Thời đại của chúng ta

14/12/20149:12 SA(Xem: 12204)
Thời đại của chúng ta

THỜI ĐẠI CỦA CHÚNG TA
Tác giả: Thích Thái Hòa.

Trong kinh Phật dạy, thời đại của chúng ta đang sống là thời đại của kiếp trược. Kiếp trược, tiếng Phạn gọi là kalpa-kaṣāya. Kaṣāya là sự hủy diệt. Hán dịch là trược, có nghĩa là dơ bẩn, cáu đục.

Kiếp trược là chu kỳ hay thời kỳ hủy diệt, thời kỳ của biến hoạivẩn đục. Tại sao bị biến hoại và tại sao bị vẩn đục? Vì do thân, khẩu, ý của chúng sanh ở trong thời kỳ này, hành động và chạy theo các độc tố tham, sân, si, kiêu mạn của tâm ý, khiến tạo nên thời đại vẩn đục. Chúng sanh trong thời đại ấy, đem sự vẩn đục ấy để sống và để đối tác với nhau. Chính vì chúng sanh sống theo cách sống đối tác vẩn đục này, nên đã làm cho thời kỳ này rơi nhanh vào sự hủy diệt.

Tác nhân nào đã làm cho thời đại của chúng ta rơi nhanh vào sự hủy diệt? Chính là lòng tham lam, tâm giận dữ, sự si mê, lòng tự hào đầy kiêu ngạodối trá của chúng ta.

Chính những yếu tố tâm ý độc hại này, đã tác động lên đời sống và môi trường sống của chúng ta, khiến cho thời đại của chúng ta bị chìm đắm trong độc hại, từ tâm lý đến sinh học, từ chủ thể đến khách quan.

Đời sống bị độc hại của con người cá nhânxã hội cũng như môi trường, đều bắt nguồn từ những sự độc hại của tâm ý.

Tâm ý tự lắng trong, thì mọi sự độc hại của tự thân có cơ hội dừng lại để thanh lọc và chuyển hóa. Trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày, có khi nào ta tự ngồi yên vài phút, vào buổi sáng hay vài phút vào buổi chiều để buông bỏ mọi ý niệm thiện ác, đúng sai, lợi hại, vinh nhục, được mất, thương ghét, để tâm ta tự lắng yên không? Nếu không, thì chính chúng ta đã tự hủy diệt đời sống của chúng ta bằng những bận rộn của tâm ý cạnh tranh hơn thua, đúng sai, được mất, vinh nhục, khôn dại, thương ghét ấy.

Và chính chúng ta đã làm cho thời đại của chúng ta rơi nhanh vào thời kỳ hủy diệt. Thời kỳ hủy diệt là thời kỳ con người sử dụng thú tính hay tri kiến sai lầm để đối xử với nhau, tà pháp tung hoành, tranh chấp và binh đao nổi dậy, tai nạn dịch bệnh xảy ra, thiên nhiên bị con người bóc lột và khai thác triệt để, môi trường bị ô nhiễm, khiến hạt giống người đã bị biến chất ngay ở thai nhi.

Hãy cứu lấy thời đại của chúng ta, bằng sự buông bỏ những đối tác, những cạnh tranh được thúc đẩy từ lòng tham lam, sự giận dữ, tâm si mê, lòng chấp ngã, trí liên kết bè phái cuồng nhiệt của chúng ta và hãy buông bỏ ngay những loại đức tin cuồng nhiệt vọng cầu hư huyễn.

Hãy buông bỏ chúng, như buông bỏ đàm dãi. Hãy nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta bằng những chất liệu tĩnh lặng mỗi ngày. Mỗi ngày chúng ta chỉ dành cho chúng ta một giờ ở trong sự tĩnh lặng. Nghĩa là trong một giờ ấy, ta chỉ cần ngồi yên, không nghĩ thiện, không nghĩ ác, không nghĩ đúng, không nghĩ sai, không nghĩ được, không nghĩ mất, không nghĩ vinh, không nghĩ nhục, không nghĩ khôn, không nghĩ dại, không nghĩ có, không nghĩ không, không nghĩ của ta, không nghĩ của người… nghĩa là trong một giờ ấy, bao nhiêu ý nghĩ xuất hiện nơi tâm ta, biểu hiện nơi não trạng của ta, ta đều không quan tâm, không nghĩ về, không đối kháng, không đi theo, không tung hô, không đả đảo, ta buông bỏ hết và ngay cả ý niệm buông bỏ ấy cũng buông bỏ luôn.

Buông sạch mọi ý niệmthức ăn tuyệt vời của tâm. Ta hãy nuôi dưỡng tâm ta bằng thức ăn tuyệt vời này. Tâm ta bị chồng chất quá nhiều ý niệm, được mất, khen chê, vinh nhục, lợi hại, có không, tâm vật, thắng bại,... khiến cho tâm bị lao nhọc, phiền muộn từ đó khởi lên. Tâm lao nhọc và phiền muộn, thì thân không yên. Thân và tâm không yên là nguồn gốc của mọi sự sai lầm và là nguồn gốc chiêu cảm của mọi tai nạn và tật dịch.

Vậy, muốn cứu thời đại của chúng ta không rơi nhanh vào sự hủy diệt, thì mỗi người trong chúng ta phải tự cứu lấy chính mình, cứu lấy gia đình mình, cứu lấy cả xã hội con người đang lao nhanh vào sự hủy diệt. Cứu bằng cách nào? Bằng cách mỗi ngày, ta phải biết chọn lựa thời giankhông gian thích hợp để ngồi yênbuông bỏ hết thảy mọi ý niệm và khuyến khích mọi người cùng liên kết với nhau để cùng nhau thực tập như thế.

Ý niệm đã buông, phiền não không có cơ hội hiện khởi, tâm ý tự sáng trong. Ta hãy đem tâm ý đó, để sống và hành động, tạo thành cho chúng ta một bình minh mới, một thời đại cường thịnh, sáng trong và thanh bình.

(Trích đoạn từ sách Gió Đùa Reo Nắng Mới)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.