trong tâm tôi vọng lên mấy lời thơ sau:

Buông xuống đi, hãy buông xuống đi
Cái TÔI ảo tưởng - có là chi
Bình antheo dõi hơi thở
Phán xét ích chi, tìm cầu làm gì!

TS Nguyễn Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà


BÀI ĐỌC THÊM
Tập Thở, Minh Đức Triều Tâm Ảnh


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.