Thư Viện Hoa Sen

Suối Nguồn Hạnh Phúc Bài 5: Như Giọt Mưa Trong | Thích Nữ Triệt Như - Ngọc Huyền (Song ngữ Vietnamese-English)

26/03/20253:40 SA(Xem: 1516)
Suối Nguồn Hạnh Phúc Bài 5: Như Giọt Mưa Trong | Thích Nữ Triệt Như - Ngọc Huyền (Song ngữ Vietnamese-English)

SUỐI NGUỒN HẠNH PHÚC

BÀI 5:
NHƯ GIỌT MƯA TRONG

giot mua tren laCác bạn có bao giờ nhìn ngắm những giọt nước mưa đọng lại trên lá, trên hoa sau một cơn mưa rào? Mây vừa tan thì mặt trời xuất hiện, những tia nắng xuyên qua cành lá, chiếu sáng lên những giọt mưa, long lanh, lấp lánh. Ngồi trong phòng học, nhìn qua cửa kính, vô số là những giọt kim cương, tiếp nhận tia sáng mặt trời, nó cũng toả ra ánh sáng, lung linh đủ màu sắc, trên các cánh hoa mỏng manh, trên những chiếc lá xanh mướt. Những giọt nước mưa, đọng lại, nặng trĩu, gió thoảng qua, giọt mưa lăn tròn, rơi xuống, biến mất. Âm thầm, không vang lên một âm thanh nào. Có khác gì một kiếp người, lung linh, lấp lánh, tóc xanh, môi hồng, khóc, cười, trong mấy mươi năm, rồi bỗng nhiên rơi rụng, lao xao mấy ngày, sau đó, là âm thầm, không vang lên một âm thanh nào nữa. Giọt mưa rơi xuống đất, chiếc lá vàng khô rơi xuống đất, mình cũng sẽ về với đất một ngày nào.

Nhìn chiếc lá tiêu non xanh trên cành, buổi sáng sớm nào cũng lấp lánh những hạt sương đêm nhỏ xíu, nắng lên, chiếu sáng rạng ngời như những hạt kim cương li ti đủ màu sắc. Gió nhè nhẹ thoảng qua, tất cả lá đều đong đưa, yểu điệu, trong một vũ khúc thiên nhiên hài hòa. Trong cái tĩnh lặng bao la của trời đất, không tiếng nhạc, không âm thanh, không ngôn ngữ.

Giọt mưa kia, chiếc lá này, đã nhắc nhở mình hãy sống thuận theo qui luật thiên nhiên. Tất cả cái gi hiện hữu trước giác quan của mình đều hình thành qua tiến trình kết hợp của vô số cái khác, cho nên nó biến hóa, thay đổi, không phút giây nào đứng yên. Vậy thì khi ta có mặt trên đời, hãy sống với cái tâm trong veo như giọt mưa, dù rơi trên lá hay trên hoa, vẫn lấp lánh rạng ngời. Hãy sống vui cười, linh động, hồn nhiên, như tất cả những chiếc lá đang nhảy múa cùng nhịp điệu thật hài hoà với làn gió thoảng.

Chúng ta, mỗi người đều có cái tâm đó. Nó trong vắt, không có màu xanh hay đỏ, tím, hay vàng. Nhưng khi trí huệ chiếu sáng lên, nó phát ra đủ màu sắc, ứng phó khéo léo trong mọi hoàn cảnh, cái tâm bây giờ như viên kim cương, cứng cỏi không gì phá vỡ được, mà nó có thể phá tan tất cả cái gì si ám, bất thiện, khổ đau.

Phải nhận ra mỗi người đều có cái tâm trong veo này. Mình chưa nhận ra, nên mình còn đi tìm nơi này, nơi khác, còn tìm vị thầy này, vị thầy kia, còn tìm đọc trong sách vở, trên internet lăng xăng, còn phải tham dự khóa tu này hay khóa tu kia nổi tiếng. Nếu chúng ta còn vui, còn buồn, thỉnh thoảng còn bực bội, đôi khi phải suy nghĩ đắn đo để giải quyết chuyện đời, điều đó có nghĩa chắc chắn là mình chưa nhận thức rõ là mình có một kho báu hạnh phúc vô giá.

Có thể các bạn sẽ biện minh:

- “Ai lại không biết mìnhPhật tánh. Kinh sách đã nói rõ ràng!”

Vậy sao mình vẫn còn buồn phiền, còn nghi ngờ:

- “Kinh sách nói viên ngọc trong chéo áo, mà sao không thấy?”

Mình biết mình có kho báu vô giá, nhưng nó chưa trở thành nhận thức rõ ràng của mình. Mình chưa hiểu hết những phẩm chất của nó, những tác dụng của nó vì thế mình còn đi tìm nó ở bên ngoài, ở “bờ bên kia”, hay ở chéo áo của ông thầy.

Trong kinh sách đã từng nói “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc”, hãy quan sát lại tâm mình, không do bên ngoài mà được. Ngài Đại Mai Pháp Thường, chỉ do ngộ 4 chữ “Tức tâm tức Phật” của ngài Mã Tổ, rồi về núi ẩn tu một mình, đây là bậc thượng căn, trí tuệ bén nhạy.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã từng dạy ngài Huệ Khả, cũng trong mục tiêu đó: tâm vững chắc không nghĩ tưởng, không dính mắc với thế gian bên ngoài.

“Ngoài dứt các duyên,

Trong không nghĩ tưởng,

Tâm như tường vách,

Mới vào được Đạo”.

Rõ ràng nhất là Đức PhậtGiáo đoàn của ngài thời xa xưa.

Đức Phật chủ trương hạnh sống viễn ly cho chính mình và chư vị tỳ kheo đệ tử. Đây cũng là điều kiện quan trọng, có thể nói là điều kiện thiết yếu nhất, hay rốt ráo, nó cũng có thể là điều kiện duy nhất của con đường tu.

Tại sao mình dám nói là điều kiện duy nhất? Vì thông thường vị tỳ kheo sau khi xuất gia, Đức Phật cho một đề tài, rồi vị ấy đi vào một khu rừng nào đó tùy ý, miên mật trong chủ đề của mình. Một thời gian ngắn sau đó, quán triệt chủ đề, tâm dừng lại, tâm trở nên trong sáng, tự biết tâm mình không còn lậu hoặc nữa. Tự nhận thức: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong. Sau đời này, không trở lại”.  

Trong kinh chỉ trình bày ngắn gọn: xuất gia rồi vào rừng sống một mình. Tuy nhiên vẫn phải đi khất thực trong thôn xóm để sống.

Chúng ta thử tìm hiểu xem hạnh sống viễn ly có những tác dụng ra sao? Trước nhất là rời xa gia đình, sợi dây ái luyến rất khó cắt đứt. Khi đã cắt đứt rồi là bớt đi nhiều phiền não, nhiều trói buộc. Phật đã từng nói: “Đời sống gia đình bị ràng buộc, con đường đầy những bụi đời...” Phật cũng nhận định: “Hễ có một người thân ái là có một mối đau khổ”.

Tác dụng thứ hai của hạnh sống viễn ly là không tiếp xúc với xã hội, với quá nhiều người, tránh xa chỗ tụ hội ồn náo. Vào rừng núi tu một mình. Điều này là theo Trung Đạo. Không khổ hạnh khốc liệt hay sống lợi dưỡng quá đáng như những kinh nghiệm của Đức Phật khi xưa.

Kết quả lần hồi những tham đắm không còn nữa: không dục vọng, không ham tiền bạc giàu sang, không mê say luyến ái, không cầu mong danh tiếng địa vị, không tham lam ăn uống ngủ nghỉ. Tâm trong sạchniết bàn, là quả vị A la hán. Tuy nhiên, còn cách xa quả vị Phật, vì chưa thực sự phát huy trí huệ tròn đầy nên các vị A la hán này chưa được danh hiệu “Chánh đẳng giác”. Nhưng các vị A la hán cũng thoát khổ, sống thanh thản tự tại và ra đi nhập niết bàn, không còn tái sanh. Nghĩa là giải thoát hoàn toàn.

Bây giờ trở lại chuyện của mình. Từ đầu năm 2020, khi dịch Corona virus bùng lên, chính quyền đã ra lệnh sống cách ly, giảm thiểu đi ra ngoài, những nơi đông người, và phải mang khẩu trang, vì lợi ích cho mình và cho người khác. Đến nay, giữa năm 2021, hầu hết chúng ta đã được chích ngừa, sinh hoạt lần lần trở lại bình thường. Thử quay lại nhìn xem mình đã như thế nào trong thời gian qua.

Xã hội bên ngoài, dường như đã trải qua một cơn xáo trộn nhiều. Thay đổi nghề nghiệp, làm ăn thất bại, sinh ly tử biệt, mất định hướng trong cuộc đời. Thêm vào cho hỗn loạn rối ren là những thiên tai: giông bão, lũ lụt, động đất, cháy rừng khắp nơi. Những ai tâm bị thu hút quay cuồng trong cơn lốc của cuộc đời thì nảy sinh ra bi quan, phẫn nộ, điên cuồng, thù hận.

Nhưng đồng thời, một năm qua, đã là những thử thách, đối với chúng ta, biết Phật pháp, hiểu các qui luật của đời sống: luôn luôn biến đổi, vô thường, sanh già bệnh chết là việc tự nhiên, đời là khổ đau, nên mình có thể vẫn giữ được bình tĩnh chấp nhận những biến đổi thương đau trong đời.

Trong năm qua, không được ra ngoài nhiều, mình quay lại sống trong nhà riêng. Như là được ẩn cư, để ẩn tu. Nhất là trên thiền viện này, một vùng núi đồi vắng vẻ, mỗi nhà cách xa nhau hơn 4 mẫu đất. Không ai thấy ai. Không nghe tiếng nói của con người. Mỗi sáng ra vườn, chỉ nghe tiếng chim ríu rít, mỗi loại ríu rít khác nhau. Thỉnh thoảng xa xa có tiếng chó sủa, tiếng gà gáy. Một năm tròn an trụ trong thiền viện, mới biết vườn nhà có những hoa nào. Mùa xuân có hoa đào đỏ, đào trắng, đào hồng hai màu, có hoa tím mười giờ, có trúc đào, có hoa hoàng hậu nữa, có cả mai vàng mười cánh, có hoa thủy tiên trắng tinh. Mùa hạ có hoa phượng tím, buổi sáng sớm thường sương mù, buổi trưa nắng nóng. Mùa thu có lá vàng, có mưa thu, có trời xanh, mây trắng, gió thốc, lá rụng. Mùa đông Cali không lạnh lắm, cây cảnh hoa lá chỉ ngủ yên một thời gian rồi qua vài cơn mưa rào, tất cả thức dậy, nhú mầm non, để trổ hoa sớm chờ đón mùa xuân. Mùa nào cũng đầy sức sống, mùa nào cũng có nét đẹp riêng. Một búp hồng vươn lên cao, tự tin, độc lập. Một cành trúc đong đưa in nét sắc bén mà dịu dàng trên nền trời xanh, một đóa hoa đào trắng giữa sương khuya lạnh buốt, tỏa hương, tinh khiết, con thỏ núi nhỏ xíu chạy lăng quăng trong vườn, kê cái miệng nhỏ xíu vào chỗ vặn vòi nước tưới cây, uống nước.

Dường như cả thế gian đều có trong mảnh đất nhỏ này, có người, có thú, có cây cổ thụ, cũng có hoa, có trái, có trời mây, có trăng, cũng mưa cũng nắng, khi gió, khi giông, lúc nóng lúc lạnh. Cho nên “mấy ông tiên” thường trú ở thiền viện vẫn sống bình an, sáng thì tưới cây, trưa nắng thì nghỉ, chiều mát lại tưới cây tiếp. Mỗi người một góc vườn. Làm sao có thì giờ nói chuyện phiếm, đâu có biết tới xứ nào bị động đất, nơi nào đang bão lụt, chỗ nào biểu tình, bạo động. Thành ra tự nhiên mà “mấy ông tiên” không rối ren với những biến động trong đời, quan sát lại tâm mình, thấy rõ “nhờ” dịp bị hạn chế giao tiếp, mà mình được sống ẩn tu, được rảnh rang nghe cỏ cây hoa lá “thuyết pháp”. Trải nghiệm sâu sắc Chánh pháp hiển hiện khắp mọi nơi, Phật cũng thường trụ ba đời tột hư không khắp pháp giới. Tăng cũng vậy. Pháp âm vang rền ngày đêm. Chỗ nào không phải là chân lý thường hằng: duyên khởi duyên sinh, biến dịch vô thường, trống không, huyễn ảo?

Nhận thức rõ ràng những sự thật mà trong kinh nói, còn gì vui hơn. Đó là hạnh phúc thực sự, tự nơi mình, không do bên ngoài. Vậy suối nguồn hạnh phúc chính là trí tuệ, hay chánh trí, hay chánh kiến. Khổ đau, phiền não, ngược lại, là vô minh.

Tuy nhiên cái vô minh, may thay, cũng là biến dịch vô thường, đủ duyên, vô minh trở lại là minh. Minh mới là bàn thể của vô minh.

Khổ đau, phiền não cũng sẽ vô thường, bản thể cũng là trống không, là huyễn, như chiêm bao, có khác gì. Tất cả, cũng y hệt như giọt sương trong, một thoáng gió, nó sẽ lăn tròn xuống đất, biến mất.

Khổ đau phiền não không những làm cho chính mình mệt mỏi, chán đời, khó chịu mà cha mẹ, anh em, vợ chồng con cháu, bạn bè cũng mệt mỏi theo, không ai thích tới gần mình nữa. Có khác nào con Corona virus kia nó lây lan nhanh chóng tới những ai tiếp xúc. Chúng ta lo sợ tránh con Corona virus, sao không lo sợ con virus khổ đau phiền não này. Cả thế giới lo chích ngừa, vaccines hai mũi mới tạm yên tâm. Vậy ai đang khổ đau phiền não, nên mau chích mũi thứ nhất, tục đế bát nhã, thế gianvô thường, duyên hợp duyên sinh, rồi tiếp mũi thứ hai, chân đế bát nhã, bản thể thế gian là trống không, như huyễn mộng mà thôi. Thì sao?

Tất cả những bám víu, mong cầu trong cuộc đời đều rơi rụng hết. Vậy đâu còn tham đắm nữa, là tâm bình an, vô nguyện, vô niệm, thì vô ngã, vô trụ, là giải thoát. Hóa ra từ xưa tới giờ có ai trói buộc mình đâu, có cái gì trong đời níu kéo mình đâu. Mà tại sao mình phải tái sinh hoài để trả nợ đời? Vậy mới nói chỉ vì mình vô minh. Bật đèn sáng lên, thấy rõ vô minh đâu có thật. Hễ có trí huệ thì không có vô minh. Vô minh không có thật, vậy trí huệ có thật không? Hễ vô minh không có thì cần gì có trí huệ.

Vậy mình tu để làm gì?

Mình tu để có trí tuệ.

Trí tuệ đã nói là không thật.

Nhưng vì mình còn vô minh, nên phải tu để có trí tuệ.

 

 

SOURCES OF HAPPINESS

Article 5: LIKE THE CRYSTAL RAINDROPS


Have you ever watched  the raindrops perching on  leaves and flowers after a shower? When  clouds just dispersed, the sun rose. The sunlight pierced through the boughs of leaves and made those droplets shining and sparkling.  Looking through the windows from my desk in the room, countless diamond-shaped drops, soaked in the sunshine, brightly radiated a myriad of colors on the fragile petals and lushy green leaves. With a  breeze, those heavy-condensed drops rolled up, fell down and quitely vanished without any sound. How similar to a human lifetime they are! Glorious and splendid!   Smooth, glossy hair and pink lips! Laughing and crying! Some tens of years! Abruptly  sinking down and a couple of days in mess and confusion! Then,  silence without any resonance. Raindrops fall down from the sky. Dead leaves from the trees. Also, one day from life, we will definitely tumble  to the ground. 

Looking at the young green pepper leaves and the tiny night dew droplets glimmered on their branches  every early morning. When the sun shined, those dewdrops  brightly flashed like itty-bitty diamonds in multicolor. Some breezes  flickered by.  All  the leaves swayed gently and charmingly in a rhythmic  dance of the nature. Amongst the immense silence of the heaven and earth,  there was absolutely no music, sound, or language.

That raindrop or this leaf reminds us of  living in accordance with the laws of the nature. Everything shown in front of our senses is formed and built up in the coordination of innummerable stuffs. That is why it continues evolving without any inactive moment.  Thus, when  existing on this planet, let’s live in the crystal mind like the raindrops,  whether falling on  leaves or  flowers, keep shining and brilliant. Let’s live joyfully, resiliently and innocently like the leaves  dancing with the breeze  harmoniously.

Each of us possesses that spirit. It is crystalline. It is  not blue, red, purple, or yellow. But when it is lightened up by awareness, it radiates multicolor and  skillfully responds to every situation. Now  our mind is as solid as a diamond. Nothing can break it down. On the contrary, it can smash  every taint, sorrow and contamination.

It is essential to realize   that everyone  does hold  this pellucid mind. When we have not yet acknowledged it,  we keep going around the bush to look for it or coming back and forth to this or that master. We also search for it in books and the webs. We even take part in this or that famous spiritual retreat.  If we are still sad and pleasant, sometimes irritated or considering some solution for some mundane concerns, it is definite that we have not thoroughly understood that we have hold an inestimable treasure of happiness.

You might be reasoning:

 “No one does not know he owns the Buddhahood, stated in the scripture.”

So, how come we are still distressed and suspicious?

“ The sutras indicate the gem is in the hem of the top outfit. But how come no one sees it?”

We know  our possession of the invaluable geocache.  But it has not turned into our own awareness. We have not valued all of its qualities and influences.  That is why we are still looking for it from outside, assuming it is at “the opposite bank” or inside the hem of the master’s  outfit.

The Buddhist scriptures state, “ Not the external circumstances, but self-reflection is the very responsibility of the mind practitioners.". Zen Master T’a-Mei-Fa-Chang, after  realizing the four-word phrase, “ the Mind, the Buddha”,  said by Great Zen Master Ma-Tsu, came back to the mountain and secluded  himself in  the  lonely retreat.  That is the man of advanced-spiritual background with the keen intellect.

Patriarch Bodhidharma once taught Lord Hui-K’o in the same direction: steady mind without undulant thoughts, and not clinging to the outside world.

Externally, block all preconditions,

Internally, stop wrong thinking,

Until  mind solid like walls

Able to enter the Path.”

The most obvious manifestation is the Buddha and his sangha in the old days.

The Lord embraced the virtuous manner of staying far away from social life for himself and his disciples. It is said that is the ultimate, unique and the most essential requirement for the Path of mind practice.

Why do I dare to say  it is the only condition? Usually in the Buddha’s time, after the ordination, a monk got a theme, then went to a forest and constantly contemplated on it.   A short time later, thanks to the  good command  of the given subject, his agitated mind stopped and became transparent. He himself knew that the defilements stored and accumulated from his previous lives were transferred.  He himself realized: “ Rebirth cycle ends. Virtuous merits achieved. Essential work done. No more returning to this realm.”

It is briefly said in the sutra: a man after ordained as a monk, started living in the forest by himself. But he had to go alm-begging in the hamlet for survival.  

Let’s  find out the effects from the manner of staying far away from mundane societies. Firstly, the family renunciation.  That means it is tough to break the strings of love and desires.  When they are cut off,  a lot of bonds and wretchedness  are reduced. The Lord once said, “ When being attached to family, it is the road full of life dust.”  The Lord also  realized “ a beloved, a root of sorrow.”

The second influence of that manner discipline is not to get in contact with too many people in society, and to stay away from crowded gatherings.  Just a separate place of abode among forests and mountains for lonely mind practice. It is the Middle Way.  It is not the austere and rigorous asceticism or excessive enjoyment  as the Buddha experienced in the past.

As a result,  the cravings gradually disappear.  No  more desire. No longer yearning of wealth and luxuries. No more thirst of affectionate passion.  No longer hunger of fame and social positions. No  greed for eating and drinking, resting and sleeping any more. The mind is purified.  It is the Nirvana. It is  the Arhatship which, however, is at the long gap to the Buddhahood.  Those Arhats, whose wisdom is not completely at the final level, have not reached the “ Righteous and Utmost  Enlightenment”. But they can release themselves from sufferings. They can live in equanimity, calmly leave this earth, end their samsara to merge into the Nirvana. It means they achieve the entire self-emancipation. 

Now back to our story. Since the beginning of 2020, when the Corona virus pandemic broke out, for the sake of security for everyone, the government  ordered the quarantine  and people with masks limited to  go out to  crowded places. Up to now, in the middle of 2021, majority of the population have been vaccinated, and our daily life slowly returned to normal. Let's go back and see how we were  at that time.

Our life seems to undergo a great deal of chaos. Careers changed, business failed, deaths and separations, and loss of daily directions. Additionally, natural disasters like storms, floods, earthquakes, and wildfires happened everywhere. Those who were caught up in those  whirlwinds became crazy, furious,  pessimistic and revengeful.

However, the past year was also the challenges to us. We, with the comprehension of the Buddhist dharma, understand the principles of the mundane life: impermanence, continuously switching, being full of sufferings,   the predestined birth, aging, sickness and death. So, we could stay in self-composedness and quietly abode such sorrowful incidents.

Last year, unable to go out frequently; I got back to reside in my own house.  A seeming seclusion for hidden retreat. Especially  this monastery, sitting in a scattering mountainous area where each house separates more than 4 acres apart. No one could see anyone. No human voices. Every morning in the garden, there were only birds chirping in different sounds. Occasionally, the utterances of barking dogs and crowing roosters echoed from afar. I did not know all kinds of flowers in the garden till staying at the monastery for the whole year.  In spring, there were red and white cherry blooms, two pink-shaded cherry flowers, purple ice flowers, oleanders, queen flowers, ten-petaled yellow apricot flowers, and whitist daffodils. In summer, purple phoenix flowers in the  early  foggy morning and hot afternoon. In the fall, there were dead leaves, autumn showers, blue sky, white clouds, gusts, and falling leaves. It was not so cold in  California winter. Plants and trees, leaves  and flowers just took  rest  for a while. Then after a few showers, everything woke up, protruded sprouts to offer early blossoms and welcome the spring. Every season was fully energetic with its own unique beauty. A lofty rosebud reached into the air with confidence and independence. A swaying bamboo branch cast a sharp yet gentle silhouette amidst the blue sky.  A white cherry flower amongst the chili dew of the late night spread the pure fragrance.  A little bitty mountain rabbit scuttled  around the garden, then put its tiny mouth at the faucet for the plants to enjoy a drink.

It seems that the whole earth is present in this small piece of land including people, animals, centenarian trees, flowers, fruits, the sun and cloud, the moon together with rain, sunlight,  tornado, and the windy, hot or cold weather. Thanks to those, “the fairies” have been peacefully living in the monastery. In the morning, they watered the trees. They took the rest in the sunny noon and continued feeding the trees in the cool afternoon. Each of them worked at a separate corner so there was no time for chit-chat, and they did not know where earthquake or flood and storm happened, and  where demonstration or violence occurred. Resultantly, those fairies were not whirled up by daily incidents. Due to the quarantine, they could observe their mind and clearly knew  they could isolate themselves in the spiritual retreat with lots of  free time to listen to leaves and flowers or grass and plants “preaching the Dharma.” They thoughtfully experienced   the righteous Dharma present everywhere. They also knew that the Buddhas perpetually  adobe thru ought the uttermost Dharma realm of the universe in the three marks of time. So are the Sangha. The Dharma tones and sounds reverberate day and night. Everywhere in this small garden is the manifestos of the eternal truths, the innumerable responsive conditions for various existence, constant changes, emptiness and illusions, isn’t it? 

Nothing can be compared with the pleasure of the thorough comprehension  of the truths mentioned in the Buddhist canons.  It is the real, intrinsic happiness. Then, the very source of happiness is wisdom, or the righteous mind, or the righteous view; and contrarily, sufferings and affliction are the very ignorance. 

Fortunately, incognizance is also affected by the impermanence. With sufficient prerequisites, it turns into sagacity which is its very essence.  

Sufferings and afflictions are transient. Their nature is also empty, delusionary and similar to a dream.  They are all like a clear dewdrop.  With a breeze, it might roll down to the ground and disappear.

Sufferings and afflictions not only make us burn-out, uneasy and  disinterested in life  but  our parents, siblings, spouses, children, relatives, and friends are also much influenced and exhausted that they do not want to stay close to us.  It is pretty much akin to the Corona virus that spread quickly to those who contact it.  We are fearful of that virus and want to stay far from it. But it seems we are not afraid of  the virus of mental anguishes.  Everyone in the world did take two vaccine injections to get temporarily confident. So, those who are wretched, be hurried to take the first shot, the shot of mundane Pañña,   to comprehend the  transience  and preconditioned existence in life. Then, the second one, the Utmost Pañña,  to get the emptiness and illusion as the nature of the world. Then, what happens?   

Every worldly clinging and expectation  automatically falls down. So, no more desire and craving! Our mind is calm without any wish and thinking. It is non-self and non-prepossession. It is self-emancipation. It comes to our attention that no one and nothing have ever bound and retained us as well. But how come we have to be continuously reborn to pay off debt and gratitude?  The cause is our ignorance.  It disappears when the light is on.  It is unreal and delusionary. So, what about awareness? If the former is non-existent, is the latter necessary?

But why do we engage in our mind cultivation?

To reach wisdom.

As said before, wisdom is illusionary.

Just because we are still  incognizant, we have to take mind training to regain it.

 

Bhikkhuni Thích Nữ Triệt Như

Sunyata Monastery, June 05, 2021

English version by Ngọc Huyền

Tạo bài viết
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).