Bình Bát Cung Dưỡng

19/09/201312:00 SA(Xem: 9910)
Bình Bát Cung Dưỡng

BÌNH BÁT CUNG DƯỠNG
NÉT RIÊNG TRONG VĂN HÓA ĂN CHAY CỦA HÀN QUỐC
(BALWOO - GONGYANG)

Hàn Quốc là một trong những nước có nền Phật giáo phát triển lâu đời ở châu Á và văn hóa Phật giáo ở đất nước này cũng mang những nét rất riêng. Ăn trong chánh niệm là một văn hóa mà mọi nền Phật giáo đều duy trìbảo tồn, không riêng gì ở Hàn Quốc. Nhưng Bình Bát Cung Dưỡng trong Ăn trong chánh niệm là nét riêng của Phật giáo Hàn Quốc.
binhbat_1378610320

Balwoo-gongyang là bữa ăn truyền thống Phật giáo tại Hàn quốc. Trong Phật giáo, gongyang có nghĩa là ăn, và balwoo là bát gồm gạo và rau vừa đủ. Tinh thần của Balwoo-gongyang là bình đẳng, sạch sẽ, tiết kiệm, và đoàn kết. Bình đẳng có nghĩa là tất cả mọi người cùng ăn những thức ăn như nhau. Sạch sẽ là thực phẩm được nấu chín trong một môi trường sạch sẽ, thân thiện với môi trường. Tiết kiệmsử dụng những nguyên liệu tự trồng được,không dùng các nguyên liệu bên ngoài, an toàn và không dùng hóa chất. Đoàn kết có nghĩa là biết chia sẻ và ăn trong vui vẻ, hài hòa giữa các thành viên.

Balwoo-gongyang được thực hiện ba lần một ngày. Trong lúc ăn thì ngồi trong tư thế hoa sen và yên tĩnh, không được phép nói chuyện.
Trước khi dùng Balwoo-gongyang, có một khoảng thời gian ngắn để thể hiện tinh thần cuộc sống hài hòa của Phật giáosuy nghĩ của người khác. Ngẫm lại những nỗ lực khi làm các món ăn, chiêm nghiệm về nguồn gốc của các nguyên liệu, người nấu các món ăn. Người ta cũng ngẫm nghĩ về đạo đức riêng của họ có xứng đáng với bữa ăn này hay không. Thời gian này chủ yếu là để mọi người tĩnh tâm và tạm quên đi những lỗi lầm như tham ái,.... Người ta phải nhận thức được ý nghĩa của bữa ăn này để đạt được giác ngộ.

Bình Bát Cung Dưỡng hay Bal Woo là bộ đồ dùng để ăn chay trong chùa ở Hàn Quốc. Gồm 4 bát ăn cơm, thìa, đũa, khăn được xếp theo trình tự từ bát to đến bát nhỏ được xếp lồng vào nhau, thìa và đũa được bọc riêng và xếp lên phía trên miệng bát cùng một khăn lau được gấp gọn, tất cả được gói lại bằng một tấm vải.

Để bắt đầu, Bình bát được bày và mở theo trình tự. Khăn bọc ngoài sẽ được trải bên dưới và bên trên là các bát ăn. Thìa và đũa được lấy ra và bày bên cạnh khăn trải cùng khăn lau, nắp đậy.

Đồ ăn được lấy lần lượt và người chia thức ăn đứng theo thứ tự từ lớn tuổi đến nhỏ tuổi. Chia đồ ăn bắt đầu từ bên phải sang bên trái. Khi nhận cơm phải đưa bát lên quá trán để tạ lễ. 

Khay thức ăn cũng được lấy từ người bên phải sang bên trái nên khi lấy đồ ăn phải nghĩ đến những người phía sau mình - không được tham lam.

Đặc trưng của Bình bát cung dưỡng là ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, tuyệt đối không để thừa đồ ăn và ăn trong im lặng, không nói chuyện. Khi ăn để bát sao cho người khác không nhìn thấy miệng mình khi ăn.

Sau khi ăn xong thì uống nước gạo rang. Khi kết thúc bữa ăn, dùng nước gạo rang và miếng củ cải muối đã lấy lúc đầu để rửa sạch bát, sau đó ăn miếng củ cải muối đó cùng uống nước gạo rang còn lại trong bát. Dùng khăn lau khô bình bát, thìa và đũa rồi sắp xếp lại như ban đầu.

Nét văn hóa riêng này của Hàn Quốc có để lại cho bạn suy nghĩ gì đến mỗi bữa ăn thường nhật của mình? Bạn đã bao giờ từng nghĩ những điều như trên? Mỗi khi bạn làm điều gì hãy suy nghĩ đến những người khác, không tham lam, biết chia sẻ với mọi người, cũng như biết ơn tới những gì bạn có, biết ơn tới những người mang tới cho bạn những điều tốt đẹp!

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/01/2014(Xem: 17448)
12/04/2018(Xem: 19056)
18/01/2011(Xem: 88672)
03/03/2014(Xem: 12839)
27/10/2015(Xem: 20931)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.