Biết lắng nghe pháp

22/01/20184:04 SA(Xem: 12137)
Biết lắng nghe pháp

BIẾT LẮNG NGHE PHÁP
Thích Trung Định

            nghe phápPháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mỡ sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát niết bàn. Pháp là lời dạy của đức Phật được ghi chép lại thành Tam tạng kinh điển (Tipitaka). Pháp vị là vị giải thoát. Không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của đức Phật. Trong “A Tỳ-Đạt-Ma Tập Dị Môn túc luận”, Tôn giả Xá Lợi Phất giải thích rõ ràng, với đại ý: “Chánh Pháp” nghĩa là phương pháp giúp cho hành giả tu tập tăng trưởng thiện pháp, giác ngộ giải thoát, như pháp Tứ đế hay Nhân duyên , vv… gọi là Chánh pháp. Đối với pháp Tứ thánh đế hay những thánh pháp khác, nếu người nào dùng tâm hoan hỷ nghe, hoan hỷ tư duy, hoan hỷ thọ trì, cho đến hoan hỷ chứng đạt, như vậy mới gọi là lắng nghe Chánh pháp. Do vậy, là người con Phật bất luận lúc nào, nếu có pháp hội thì nên đến để nghe.

            Kinh Niết Bàn dạy: “Nếu lìa bốn pháp này mà được an lạc thanh tịnh thì điều đó không thể có được. Những gì là bốn? 1. Thân cận thiện tri thức.  2. Tín tâm nghe pháp.  3. Chánh niệm tư duy.  4. Như thật tu tập”.

            Thân cận thiện tri thức[1] là thân gần với những người tốt lành. Nghe tiếng đức hạnh gọi là tri, thấy hình dung cung kính gọi là thức. Người sơ cơ muốn thành tựu đạo quả phải thân gần thiện tri thức. Vì nương vào bậc thiện tri thức để được dạy bảo. Gần bạn tốt cầu mong sự giúp đỡ để tăng tiến, được mọi sự trợ duyên mới an tâm học đạo. Vì vậy, thiện tri thứcyếu tố quan trọng để mọi người thành tựu đạo nghiêp. Hơn nữa khi thân cận với bậc thiện tri thức, mình luôn được diễm phúc là nghe những điều mới mẻ, chưa từng nghe, để trau dồi thêm sự hiểu biếtkinh nghiệm cho bản thân.

            Tín tâm nghe pháp, là luôn có niềm tin bất hoại đối với diệu lý từ pháp. Tâm không khởi lên sự nghi ngờ hay do dự đối với đạo lý giải thoát của đức Phật.

            Chánh niệm tư duy, là khi nghe pháp phải chuyên chú để khéo tư duy về lời dạy đó. Tức khéo thực hành như lý tác ý, không khởi lên phi như lý tác ý.

            Như thật tu tập, khi đã nghe pháp, chánh niệm tư duy thì như pháptu hành. Đây là tiến trình kết hợp từ tam huệ: Văn - Tư – Tu huệ để thành tựu trọn vẹn ý nghĩa của sự tu tập thánh đạo giải thoát.

            Nghe pháp là cơ hội để tiếp cận và thấu hiểu lời dạy của đức Phật nhằm áp dụng hành trì tu tập, gạn lọc thân tâm, thăng tiến đạo nghiệp. Đây là cơ hội để hành giả kết duyên, gieo trồng thiện căn đối với Phật pháp. Tuy nhiên, với nhiều pháp hội thì các vị pháp sư trình bày bài giảng với nhiều nội dung và phương cách khác nhau, nên người nghe pháp rất dễ sanh tâm so sánh hơn thua, hay dở, vô tình biến vấn đề đi nghe pháp trở thành đối tượng để bàn luận mà không thâm nhập được diệu lý từ buổi pháp thoại, làm mất ý nghĩalợi ích thiết thực từ việc nghe pháp. Nhằm tránh cho hành giả vướng mắc trong tình trạng này, theo bộ Du Già, có năm đối tượng giảng pháp mà người nghe không nên khởi tâm phân biệt, đó là:

            Nếu khi nghe pháp thì phải nên nhất tâm lãnh thọ, không nên khởi niệm rằng vị pháp sư này không hành trì luật nghi, nay ta không nên nghe pháp. Nếu khởi niệm như vậy gọi là “Hoại giới bất tác dị ý”.

            Khi nghe pháp nên nhất tâm thâm nhập, không nên phân biệt vị pháp sư này thuộc họ tộc thấp kém, ta nay không nên nghe pháp. Nếu khởi niệm như vậy gọi là “Hoại tộc bất tác dị ý”.

Nếu khi nghe pháp, nên nhất tâm hiểu rõ, không nên cho rằng vị pháp sư này hình dung xấu xí, nay ta không nên nghe pháp. Nếu khởi ý niệm như vậy thì gọi là “Hoại sắc bất tác dị ý”.

            Nếu khi nghe pháp, nên nhất tâm tín giải, không nên so sánh vị pháp sư này dùng từ ngữ không văn hoa chải chuốt. Ta nay không nên nghe vị pháp sư này giảng. Nếu khởi lên niệm tưởng như vậy thì gọi là “Hoại văn bất tác dị ý”.

            Nếu khi nghe pháp, nên nhất tâm lãnh hội, không nên đố kị vị pháp sư này có lời nói thô, không có từ tâm, không dịu dàng, ta nay không nên nghe pháp. Nếu nghĩ như vậy thì gọi là “Hoại mỹ bất tác dị ý”.

            Hành giả khi nghe pháp mà không khởi lên sự phân biệt, suy tưởng những điều như vậy thì họ sẽ được hưởng nhiều lợi ích. Người nghe pháp muốn được thâm hiểu trọn vẹn ý nghĩa thì nên tác quán năm vấn đề sau:

            Khi nghe phải tưởng niệm đây là chánh pháp tôn quý, hy hữu, khó gặp nên ta phải trân quý, gọi là “Tác bảo tưởng”.

            Chúng sanh nghe pháp liền nghĩ pháp như con mắt, khai mở sự hôn ám cho ta, khiến sanh trí huệ, gọi là “Tác nhãn tưởng”.

            Người nghe pháp thấy được chánh pháp như mặt trời quang rạng, chiếu soi cùng kháp đại địa, gọi là “Tác minh tưởng”.

            Khi nghe pháp hành giả nghĩ rằng, pháp này khiến ta đạt đến niết bàncông đức thù thắng của quả Bồ đề, niệm tưởng như vậy gọi là “Tác đại quả công đức tưởng”.

            Trong khi nghe pháp, hành giả nên biết đối với pháp hiện tại tuy chưa chứng đắc niết bànđạo quả bồ đề, mà phải nên như thật tu tập chỉ quán, loại trừ các tội cấu, được sự hoan hỷ lớn, nên gọi là “Tác vô tội đại thích duyệt tưởng”.

            Nghe pháp phải nên suy nghĩ để hiểu, hiểu pháp không phải chỉ để đàm luận, nghiên cứu, mà hiểu rồi thì phải nên áp dụng tu tập để đạt được sự an lạc tự nội, tức là hiểu đạo qua sự thực nghiệm bằng con đường tu đạohành đạo. Cho nên, khi đạt đạo là lúc mới thực sự học đạo và hiểu đạo. Vì học đạo và hiểu đạo đúng đắn mới đạt đến được quả vị chứng đạo đích thực.

Giữa cuộc đời với bao phiền muộn, chúng ta luôn bị vô minhtham ái ràng buộc trong vòng khổ lụy, tâm hồn ta có nhiều bế tắc, oán kết triền miên. Nghe pháp là dịp để chúng ta an định nơi cõi lòng, suy nghiệm về diệu lý nhiệm mầu để gội rửa cấu uế của tâm, cởi bỏ mọi ràng buộc. Ánh sáng Phật pháp sẽ soi rọi cho chúng ta vững vàng đi qua màn đêm vô minh đen tối, khai dòng tuệ giác để tiến bước trên con đường chánh đạo giải thoát. Cố nhiên, người nghe pháp phải biết trạch pháp và biết nương vào tứ y, đó là: Y pháp bất y nhân (Nương vào pháp chứ không nương tựa vào người nói pháp); Y nghĩa bất y ngữ (Nương vào nghĩa lý chứ không phải nương tựa vào ngôn ngữ văn tự); Y trí bất y thức ( Nương tựa vào trí không nương tựa vào thức. Vì trí là chắc thật, quyết trạch rạch ròi mọi sự việc, còn thức là dễ sai lầm) và Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa (Liễu nghĩa là sự khế hội hiểu biết đúng đắn, bất liễu nghĩa tức là không khế hội, không biết đúng đắn về pháp). Có như vậy chúng ta mới không bị phân tâm, và biết định hướng cho mình một pháp tu phù hợp với căn cơ của chính mình. Và điều quan trọng nhất đó là tâm kính pháp trong mình vẫn là bất thối chuyển. Nên luôn hướng tâm quay trở về nương tựa pháp, lấy pháp làm thầy đưa đường chỉ lối cho chúng ta vượt khỏi bể khổ sanh tử luân hồi.

            Ngày nay, chúng ta sống cách quá xa thời đức Phật, nên không thể nghe lời giảng pháp cao quý từ kim khẩu của Phật hay các vị thánh tăng A-la-hán. Bây giờ, chúng ta chỉ có thể nghe pháp từ những vị Pháp sư có sự hiểu biếtkinh nghiệm trong con đường tu tập. Có khi chúng ta nghe lời pháp từ vị pháp sư nổi tiếng đạo cao đức trọng, nhưng cũng có khi chúng ta nghe lời giảng pháp từ vị Pháp sư bình thường hoặc những vị thiện tri thức chỉ bày cho mình. Khi được nghe pháp từ những vị ấy chúng ta phải có tâm cung kính lắng nghe. Bất luận là vị pháp sư nào cũng nên cung kính để lắng nghe pháp. Vì họ là người đang trình bày lại diệu lý của pháp để hướng dẫn chúng ta đến bờ an vui giải thoát.

Nếu chúng ta “Lắng nghe Chánh pháp” đúng pháp sẽ sanh trưởng những công đức như sau: Trong “Quảng Nghĩa Pháp Môn kinh ” quyển thứ 1, có ghi lại rằng nếu ai lắng nghe chánh pháp, sẽ có mười pháp sanh khởi, có khả năng thành tựu bát nhã. Thứ nhất , được thân cận thiện tri thức, thiện tri thức là người hướng dẫn và giúp đỡ cho chúng ta trên con đường học tập Phật pháp; thứ hai, có khả năng trì giới; thứ ba, tâm mong cầu giải thoát; thứ tư, hoan hỷ đón nhận thiện pháp; thứ năm, hoan hỷ cúng dường pháp sư; thứ sáu, theo thời hỏi pháp; thứ bảy, lắng nghe chánh pháp; thứ tám, hằng tu tập chánh pháp; thứ chín, khởi tâm xa lìa ác pháp; thứ mười , suy nghĩ chánh pháp, suy nghĩ chánh pháp ở đây được nêu lên là tứ chánh cần.

Như vậy, nghe pháp vừa là dịp để hiểu pháp và hành pháp, mang lại an lạc giải thoát cho tự thân, lại vừa có được những công đức thù thắng. Trên đời có ba điều khó, đó là: thân người khó được, Phật pháp khó nghe, chúng Tăng khó gặp. Nếu được làm thân người, được nghe diệu pháp, được gặp chúng tăng thì người ấy hội đủ nhân duyên thù thắng. Do vậy, cần phải biết trân quý để lắng nghe diệu pháp.

            Con người ta khổ không phải vì không có hay thiếu phương tiện sống, mà khổ vì thiếu cách sống và một hướng đi đúng với bản thân. Chúng ta hiểu rõ rằng khi lắng nghe Chánh pháp phải nghe bằng tâm cung kính, tâm thanh tịnh, tâm hỷ lạc, tâm chuyên nhất, không khởi tâm hồ nghi, tâm hủy báng chánh pháp, đồng thời luôn suy tưởng rằng chúng ta đang bị bệnh sanh tử luân hồi đeo mang, cần phải lắng nghe chánh pháp, lấy chánh pháp làm ngọn đèn soi sángthực hành pháp để thoát ly khổ đau sanh tử.

           

Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 289.

 



[1] Thiện tri thức có ba: (a). Giáo thọ thiện tri thức: Thuyết giảng truyền trao lời của thánh nhân gọi là giáo, mong cho người thâm hiểu thực hành gọi là thọ. Thầy giáo thọ là người khéo tùy thuận phương tiện, thông đạt các pháp để khai mở mọi chướng ngại sai lầm cho người học trò; Người học trò được soi sáng, mở mang nên được gọi là giáo thọ thiện tri thức. (b). Đồng hành thiện tri thức: Là người bạn thân thiết luôn giúp đỡ, khuyên nhắc cho ta trong suốt cuộc đời tu tập. Như ngọc thường dũa, dao thường mài, huân tập tâm tánh kiên định, chí khí tự tin, cùng đồng một chí hướng thượng. Như sống trong một nhà, đi trong một thuyền, nên gọi là đồng hành thiện tri thức. (c). Ngoại hộ thiện tri thức: Là tất cả mọi người, trực tiếp hoặc gián tiếp, xa hay gần đều đồng trợ duyên cho ta về nhiều mặt trong cuộc sống. Hoặc vật chất, hoặc tinh thần, đều nhờ các vị thiện tri thức trợ duyên bên ngoài mà được an ổn, nên gọi là ngoại hộ thiện tri thức.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.