Phương Pháp Căn Bản Của Thiền Thở

19/05/201112:00 SA(Xem: 25102)
Phương Pháp Căn Bản Của Thiền Thở

PHƯƠNG PHÁP CĂN BẢN CỦA THIỀN THỞ
Bạch Nga (Lozang Ngodrub) chuyển ngữ

- Bắt đầu bằng cách hít vào một hơi thở sâu… và khi thở ra, bạn hãy xả bỏ mọi sự căng thẳng nếu có – trong những bắp thịt trên mặt, ở vùng cổ, hai vai và trong bụng.

- Sau đó, không cần thay đổi nhịp thở tự nhiên, bạn hãy tập trung hoàn toàn sự chú ý của mình vào vùng bụng phía dưới rốn – phía trong bụng, ngay dưới rốn.

- Chỉ cần ghi nhận những cảm giác nào khởi lên mỗi khi bạn thở vàothở ra, trong khi vẫn giữ sự tập trung vào sự phồng lên và xẹp xuống của bụng.

- Thân thể của ta chỉ hoạt động trong hiện tại chứ không hoạt động trong quá khứ hay tương lai. Vì vậy, ngay khi bạn chú ý đến thân thể của mình, đến những cảm giác của thân thể, là bạn nhận thức được hiện tại.

- Nếu bạn nhận thấy rằng tâm thức đã đi lan man vào sự suy nghĩ, về quá khứ hay tương lai, chỉ cần ghi nhận điều này và mang sự chú ý của bạn trở lại hiện tại – không cần phê phán hay thất vọng, chỉ cần trở về với những cảm giác của hơi thở vào và thở ra.

- Khi tâm đã hoàn toàn tập trung vào hiện tại, những suy nghĩ tản mạn sẽ bắt đầu lắng xuống, bắt đầu yên lặng. Khi những suy nghĩ tản mạn bắt đầu ngưng lại, bị dẹp yên, thì người ta có thể bắt đầu cảm nhận được sự an lạc hay yên tĩnh trong nội tâm.

- Làm thế nào để những suy nghĩ tản mạn ngưng lại? Hãy hướng tâm vào hiện tại. Và làm thế nào để hướng tâm vào hiện tại? Hãy chú ý vào thân thể của mình, ràng buộc tâm vào thân thể với sự tỉnh thức. Như thế, hãy chú ý vào hơi thở và để cho tâm nghỉ ngơi với những cảm giác của sự phồng lên và xẹp xuống của bụng.

- Những suy nghĩ sẽ tiếp tục khởi lên trong tâm khi bạn theo dõi hơi thở. Chỉ cần ghi nhận chúng khởi lên, tồn tại trong một thời gian ngắn và tự biến mất như thế nào. Đó là bản tính của những ý nghĩ – khởi lên, tồn tại và biến mất – như một áng mây trên trời, không ngừng thay đổi. Chúng ta không cần theo đuổi những ý nghĩ, chúng ta không đồng hóa mình với chúng, chúng ta không cho chúng một sự chú ý hay một tầm quan trọng nào cả. Chỉ cần quay về với sự chú tâm vào những cảm giác của hơi thở vào và hơi thở ra. Đó là đối tượng hành thiền của chúng ta.

Ani Tenzin Tsepal tại Chenrizig Institute 2006

TVHS minh họa:

thientho-hitvao-phongthienthothientho-thora-xep

Xin hồi hướng mọi công đức đến sự toàn giác của tất cả chúng sinh. Mọi sai sót là lỗi của người dịch. Quan Âm Thiền Phật Học Viện, Lozang Ngodrub, Lozang Pema dịch và hiệu đính tại Brisbane, Queensland, tài liệu phân phát nhân dịp Ani Tenzin Tsepal hướng dẫn bàn luận và thiền luận về đề tà̀i trên tại Chùa Linh Sơn, 89 Rowe Terrace, Darra Queensland, vào ngày 28 tháng 4 năm 2007.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/01/2011(Xem: 118291)
03/07/2014(Xem: 21889)
27/09/2010(Xem: 85187)
07/12/2023(Xem: 2763)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.