Mười Điều Tâm Niệm

27/12/201212:00 SA(Xem: 64556)
Mười Điều Tâm Niệm

TỦ SÁCH ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
THÍCH NHẬT TỪ
10 ĐIỀU TÂM NIỆM
Hiệu chỉnh phiên tả:
Thích Nữ Tâm Minh, Thích Nữ Huệ Xuân
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

muoi dieu tam niem

MỤC LỤC
Thay lời tựa
Điều 1: Tu trong bệnh tật
Ứng dụng Tứ diệu đế
Đừng cầu không bệnh tật
Cách đức Phật vô hiệu hóa khổ đau
Giúp người thân vượt qua khổ đau
Điều 2: Tu trong hoạn nạn
Không sợ hoạn nạn
Quán vô ngã để vượt qua hoạn nạn
Hoạn nạn là thường tình
Phớt lờ thị phi
Giá trị của rũ bỏ tích cực
Điều 3,4: Sở học thấu đáo và đạo hạnh thanh cao
Các cõi quy chiếu vào tâm
Làm chủ tâm ý
Nền tảng Phật pháp cần nắm
Hai lớp nghĩa của lời Phật
Truyền thống và tiếp biến
Đại nghi đại ngộ
Xây dựng đạo hạnh
Nghịch cảnhđạo hạnh
Điều 5, 6, 7: Thái độ lập nghiệp
Thái độ lập nghiệp
Lợi hành vô ngã vị tha
Không bận tâm trước khen chê
Điều 8,9,10: Ân nghĩa và oan trái
Thi ân bất cầu báo
Danh lợi là phù hoa
Chuyển hóa nỗi oan
Nói thật để giải oan
Im lặng như thiền định
Đừng để kiên nhẫn bị hàm oan
Nỗi oan Thị Kính
Tuyên bố sự thật
Vấn đáp

THAY LỜI TỰA

Cấu trúc của Mười điều tâm niệm gồm ba phần:

- Phần một, mô tả về mười nghịch cảnh với các đối tượng và cách đối trị để tất cả hành giả phải giữ chánh niệm và tỉnh thức, nhằm thấy được “mặt mũi” của chúng, nguyên nhân và cách thức đối trị.

- Phần hai là giải pháp đối trị, tìm đối tượng có tính đối lập ở mức độ cao nhất hay hơn để từ vế A của hiện thực khổ đau, ta có được vế B của tâm linh như là kết quả tất yếu của sự hành trì.

- Phần ba là phần khuyến tu như tựa đề chung của tác phẩm Bảo vương tam muội niệm Phật trực chỉ, để giúp ta thấy rõ hiện tính vô thường như bản chấtquy luật của sự vật hiện tượng để từ đó ta không quá bận tâm về những đổi thay liên hệ đến bản thân và tất cả những gì diễn ra xung quanh.

Trong phương pháp tu học của Phật giáo Bắc tông, vấn đề quán chiếu trên tâm niệm được xem nhưphương pháp hành trì phổ biến nhất. Tác phẩm Mười điều tâm niệm đã được dịch và in ấn hầu hết trong các bản kinh tiếng Việt. Xuất xứ trong Đại chánh tân tu đại tạng kinh quyển 47 trang 373. Nội dung tác phẩm nhằm cô đọng về phương pháp khích tấn

hành giả tu tập, được trích trong Luận bảo vương tam muội niệm Phật trực chỉ của Hòa thượng Diệu Hiệp và trở thành phổ biến trong sự tu học của Phật tử Bắc tông.

Trong các bản kinh, trang cuối thường có ghi Mười điều tâm niệm, và bên cuối dòng ghi chú Luận bảo vương tam muội. Nội dung nhằm chỉ thẳng về kỹ năng niệm Phật, giúp cho hành giả thiết lập được chánh niệm nhứt tâm bất loạn. Ai đạt được phương pháp thực tập như thế, thì sẽ sống trong thiền định mang tính cáchBảo vương.

Tam muội là một loại thiền định, Bảo vương là tên của một loại ngọc quý. Trong kinh thường mô tả ngọc ngà, pha lê, mã não, san hô, hổ phách, trân châu. Gồm bảy loại ngọc quý; vua các loại ngọc quý này được hiểu theo kinh điển Đại thừa chính là kim cương. Kim cương được đức Phật sử dụng ẩn dụ sánh ví cho tuệ giáchành giảthể đạt được thông qua tiến trình tu tậphành trì. Khi đã đạt được tuệ giác Bảo vương tam muội, hành giả sẽ rất nhẹ nhàng và thư thái trong sinh hoạt, không bị vướng chấp trong tình đời; vươn lên, phấn chấn, tấn tu trong mọi chướng duyên, do vậy không có gì làm trở ngại.

Tại Việt Nam sự ứng dụng phổ biến của Mười điều tâm niệm vượt lên trên sự ứng dụnghành trì của Phật tử Trung Quốc. Nguyên tác của tác phẩm, trong phần chính văn không có tiêu đề Mười điều tâm niệm mà là Mười chướng duyên hay Mười điều buông xả. Hòa thượng Trí Quang - dịch giả của tác phẩm đã chỉnh sửa tựa đề nhằm phù hợp với nội dung trong bối cảnh tu học của Phật tử Việt Nam để có sự hài hòa giữa Thiền tôngTịnh Độ tông

Chữ “Tâm niệm” gợi lên sự thực tập, tiến trình của nó được diễn ra theo hai vế. Vế một là sự kiện có thực bao gồm rất nhiều điều không như ý. Vế hai là quán tưởng để mở ra

một nội dung tâm linh. Trên cơ sở đó ta quên được nỗi khổ niềm đau. Kết quả còn lại là sự chuyển hóa tâm thức.

Việc thực tập cần phải được ghi nhớ trong tâm. Nghĩa là lúc nào hành giả cũng phải nhớ, và ứng xử trên nền tảng của những điều đạo lý được giảng dạy.

Tâm niệm là một tiến trình tự ý thức, nhằm nâng cao năng lực và sự tập trung của ta hướng đến một mục đích cao thượng tốt đẹp. Học thuộc lòng chỉ là cách cài đặt dữ liệu vào trong kho tàng trí thức, ký ức của con người. Qua thời gian, các dữ liệu của sự thuộc lòng có thể quên mất bởi vì nó không gây một sự chấn động tâm nào hay một ý niệm sâu sắc nào có thể dẫn đến khuynh hướng hành động trong cuộc sống. Trong khi đó, những điều quan trọng được chư Phật và các vị Tổ sư Phật giáo dạy ta phải tâm tâm niệm niệm. Nghĩa là trong mỗi khoảnh khắc thời gian trôi qua, ta phải luôn ghi nhớ những điều này trong tâm khảm của mình, để trước nhất trở thành phản ứngđiều kiện và sau đó trở thành phản ứngđiều kiện. Hành giả tiếp nhận nó một cách linh hoạt trong hoàn cảnh hay điều kiện nào, con người cũng có thể ứng xử và ứng dụng nó nhằm giúp mình được lợi lạc và an vui.

Như vậy, Mười điều tâm niệm không chỉ là những điều ta học thuộc lòng, vì đó chỉ là tính năng theo thói quen biến nó trở thành mình. Trong khi tâm niệmsự quán chiếu thường xuyên dưới góc độ của tác động tỉnh thức, làm tâm không bị phiền não, nghiệp chướng, trần ô tác động chi phối. Học thuộc lòng mà không có sự quán chiếu thì tâm sẽ như cái máy, lặp lại những triết lý mà tính minh triết chỉ có mặt khi sự quán chiếu được thực tập.

TT. Thích Nhật Từ

Tổng Biên tập

Tạp chí và Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay

Xem chi tiết nội dung (phiên bản PDF): MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM - Thích Nhật Từ

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 7015)
08/09/2015(Xem: 17848)
05/10/2014(Xem: 21060)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.