Ấn Độ: Khai mạc hội thảo Khởi xướng Phật giáo

04/09/20153:20 SA(Xem: 8283)
Ấn Độ: Khai mạc hội thảo Khởi xướng Phật giáo

Ấn Độ: Khai mạc hội thảo Khởi xướng Phật giáo -
Ấn Độ giáo toàn cầu về tránh xung độtý thức môi trường
Ngộ Dũng

 

Sau gần 1 thập niên nỗ lực của lãnh đạo Ấn Độ giáo tại Ấn Độlãnh đạo Phật giáo toàn cầu, hội thảo “Khởi xướng Phật giáo - Ấn Độ giáo toàn cầu về tránh xung độtý thức về môi trường” đã được khai mạc trọng thể tại thủ đô Delhi, Ấn Độ lúc 10h00 ngày 03/09/2015. Hội thảo quốc tế có ý nghĩa quan trọng này được quỹ quốc tế Vivekananda (VIF), Liên minh Phật giáo Toàn cầu và quỹ Tokyo của Nhật Bản đồng tổ chức.
ngo dung 01

Đến tham dự, thắp nến và thuyết trình Thủ tướng Ấn Độ Shri Narendra Modi khẳng định vai trò lịch sử của sự khởi xướng Phật giáo - Ấn Độ giáo toàn cầu về việc tránh xung đột không chỉ là triết lý sống cộng tồn được đức Phật khởi xướng cách đây 26 thế kỷ, mà còn là chính sách của chính phủ Ấn Độ trong nỗ lực thiết lập hòa bình tại Ấn Độ trên nền tảng hai truyền thống tôn giáo quan trọng bậc nhất của Ấn ĐộPhật giáoẤn Độ giáo.

ngo dung 11
Ông Shir Narenda Modi, thủ tướng Ấn Độ phát biểu tại lễ khai mạc

Trong bài phát biểu hơn 20 phút, thủ tướng Modi kêu gọi các lãnh đạo Phật giáo trên toàn cầu và các giáo sĩ Ấn Độ giáo cùng nhau xây dựng ý thức hòa bình trên nền tảng “tìm kiếm sự thống nhất trong sự dị biệt và đa nguyên tôn giáo”. Ngoài ra, Thủ tướng Ấn Độ còn nhấn mạnh: “Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, giải pháp cho các vấn nạn con người nằm ở sự thảo luận.” Trên cơ sở đó, Ông cảm kích về những đóng góp to lớn của đức Phật: “Cuộc đời của đức Phật Thích Ca đã chứng minh sức mạnh của phụng sự, từ bi và quan trọng nhất là tái thống nhất.” Vì theo ông, “Chúng ta tại Ấn Độ, hãnh diện về sự kiện rằng chính từ mảnh đất này, đức Phật Thích Ca đã hiến tặng cho thế giới những lời dạy minh triết của đạo Phật.”

Thừa nhận các giá trị Phật giáo và tính thích ứng của nó trong bối cảnh toàn cầu hóa, Thủ tướng Modi đã khẳng định: “Chúng ta là những người thuộc nhiều quốc gia khác nhau, với nhiều lối sống khác biệt, nhưng điều gắn kết chúng tasự kiện rằng gốc rễ văn minh của chúng ta là những minh triết, lịch sửdi sản văn hóa được chúng ta cùng chia sẻ. Phật giáodi sản văn hóa Phật giáo đã trở thành yếu tố tạo nên sự thống nhất và gắn kết.”

Khách danh dự của hội thảo quốc tế này là bà C. B. Kumaratunga, nguyên là tổng thống Tích Lan, cho rằng: “xung đột ý thức hệ và tranh chấp quyền lực là những nguyên nhân dẫn đến bất ổn của thế giới. Những lời dạy về bất bạo động và hòa bình của đức Phật có khả năng giải phóng các hình thái xung đột. Cùng xây dựng ý thức xã hội về hòa giải và hòa bình, chúng ta có được một thế giới bình ổn hơn và hạnh phúc hơn.

ngo dung 08
HT. Thích Thiện Tâm, TT. Thích Đức Thiện
và TT. Thích Nhật Từ tại hội trường.

Về phía Việt Nam, ngoài ông Tôn Sinh Thành, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, Nepal và Bhutan còn có HT. Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, thành viên Hội đồng Chánh pháp Tối cao của Liên minh Phật giáo Toàn cầu, TT. Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN và TT. Thích Nhật Từ, thành viên sáng lập của Liên minh Phật giáo Toàn cầu.

HT. Lama Lobzang, Tổng Thư ký Liên minh Phật giáo Toàn cầu, HT. AshinNyanissara, Viện trưởng Sáng lập Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu, Miến Điện; ông Masahiro Akiyama, Chủ tịch quỹ Tokyo, Nhật Bản; Ông N.C.Vij, Tổng giám đốc quỹ quốc tế Vivekananda; giáo sĩ Sri Ravishankar, sáng lập quỹ Nghệ thuật sống, Ấn Độ cùng các lãnh đạo Phật giáo thế giớiẤn Độ giáo thể hiện sự nhất trí  về nhu cầu tránh xung đột tôn giáo nói chung, Ấn Độ giáoPhật giáo nói riêng, nhằm góp phần xóa bỏ các bất ổn xã hội tại Ấn Độ, giúp các cộng đồng tôn giáo sống hài hòa trong sự tôn trọng các dị biệt.

Đạo sĩ giáo sĩ Sri Ravishankar thay mặt giới lãnh đạo Ấn Độ giáo có mặt tại hội thảo, cho rằng: “Tiếng nói của hòa bình cần được cất lên từ tiếng nói của hận thùbạo động trên thế giới.”

Sau phần thông điệp bằng video của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ông Minoru Kiuchi, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản khẳng định: “tránh xung độtý thức về môi trường là 2 vấn đề trọng yếu mà các nhà chính trị và tôn giáo cần quảng bá, để thế giới này trở nên bình ổn hơn.”

Kết thúc lễ khai mạc, các đại biểu quốc tế chụp ảnh lưu niệm với thủ tướng Modi của Ấn Độ. Ngay sau đó ông Mahesh Sharma, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Du lịch và Hàng không dân dụng Ấn Độ và ông Minoru Kiuchi, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản đã khai mạc triển lãm về chủ đề: “Ấn Độ - Nhật Bản: Dư âm của tình hữu nghị văn hóa”.

Chương trình hội thảo gồm 3 ngày, ngày thứ nhất nhấn mạnh chủ đề “tránh xung đột”, đang khi ngày thứ hai có chủ đề “ý thức về môi trường”. Mỗi ngày đều có 2 diễn đàn sáng và chiều, mỗi diễn đàn có 4 đến 6 diễn giả, sau đó là thảo luận tự do. Chủ đề hội thảo của ngày thứ nhất do TT. Thích Nhật Từ làm chủ tọa, điều phối và phát biểu đúc kết. Cùng chủ tọa diễn đàn này còn có ngài giáo sĩ Govind Dev Giri, Chủ tịch sáng lập hội Ấn giáo Maharshi Vedavyas Pratishthan, Ấn Độ.

Theo chương trình, trong ngày thứ 2 của hội thảo HT. Thích Thiện Tâm sẽ thuyết trình về đề tài “Ý thức về môi trường: Cách tiếp cận của Phật giáo”.

Lễ bế mạc hội thảo sẽ được diễn ra tại cội Bồ đề thiêng Bồ Đề Đạo Tràng vào ngày 5/9/2015, với sự tham dự của thủ tướng Ấn Độ và các đại biểu quốc tế.

Hội thảo mang tính lịch sử đầu tiên này đang mở ra cách cửa hợp tác quan trọng giữa Phật giáoẤn Độ giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập.
ngo dung 12ngo dung 11ngo dung 10ngo dung 09ngo dung 08ngo dung 07TT. Thích Nhật Từ làm chủ tọa và điều phối diễn đàn Phật giáo - Ấn Độ giáo toàn cầu về tránh xung đột trọn ngày 03/09/2015
ngo dung 06ngo dung 05ngo dung 04ngo dung 03ngo dung 02ngo dung 01

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/01/2024(Xem: 3260)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.