Audio - Ánh Sáng Chân Tâm

05/12/201212:00 SA(Xem: 49387)
Audio - Ánh Sáng Chân Tâm
ÁNH SÁNG CHÂN TÂM
Lời Khuyên Sống An Bình Và Ra Đi Trong Tỉnh Thức
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Việt dịch: Tâm Bảo Đàn
Viet Nalanda
Foundation 2012
Nguyên tác: MIND OF CLEAR LIGHT
Advice on Living Well and Dying Consciously



Anh-Sang-Chan-TamThật là điều vô cùng thiết yếu để có được sự tỉnh thức về cái chết – để quán chiếu rằng bạn sẽ không tồn tại lâu dài trong cuộc đời này. Nếu bạn không tỉnh giác về cái chết, bạn sẽ đánh mất cơ hội tận dụng đời người hiếm quý này mà bạn đã đạt được. Đời người này rất có ý nghĩa bởi vì, dựa trên đời người ấy, mà có những kết quả vô cùng quan trọng có thể được thành tựu.

Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng. Thay vì hoảng sợ thì bạn cần phải quán chiếu, tư duy để thấy rằng khi cái chết hiện đến, bạn sẽ không đánh mất một cơ hội tốt lành để thực hành. Qua đó, sự quán chiếu về cái chết sẽ đem thêm nhiều năng lượng cho công phu tu tập của bạn. Bạn cần phải chấp nhận rằng cái chết sẽ đến như là một điều tự nhiên, bình thường trong quá trình của đời sống. Như Đức Phật đã từng thuyết:

Một nơi hoàn toàn không phải chạm mặt cái chết, Nơi ấy không hiện hữu.

Nơi ấy không hiện hữu trong không gian,
không hiện hữu trong đại dương,
Cũng chẳng hiện hữu ngay cả khi bạn ngồi ngay giữa một trái núi.

Đọc sách: ÁNH SÁNG CHÂN TÂM - Lời Khuyên Sống An Bình Và Ra Đi Trong Tỉnh Thức Đức Đạt Lai Lạt Ma (PDF)


mp3-audio-iconNghe (Audio): CD 320 kbps - Đọc nguyên văn 4 giờ 56'
Giọng Đọc: Lê Tâm Minh

01. Giới thiệu và Mục lục
02. Tỉnh giác về cái chết- Mở rộng tầm nhìn
03. Lợi ích của sự tỉnh giác về cái chết
04. Thoát khỏi sợ hãi- Truyền thừa của Đức Ban Thiền Lạt Ma
05. Tóm lược thi kệ- Đoản kệ 1
06. Chuẩn bị cho sự lìa đời- Đoản kệ 2
07. Chuẩn bị cho sự lìa đời- Đoản kệ 3
08. Phá tan chướng ngại để ra đi trong thuận duyên- Đoản kệ 4 và 5
09. Vun bồi thuận duyên cho giờ phút lâm chung- Đoản kệ 6 và 7
10. Thiền định trong khi lìa đời- Đoản kệ 8 va 9
11. Thiền định trong khi lìa đời- Đoản kệ 10
12. Các luân xa và các đường khí mạch trong thân thể- Đoản kệ 11
13. Giờ phút lâm chung và sự chứng ngộ tánh không
14. Ánh sáng chân tâm- Đoản kệ 12
15. Ánh sáng chân tâm- Đoản kệ 13
16. Cách ứng phó trong thân trung ấm- Đoản kệ 14
17. Cách ứng phó trong thân trung ấm- Đoản kệ 15 và 16
18. Một tái sanh tốt lành- Đoản kệ 17
19. Tóm lược các lời khuyên

Ngưòi Gửi CD: Lê Tâm Minh (Australia)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/11/2013(Xem: 37013)
08/10/2010(Xem: 32225)
08/10/2010(Xem: 24237)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.