Dự Bị Lúc Lâm Chung

15/09/201112:00 SA(Xem: 34876)
Dự Bị Lúc Lâm Chung


Dự Bị Lúc Lâm Chung

Thích Nguyên Liên

A. DẪN NHẬP

Tâm thức chánh niệm hay tán loạn của con người khi lâm chungyếu tố quyết định cho sự vãng sanh Tịnh độ hay đọa lạc về các cảnh giới khổ đau. Muốn đạt được tâm chánh niệm đó, người Phật tử khi còn sống phải chuẩn bị đầy đủ các duyên như thế nào, đồng thời khi sắp lâm chung phải giữ tâm kiên định vãng sanh ra sao? Đây là vấn đề vô cùng quan trọng, chúng ta cần phải biết để chuẩn bị sẵn, bởi vì những sự chuẩn bị này sẽ có tác dụng rất lớn, thay đổi cả một cảnh giới khổ đau hay hạnh phúc của một đời người.

B. NỘI DUNG
I. Những dự bị cần thiết cho lúc lâm chung

Trong kinh Tứ thập nhị chương, đức Phật lần lượt hỏi ba vị Tỳ-kheo: “Mạng người kéo dài trong bao lâu?” và sau cùng Phật tán thán vị Tỳ-kheo thứ ba khi vị này trả lời: “Bạch Thế Tôn, mạng người trong khoảng một hơi thở”. Qua lời tán thán của đức Phật, cho chúng ta thấy được thân phận con người những tưởng bền chắc nhưng thật mong manh, chỉ một hơi thở ra không thở vào là đã qua một đời khác. Do vậy, người Phật tử luôn ý thức sự vô thường của kiếp ngườivui vẻ chuẩn bị tư thế đón nhận cái chết đến trong bất cứ thời điểm nào.

Hãy luôn thức tỉnh vận dụng quãng thời gian còn lại, đừng lãng phíchạy trốn với cái chết. Bởi, kể từ ngày sanh ra đời, chúng ta ai nấy đều từ từ tiến dần đến cái chết. Nên biết mọi người đều có chung một sự dũng tiến tinh tấn, đó là lúc sanh ra đời thì liền tiến dần đến trạm cuối của cuộc đời. Vì thế, ai là người có trí tuệ ngay bây giờ phải tranh thủ thời gian còn lại chuẩn bị tư lương cho giờ phút ra đi.
Với những dự bị cần thiết cho lúc lâm chung, chúng ta cần phải dự bị qua hai phần là dự bị ngoại duyêndự bị tinh thần.

1. Dự bị ngoại duyên

a. Kết duyên với bạn đồng tu

Người niệm Phật khi còn khỏe mạnh cần tìm đến những thiện hữu tri thức, nhất là những vị chuyên tu pháp môn niệm Phật để tham vấn học hỏi ngõ hầu bồi bổ tín tâm và sự hành trì của mình.
Đồng thời phải kết duyên với những bạn đồng tu ở gần mình để sách tấn tu hànhtrợ niệm cho nhau khi lâm chung. Tốt nhất là chúng ta nên tổ chức các đạo tràng niệm Phậtthành lập hội trợ niệm; mỗi khi trong hội có người bịnh nặng, mọi người đồng đến thay nhau niệm Phật trợ niệm cho vị đó.

Nếu thường đến trợ niệm cho người khác sau này khi lâm chung, quyết sẽ được người khác trợ niệm; đồng thời mọi việc làm của bà con lúc chúng ta lâm chung do sự chỉ đạo của mình mà mọi sự đều như pháp. Nên nhớ, chúng ta phần nhiều đều bị nghiệp chướng ràng buộc, nên khi lâm chung nếu không có người khác niệm Phật trợ niệm thì lúc nghiệp phát hiện, thân thể đau nhức, tâm thức hôn mê, khó có thể một lòng tưởng Phật, nhớ Phật, niệm Phật vãng sanh.

b. Mọi việc cần sắp đặt trước 

Trong cuộc sống hàng ngày, người niệm Phật ngoài việc tự thân tu tập cần phải khuyến khích con cháu đồng tu, lại thường đem việc sống chết và nói lên chí nguyện tu hành một đời của mình cho con cháu biết.

Đến khi lớn tuổi, mình nên đem mọi việc từ nhà cửa, ruộng vườn, tài sản… giao lại cho con cháu, đừng quan tâm, bản thân mình chỉ cần cơm ngày ba bữa lo việc đi chùa, tụng kinh, niệm Phật là đủ. Lại đến khi bệnh nặng, thấy cơ thể suy yếu, mình nên đem mọi hậu sự sắp đặt trước với gia đình để khi lâm chung khỏi phải bận tâm.

Khi bệnh nặng nên tranh thủ tu tạo công đức, bởi theo kinh Địa tạng, người sống làm công đức hưởng được trọn phần, bằng như sau khi chết con cháu vì mình làm công đức thì mình chỉ hưởng được một phần bảy, vì thế tranh thủ khi sống mình nên làm công đức để hưởng trọn vẹn. Đồng thời nên viết di chúc, di chúc ngoài việc giao lại tài sản, nhà cửa cho con cháu còn có những điểm sau:

- Nói chí nguyện tu hành của mình là một đời phát tâm niệm Phật cầu nguyện vãng sanh về thế giới Cực lạc.
- Khi lâm chung, gia đình nếu thật có lòng hiếu đạo thì không được khóc lóc lộ nét bi sầu mà chỉ một lòng niệm Phật trợ niệm.
- Tang lễ nên tổ chức đơn giản, tránh tốn kém, nếu có tiền bạc thì nên làm các công đức như bố thí cúng dường.
- Trong thời gian tang lễ, con cái phải ăn chay, cúng chay, không sát hại chúng sanh, một lòng tụng kinh niệm Phật để hồi hướng cho người quá cố.

2. Dự bị tinh thần

Về phần dự bị tinh thần, chúng tôi xin khái lược qua ba điểm:

a. Phải có nhận thức chính xác về cuộc đời

Người niệm Phật khi còn sống phải có nhận thức chính xác về cuộc đời, biết rằng cuộc đờiphàm phu tham đắm, bản chất của nó vốn là khổ, không, vô thường, vô ngã. Chúng ta xưa nay do vô minh tham ái che lấp nên mãi bị trôi lăn trong dòng sống chết khổ đau này. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa có hai câu thơ diễn bày về lý vô thường của cuộc đời:

“Giờ ngó lại cuộc đời như giấc mộng

Được mất hoại thành trong thoáng chốc hóa hư vô.”

Khi xác định được bản chất của cuộc đờivô thường, là huyễn mộng, chúng ta sẽ không còn tâm niệm đắm trước mà một lòng niệm Phật cầu nguyện sớm được vãng sanh Tịnh độ. Nơi cảnh giới đó có đầy đủ bốn đức tính của Niết-bàn là thường, lạc, ngã, tịnh, thanh tịnh trang nghiêm, cảnh giới không còn các niềm đau nỗi khổ đúng như tên gọi: Thế giới Cực lạc.

b. Chuyên tu Tịnh độ

Khi còn sống, chúng ta cần tuyệt đối tin tưởng vào pháp môn Tịnh độcụ bị cho mình ba đức tính căn bản là tin sâu, nguyện thiết và trì chuyên.

Kể từ khi biết pháp môn niệm Phật cho đến lúc lâm chung, chúng ta cần phảiniềm tin kiên cố vào Phật A-di-đà và cảnh giới Tịnh độ; tin rằng, sở dĩ Phật A-di-đà đại từ đại bi phát 48 đại nguyện là vì tiếp độ chúng ta; tin rằng, chúng ta ở cảnh Ta-bà nếu chuyên tâm niệm Phật thì ao báu trời Tây mọc lên đóa sen đề tên họ và đức Phật A-di-đà cùng chư Thánh chúng ngày đêm nóng lòng trông đợi; tin rằng, sau khi mạng chung quyết sẽ được Phật A-di-đà và Thánh chúng đồng hiện thân đến tiếp dẫn…

Kế đến, người niệm Phật phải có tâm mong cầu giải thoát, phải xem từ tiền của, ruộng vườn cho đến thân bằng quyến thuộc đều là duyên giả tạm, sống tùy duyên huyễn chết rũ sạch không, luôn sanh tâm yểm ly Ta-bà, hướng nguyện Tịnh độ, một lòng cầu nguyện sớm được vãng sanh về thế giới Cực lạc.

Hằng ngày khi đi đứng nằm ngồi, chúng ta đều chuyên trì thánh hiệu Phật A-di-đà, niệm niệm khẩn thiết chí thành, tâm tâm hướng về với Phật. Sáu chữ Nam-mô A-di-đà Phật luôn trì niệm trong tâm, dù bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không rời thánh hiệu Phật. Mỗi ngày mỗi ngày đều chuyên cần tu tập theo pháp chuyên tu vô gián của Thiện Đạo đại sư, nguyện trì danh hiệu Phật không gián đoạn kể từ khi biết pháp môn niệm Phật cho đến khi lâm chung.

c. Cần dứt trừ các mối nghi

Theo đại sư Từ Chiếu, người niệm Phật khi lâm chung thường có ba điều nghi, bốn cửa ải hay làm chướng ngại cho sự vãng sanh. Ba điều nghi: nghi mình túc nghiệp sâu nặng, thời gian công phu tu hành ít e không được vãng sanh; nghi mình bản nguyện chưa trả xong, tham, sân, si chưa dứt e không được vãng sanh; nghi mình niệm Phật, Phật không đến rước e không được vãng sanh.

Bốn cửa ải: hoặc nhân bịnh khổtrở lại hủy báng Phật không linh; hoặc nhân tham sống mà giết vật mang cúng tế; hoặc nhân uống thuốc mà dùng rượu cùng chất máu tanh hôi; hoặc nhân ái luyến mà tự ràng buộc với gia đình.

Những điểm nghi ngờ này, người niệm Phật cần phải suy nghĩ để dứt trừ, phải nhớ rằng: đức A-di-đà Phật đại từ đại bi không bao giờ rời bỏ chúng sanh. Người nào đã phát tâm niệm Phật đến khi lâm chung người đó sẽ được Phật tiếp độ. Chúng ta phải giữ vững niềm tin vào bản nguyện lực cứu độ chúng sanh của đức Phật để dự bị trước cho tinh thần được an ổn lúc lâm chung.

II. Sự khẩn yếu khi lâm chung

1. Một lòng niệm Phật

Khi bịnh chưa nặng cũng có thể uống thuốc, nhưng đến lúc nguy kịch không nên uống thuốc nữa, chỉ chuyên tâm niệm Phật cầu nguyện vãng sanh chứ không cầu lành bịnh. Làm được như thế, nếu thọ mạng đã hết sẽ được vãng sanh, nếu thọ mạng chưa hết tuy cầu vãng sanh nhưng bịnh tình cũng thuyên giảm. Do tâm tha thiết cầu khẩn nên có thể tiêu trừ ác nghiệp đời trước.

Lúc này, tốt nhất chúng ta hãy cùng nhau hướng về pháp hội Di Đà vĩnh hằng vô tận, hướng về Liên trì hải hội thanh tịnh hoan hỷ xán lạn tràn ngập tiếng cười. Hãy nhất tâm niệm Phật cầu nguyện vãng sanh. Đại sư Ấn Quang đã từng nói:

“Ưng đương phát nguyện nguyện vãng sanh.
Khách lộ khê sơn nhậm bi luyến.
Tự thị bất quy quy tiện đắc.
Cố hương phong nguyệt hữu thùy tranh.”
(Vãng sanh phát nguyện đi thôi
Suối non đất khách mặc người quẩn quanh
Quê nhà chẳng chịu về nhanh
Hễ về ắt được ai dành gió trăng.)

2. Giữ vững chí nguyện cầu sanh

Phần nhiều những người niệm Phật hiện đời chưa đạt đến niệm Phật tam muội nên khi sắp lâm chung sẽ có các cảnh giới của thiên đạo hiện ra tiếp độ người đó. Lúc này, người bịnh cần phải định tỉnh duyên tâm vào câu hiệu Phật không đi theo cảnh thiên đạo và đợi chỉ có Phật A-di-đà cùng chư thánh chúng hiện thân đến rước mới đi.

Tịnh độ thánh hiền lục có ghi lại câu chuyện của pháp sư Đạo Ngang đời Đường. Bình sanh, pháp sư chuyên tu niệm Phật cầu nguyện vãng sanh. Đến khi sắp lâm chung bỗng có tiếng thiên nhạc rền vang hư không, pháp sư ngước mắt lên rồi bảo đại chúng: “Chư thiên cung trời Đâu Suất vân tập đến đón rước tôi, nhưng thiên đạo vẫn còn trong nẻo luân hồi không phải là điều tôi ưa thích. Tôi hằng cầu sanh tịnh độ và đợi Phật A-di-đà đến rước mới đi”. Nói xong âm nhạcthiên chúng từ từ ẩn mất trên cao, vừa lúc ấy hương hoa kỹ nhạc từ phương Tây đầy dẫy như mây bay đến xoay vần trên đầu, cả đại chúng đều nghe Pháp sư bảo: “Linh thoại Liên bang đã ứng hiện đón rước tôi, đại chúng ở lại yên ổn, tôi ra đi”.

3. Cảnh giới Phật hiện

Người nào sanh tiềntín tâm kiên cố với pháp môn niệm Phật và một lòng chuyên trì thánh hiệu Phật A-di-đà, khi lâm chung quyết sẽ được Phật A-di-đà cùng chư Thánh chúng hiện thân đến tiếp dẫn. Tuy nhiên, tùy theo sự dụng công có cao thấp mà người niệm Phật lâm chung có thấy Phật hiện sớm hay muộn. Sớm hoặc thấy trước một hai ngày hoặc thấy trước vài ba giờ hoặc thấy trước vài ba phút. Chậm là sau khi người chết chấm dứt hơi thở một sát na sau cùng (thời điểm thần thức rời khỏi thể xác) Phật A-di-đà mới ứng niệm hiện tiền, cũng là lúc người chết thấy Phật vãng sanh Tây phương.

Tất nhiên khi thấy Phật hiện, người niệm Phật phải giữ vững tâm chánh niệm, không chạy theo cảnh mà chỉ một lòng chuyên trì Phật hiệu. Nếu là Thánh cảnh thì càng niệm Phật cảnh Phật càng rõ ràng. Nếu là ma cảnh, trì niệm một lúc cảnh đó liền mất. Bởi vì, ánh sáng Phật làm cho chúng ta cảm thấy êm dịu mát mẻ, không chói mắt, như trong kinh Lăng già nói:

“Phật địa là tối thắng
Trong sạch mầu trang nghiêm
Chiếu hiệu như lửa hừng
Ánh sáng đến khắp nơi
Rực rỡ không tổn mắt
Xoay vần độ ba cõi.”

C. KẾT LUẬN

Tóm lại, lâm chung thấy Phật tiếp dẫn vãng sanh Tây phương là một niềm mơ ước cháy bỏng của người tu Phật nói chung và người tu Tịnh độ nói riêng. Lời ao ước nguyện cầu đó mỗi tối chúng ta thành kính quỳ trước Phật đài hằng đọc: “Thân không bịnh khổ, tâm không tham luyến, ý không điên đảo, như vào thiền định, Phật và thánh chúng, tay bưng đài vàng, cùng đến tiếp dẫn, trong khoảng một niệm, sanh về Cực lạc, hoa nở thấy Phật, nghe Phật thuyết pháp, mau mở Phật huệ…”

Muốn thành tựu lời nguyện cầu trên, trong những ngày còn lại trên trần thế, chúng ta cần phải phát tâm tin sâu, nguyện thiết, nỗ lực trì danh hiệu Phật. Cần rũ sạch vạn duyên, thường tu theo pháp niệm Phật không gián đoạn, như bài thơ của cư sĩ Bạch Cư Dị, một trong những đại thi hào thời thịnh Đường đã viết: “Đi cũng A-di-đà, ngồi cũng A-di-đà, dù gấp như tên bắn, không rời A-di-đà, người đời cứ cười ta, sao cứ lắm Di-đà…”. Một lần nữa, chúng ta hãy đồng tâm hiệp lực chắp tay nguyện cầu và mãi mãi nguyện cầu lên đức Đạo sư A-di-đà Phật thùy từ gia hộ cho tất cả pháp giới chúng sanh sau khi lâm chung đều được vãng sanh thế giới Tây phương Cực lạc.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.