Chương trình Hoa Mặt Trời Tiến Sĩ Ngô Bảo Châu

01/08/20143:16 CH(Xem: 10716)
Chương trình Hoa Mặt Trời Tiến Sĩ Ngô Bảo Châu
CHƯƠNG TRÌNH HOA MẶT TRỜI KỲ 2
TS. NGÔ BẢO CHÂU

Chùa Hoằng Pháp

ngo bao chauChiều ngày 5-7-2013 (nhằm ngày 28-5 năm Quý Tỵ), nhân khóa tu Mùa Hè lần thứ 9, BTC khóa tu đã thực hiện buổi tọa đàm “Suy nghĩ về việc học”.

Đến chứng minh buổi tọa đàm có sự hiện diện của Thượng tọa Thích Chân Tính trưởng BTC khóa tu, GS. Ngô Bảo Châu vị khách mời đặc biệt và cũng là người chia sẻ cho buổi trò chuyện, PGS TS. Trần Lưu Vân Hiền thân mẫu của giáo sư Ngô Bảo Châu, các vị khách quý và hơn 3.100 các bạn trẻ đến từ khắp mọi miền trong và ngoài nước.

Với tâm huyết vì một tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ, giáo sư Ngô Bảo Châu đã không quản ngại đường xá xa xôi cách trở, công việc bận rộn, từ Hàn Quốc đáp thẳng máy bay về thành phố Hồ Chí Minh để kịp dự buổi tọa đàm diễn ra vào lúc hai giờ chiều ngày 5/7/2013.

Là một tài năng toán học trẻ vang danh khắp trong và ngoài nước, giáo sư Ngô Bảo Châu lại có một phong thái đặc biệt chân thật, giản dị và khiêm hạ. Ông không thích nói nhiều về những thành công của mình, mà lại chú trọng nhấn mạnh đến đạo tâm của người trí thức. Đối với ông, học là con đường tất yếu để đi đến Chân – Thiện – Mỹ; sự trung thực với chính mình và mọi người chính là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công; trung thực nghĩa là khi mình làm sai, mình phải nhận cái sai của mình, không tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh hay cho người khác; có như thế, chúng ta mới thấy mình còn ngu dốt, còn thiếu sótnỗ lực học thêm. Là một nhà khoa học chân chính, giáo sư không ngừng học hỏi. Chúng tôi quả thật xúc động khi nghe Người chia sẻ rằng: chỉ mới tiếp xúc với Thượng tọa Thích Chân Tính trong một thời gian ngắn ngủi thôi, giáo sư đã cảm nhận được giá trị sâu sắc của lời Phật dạy. Người hiểu được năm giới giúp Phật tử tại gia phòng hộ được thân mình; nhờ thân an, chúng ta mới lắng tâm để lắng nghe lời người khác, từ đó mới thông hiểu và học thêm được một điều mới mẻ.

Giáo sư Ngô Bảo Châu đã dành trọn tâm huyết để truyền đạt cho các bạn trẻ những kinh nghiệm học tập của bản thân mình: ngoài kiến thức tiếp thu ở nhà trường, chúng ta còn phải phấn đấu tự học thêm; việc học đi cùng ta đến trọn cuộc đời; hãy biết lắng nghe những ý kiến, đánh giá, nhận xét của mọi người xung quanh; dù họ đúng hay sai, chúng ta cũng rút ra được những bài học hữu ích cho bản thân mình. Ông cho rằng, các học sinh – sinh viên hiện nay nên học càng nhiều càng tốt, tiếp xúc với các lĩnh vực khoa học-xã hội-đời sống càng nhiều càng tốt để phát hiện đâu là tiềm năng, là hướng đi đích thực của cuộc đời mình; từ đó, chúng ta mới vun bồi, nuôi dưỡng và phát triển hạt giống tri thức và định hướng thích hợp cho tương lai của riêng mình.

ngo bao chau 2Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chân thành tâm sự rằng: trong cuộc đời, thất bại nhiều hơn thành công. Có những khi thất bại dẫn đến sự tuyệt vọng, ông phải kiên trì vượt qua nhờ sự rèn luyện ý chí và sự động viên, ủng hộ của người thân. Có những khi sự thử thách quá lớn: suốt 2, 3 năm trời ông đã nỗ lực không mệt mỏi thử tất cả phương án khả thi mà vẫn không hiệu quả; sức mạnh tinh thầntrí tuệ của ông không đủ sức vượt qua thất bại; đến lúc đó, chỉ nhờ có nhân duyên phước đức mới giúp ông vượt qua chướng ngại và đứng vững trong cuộc đời. Đây là một bài học kinh nghiệm xương máu cho các bạn trẻ còn quá non trẻ dại khờ trên đường đời. Phải biết rằng, không có thành công nào là dễ dàng hay đơn giản cả. Thành công là kết quả tốt đẹp của sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng. Hơn thế nữa, Phật tử chúng ta cần phải vun trồng nhiều phước báu nhờ vào sự tu tập đạo đức của tự thân cùng với việc làm lợi ích cho mọi người. Khi phát khởi những tâm nguyện tốt đẹp như thế và hành trì những hạnh nguyện tốt đẹp như thế, chúng ta đã vun trồng vô số cội phúc tốt đẹp làm lợi ích cho bản thân mình.

Sau buổi tọa đàm là phần giao lưu của giáo sư Ngô Bảo Châu với các bạn trẻ tham dự khóa tu. Giáo sư đã chia sẻ kinh nghiệm học tập để các bạn trẻ thấu hiểu và yêu thích môn toán hiện đại đồng thời xác định lại vai trò chủ đạo của hệ thống giáo dục đào tạo là: nhà trường không phải là nơi cung cấp tất cả các kỹ năng cần thiết cho công việc sau này, mà chỉ là phương tiện chuẩn bị cho mỗi người tự điều chỉnh kiến thức mình, nỗ lực tự học thêm, tự tìm ra ý nghĩaphương hướng cho cuộc đời mình. Ông cũng cho rằng, một người thành công trong sự nghiệp vẫn có thể có được một gia đình hạnh phúc ấm êm. Hãy nghĩ đến người thân của mình và dành thời gian cho con cái để làm tròn trách nhiệm trong gia đình.

Đặc biệt, các bạn trẻ cũng dành nhiều câu hỏi cho phó giáo sư tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền - thân mẫu của giáo sư Ngô Bảo Châu. Bà rất cảm động trước cảm tình ưu ái của đông đảo người hâm mộ dành cho người con trai của mình và chia sẻ với mọi người kinh nghiệm dạy con và dạy học của mình là: hãy làm việc thiện, không làm việc ác, luôn đối xử tốt và giúp đỡ mọi người, khơi dậy lòng ham học và ý thức đạo đức cho học sinh; dạy các em tin vào luật nhân quả và làm nhiều việc tốt để nhận được quả tốt.

Kết thúc buổi tọa đàm, Thượng tọa Thích Chân Tính với những lời chia sẻ giản dị, sâu sắc và tâm nguyện truyền đạt những điều lợi ích thiết thực cho thế hệ tương lai của nước nhà đã gửi gắm đến các em điều cốt lõi của đạo Phật là: Đức Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Mỗi người chúng ta đều có Phật tánh. Nếu thực hành đúng như lời Phật dạy, chúng ta sẽ thành Phật. Còn nếu muốn trở thành một nhà toán học nổi tiếng thế giới, chúng ta hãy học tập và noi theo tấm gương của giáo sư Ngô Bảo Châu. Mỗi khi nghe được một lời dạy tốt đẹp (văn), Phật tử chúng ta nên suy nghĩ cho thấu đáo (tư) để hiểu và nắm vững vấn đề, rồi mới thực hành điều lợi ích đó (tu).

Thượng tọa Thích Chân Tính thay mặt BTC chân thành cảm ơn giáo sư Ngô Bảo Châu đã dành thời gian quý báu chia sẻ kinh nghiệm học tập cho các bạn trẻ tham dự khóa tu và gửi lời cảm ơn đó bằng những đóa hoa tươi thắm và quà lưu niệm cho giáo sư và thân mẫu .

Buổi tọa đàm khép lại trong niềm hoan hỉ và sự xúc động của tất cả mọi người.
(Chùa Hoằng Pháp)




Chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 10: Phật tử Phúc Lương Nhã
Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 9
Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 8
Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 7 Gs. Lê Văn Lan
Chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 6
Chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 5 Luật sư Lê Thanh Sơn
Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 4 Ca Sĩ Phi Nhung
Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 3 Ts. Nguyễn Mạnh Hùng
Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 2 - Phật Tử Việt Trinh
Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 1 - Đến Để Mà Thấy - Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Chương trình Hoa Mặt Trời Tiến Sĩ Ngô Bảo Châu







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/03/2023(Xem: 14471)
23/02/2023(Xem: 3909)
29/12/2022(Xem: 4503)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.