Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 4 Ca Sĩ Phi Nhung

05/05/201412:00 SA(Xem: 15057)
Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 4 Ca Sĩ Phi Nhung
CHƯƠNG TRÌNH HOA MẶT TRỜI KỲ 4
Chùa Hoằng Pháp

Nhân vật chính của chương trình kỳ này là ca sĩ Phật tử Phi Nhung

Sáng ngày 25 tháng 04 năm 2014 (nhằm 26/03 Giáp Ngọ), nhân khóa tu Phật thất 76 chùa Hoằng Pháp tiếp tục tổ chức chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 4 với chủ đề “Phật là quê hương”. Nhân vật chính của chương trình kỳ này là ca sĩ Phật tử Phi Nhung, một gương mặt khá quen thuộc đối với quần chúng, đặc biệt là những người yêu thích âm nhạc.

ca-si-phi-nhung4

Sáng ngày 25 tháng 04 năm 2014 (nhằm 26/03 Giáp Ngọ), nhân khóa tu Phật thất 76 chùa Hoằng Pháp tiếp tục thực hiện chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 4 với chủ đề “Phật là quê hương”. Nhân vật chính kỳ này là vị khách mời rất nổi tiếng và khá quen thuộc đối với quần chúng, đặc biệt là những người yêu thích âm nhạc đó là ca sĩ Phật tử Phi Nhung.

Đến với chương trình, ca sĩ Phi Nhung đã chia sẻ với quý Phật tử những khó khăn, bất hạnh thuở ấu thơ của mình, và những chông gai , thử thách trên con đường đi đến thành công mà cô đã đạt được như ngày hôm nay. Trên con đường mà Phi Nhung đã từng bước qua đó, có những ước mơ, có những tình cảm, có những trải nghiệm mà đôi khi khiến người nghe phải rơi nước mắt.

Được sinh ra trong một ngôi chùa ở Gia Lai - Kontum, Phi Nhung lại chịu sự bất hạnh khi bị mồ côi cha từ bé, cô phải về sống với ông bà ngoại. Đến năm 16 tuổi, cô cùng với 2 người em họ của mình sang định cư ở Mỹ. Với ý chí kiên cường, cô đã cố gắng phấn đấu trở thành một người thợ may gia công giỏi nhất của một công ty may mặc nổi tiếng ở Mỹ. Ngoài ra, để có tiền gởi về nuôi các em ở quê nhà, sau thời gian làm việc ở công ty may, cô còn đi làm thêm rất nhiều công việc như: phụ bếp và chạy bàn ... Rồi một nhân duyên tình cờ, cô đã gặp ca sĩ Phương Trinh (vợ ca sĩ Bằng Kiều), nhờ sự động viên, khích lệ và giúp đỡ từ Phương Trinh, Phi Nhung đã tạm dừng công việc hiện tại của mình, cô bắt đầu thực hiện ước mơ thứ hai là trở thành một ca sĩ. Bước chân vào lĩnh vực ca hát, với niềm đam mê từ nhỏ cùng sự nỗ lực hết mình, dần dần Phi Nhung đã chiếm được tình cảm yêu mến của các đồng nghiệp cũng như sự hâm mộ của những người yêu nhạc trong và ngoài nước.

Sau khi nổi tiếng, Phi Nhung đã trở về quê hương và bắt đầu công việc từ thiện của mình. Cô đi khắp mọi miền đất nước để giúp đỡ những người nghèo, những cụ già neo đơn, những bệnh nhân tâm thần. Đặc biệt, hiện giờ Phi Nhung đã trở thành “mẹ” của 17 chú tiểu mồ côi tại một ngôi chùa ở tỉnh Bình Phước do một Sư cô trụ trì. Tình cảm của Phi Nhung đã dành hết cho những người có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn, khốn khổ và cô cũng đang nỗ lực hết mình để có thể làm được nhiều điều tốt đẹp hơn.

Khi hỏi Phật tử ca sĩ Phi Nhung rằng cô đã ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống như thế nào, ca sĩ đã trả lời một cách đơn giản rằng những lời Phật dạy được ông bà ngoại và mẹ dạy dỗ cho cô từ khi còn tấm bé. Xuất thân từ một gia đình theo Đạo Phật nên cô cố gắng không làm những điều ác, không hại và nói xấu người khác. Cũng như trong đời sống, nhờ lời Phật dạy mà cô không biết ghét ai hay oán thù ai bao giờ. Phi Nhung nghĩ rằng: “Mình có giúp đỡ mọi người mới xứng đáng được gọi là một người con Phật!”.

Trong suốt thời lượng của chương trình, Phi Nhung đã thể hiện cho tất cả mọi người thấy được tâm hồn của một ca sĩ tuy nổi tiếng nhưng lại rất thật thà, chân chất, thẳng tínhvô cùng giản dị; ẩn chứa bên trong thân hình nhỏ nhắn của cô là cả một trái tim tràn đầy yêu thương, luôn biết nghĩ và hi sinh vì người khác.

Để kết lại chương trình, trong lời phát biểu của mình, Thượng tọa trụ trì đã nhắc lại hai câu nói của ca sĩ Phi Nhung là: “cả đời cô chưa bao giờ nghĩ gì về mình và trong cuộc sống những ước mơ của cô đều được thành công”. Chính vì cả cuộc đờichưa bao giờ nghĩ đến mình, chỉ nghĩ về mọi người cho nên cô mới có được thành công. Cũng từ tấm gương của Phật tử Phi Nhung, Thượng tọa đã nêu ra bài học cho người Phật tử, là người con Phật phải học theo đức hạnh của Phật, làm những việc tốt đẹp, lợi ích cho mọi người. Cả cuộc đời Đức Phật luôn vì lợi ích của chúng sanh, đó là tấm gương cho hàng Phật tử noi theo. Người tu pháp môn Tịnh Độ thì cũng phải noi gương Đức Phật A Di Đà. Phật A Di Đàchúng sanh mà phát 48 lời nguyện, thành lập cõi Cực Lạc để cứu giúp chúng sanh. Muốn sanh về thế giới Cực Lạc phải hội tụ đầy đủ nhân duyên phước đứcphước đức lớn nhất là phát tâm Bồ - đề, mở lòng mình ra để nghĩ về mọi người, giúp đỡ mọi người. Đó chính là hạnh phúc, là niềm vui trong cuộc đời chúng ta. Ca sĩ Phi Nhung tuy không có nhiều thời gian tu học Phật pháp, nghe giảng giáo lý nhưng cô đã thực hành theo lời Phật dạy và đã đem lại nhiều niềm vui, niềm an ủi những mảnh đời bất hạnh, khổ đau.



Các kỳ trước:
Chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 10: Phật tử Phúc Lương Nhã
Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 9
Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 8
Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 7 Gs. Lê Văn Lan
Chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 6
Chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 5 Luật sư Lê Thanh Sơn
Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 4 Ca Sĩ Phi Nhung
Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 3 Ts. Nguyễn Mạnh Hùng
Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 2 - Phật Tử Việt Trinh
Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 1 - Đến Để Mà Thấy - Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Chương trình Hoa Mặt Trời Tiến Sĩ Ngô Bảo Châu









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/03/2023(Xem: 14470)
23/02/2023(Xem: 3909)
29/12/2022(Xem: 4503)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.