Du-Già Tây Tạng (Giáo Lý & Tu Tập)

26/11/20143:38 SA(Xem: 16775)
Du-Già Tây Tạng (Giáo Lý & Tu Tập)
Garma C. C. Chang sưu tập 
Đỗ Đình Đồng dịch 
DU-GIÀ TÂY TẠNG 
GIÁO LÝ & TU TẬP 
(ĐẠI THỦ ẤN & SÁU YOGA CỦA NAROPA) 
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2014
blank


Du-Già Tây Tạng (Giáo Lý & Tu Tập
Teaching of Tibetan Yoga 
Nguyên tác: Tạng Ngữ Tác giả: Tilopa, Garmapa Rangjang Dorje, Lạt-ma Kong Ka và Lạt-ma Drashi Namjhal 
Sưu tập và dịch qua Anh ngữ: Garma C. C. Chang 
Nhà xuất bản: Carol Publishing Group, 1993, New York, USA 
Dịch giả Việt ngữ: Đỗ Đình Đồng 
Hiệu đính và trình bày: Vô Huệ Nguyên 
© 2014 Viet Nalanda Foundation (Bản Việt ngữ) ISBN 978-1-937175-07-8 
Mục Lục 
Lời Người Dịch 
Lời Nói Đầu của Garma C. C. Chang 
PHẦN I. GIÁO LÝ ĐẠI THỦ ẤN 
Bài Ca Đại Thủ Ấn của Tilopa 
Lời Nguyện Đại Thủ Ấn của Garmapa Rangjang Dorje  
Những Điều Cốt Yếu của Pháp Tu Đại Thủ Ấn của Lạt-ma Kong Ka 
PHẦN I I. TÓM LƯỢC NHẬP MÔN SÁU YOGA CỦA NAROPA 
Tóm Lược Nhập Môn Con Đường Thậm Thâm Sáu Yoga của Naropa, của Lạt-ma Drashi Namjhal
Thuật Ngữ 

Lời Người Dịch

blank
bìa sách nguyên bản tiếng Anh

Tập sách nhỏ “Du-già Tây Tạng, Giáo Lý và Tu Tập” này được dịch từ bản văn tiếng Anh có nhan đề là “Teachings of Tibetan Yoga” do Giáo sư Garma C. C. Chang – giảng sư của Tu viện Kong Ka ở miền Đông Tây Tạng khoảng trước năm 1950 – biên dịch từ Hoa ngữ, do nhà xuất bản Carol Publishing Group ấn hành năm 1993 tại New York, Hoa Kỳ.

Tuyển tập này vốn từ các nguyên tác của Phật giáo Mật tông Tây Tạng theo Truyền thừa Kagyu (Khẩu truyền). Sách gồm những pháp môn mà Milarepa, Đại Hành Giả Du-già Tây Tạng, đã được mật truyền từ Đạo sư của Ngài, Dịch giả Marpa, tu tập nhiều năm trong cô tịch, thành tựu viên mãn, và cứu độ gia trì rất nhiều chúng sinh. Những pháp môn đó là Đại Thủ Ấn (Mahamudra) và Sáu Yoga của Naropa, phát nguồn từ các Tổ sư Mật giáo Ấn độ là Tilopa và Naropa. Ngày nay, hai pháp môn này được các Đạo sư Tây Tạng hành trì, chỉ dạy nhiều người học và tu tập, cũng như nhiều học giảhành giả phương Tây nghiên cứu, tu tập, truyền bá nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểuẤn độ, Anh quốc và Hoa kỳ, v.v…

Những gì được ghi lại trong tập sách nhỏ này là những chỉ dẫn cốt lõi để thực hành nên rất trực tiếp, rõ ràng và cô đọng cho những ai muốn có một kiến thức căn bản vững chắc, một cẩm nang để tu tập từng bước một theo trình tự cần thiết như những chỉ dẫn ban cho. Tuy nhiên, như chính các tác giả của các chỉ dẫn trong sách này đã nói rõ, những ai muốn theo đó tu tập, trước hết, cần phải có một Đạo sư đầy đủ đạo hạnh khai thị và hướng dẫn. Điều này cực kỳ quan trọng vì nếu khôngĐạo sư đích thực hướng dẫn, chắc chắn hành giả sơ cơ rất dễ bị lạc đường và nhất là có thể bị “tẩu hỏa nhập ma,” tức là khi chưa kiểm soát được luồng “hỏa hầu” trong khi luyện tập Yoga Dumo [Tumo] hay Yoga Nội Nhiệt – Yoga quan trọng nhất trong Sáu Yoga của Naropa. Đây là điều tối nguy hiểm nếu khôngĐạo sư đủ tài năng và phẩm hạnh đi kèm. Ngay cả pháp môn Đại Thủ Ấn không hàm chứa nguy cơ như Sáu Yoga của Naropa, nhưng hành giả sơ cơ cũng rất cần có Đạo sư đầy đủ phẩm hạnh chỉ điểm và hướng dẫn, vì trong pháp môn này, hành giả bước đầu, ít nhất, phải thoáng thấy được Tâm-Yếu của mình để làm căn bản khởi tu và để tránh những sai lạc có thể xảy ra trên đường tu sau này. Vì vậy, nói chung, một Đạo sư đầy đủ phẩm hạnh là điều kiện tiên quyết trong tu tập Phật giáo Mật tông Tây Tạng.

Ở đây người dịch tiếng Việt của tập sách này hoàn toàn đồng ý với Giáo sư Garma C. C. Chang, dịch giả của bản tiếng Anh, khi ông viết những lời sau đây trong “Lời Nói Đầu” của ông cho tập sách này:

“Dịch giả từ chối tất cả mọi trách nhiệm đối với những độc giả có thể liều lĩnh thực nghiệm Sáu Yoga này. Chỉ đọc các bản văn này không bao giờ có thể thay thế một vị Đạo sư sống thực mà từ ông một người cầu tìm Bồ-đề trước tiên phải nhận sự khai thị và chỉ dẫn trước khi họ có thể bắt đầu tu tập thực sự. Đối với những học viên nghiêm túc, tập sách này phục vụ không gì khác hơn là một nguồn tài liệu tham khảo, một dấu hiệu chỉ hướng đến đường Đạo.”

Đặc biệt cảm ơn dịch giả Vô Huệ Nguyên đã bỏ thời giờ, công sức và trí tuệ vào việc làm khó nhọc hiệu đính bản dịch này. Dù đã cố gắng nhiều nhưng chắc vẫn còn sai sót, mong các bậc cao minh rộng lượng, chỉ bảo cho.
Đa tạ.
Đỗ Đình Đồng Frederick, Xuân 2014 

pdf_download_2
XEM NỘI DUNG PHIÊN BẢN PDF
Du Già Tây Tạng Giáo Lý và Tu Tập

(Chân thành cảm ơn Dịch gỉa đã gửi tặng TVHS
phiên bản điện tử và ấn bản giấy quyển sách này (Tâm Diệu)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.