Danh Mục Đại Tạng Phật Giáo Tây Tạng Kangyur-tengyur

16/12/201312:00 SA(Xem: 36547)
Danh Mục Đại Tạng Phật Giáo Tây Tạng Kangyur-tengyur

DANH MỤC
Đại Tạng Phật giáo Tây Tạng
KANGYUR - TENGYUR

266px-kanjur_tenjurDanh mục Đại Tạng Phật giáo Tây Tạng: Kangyur-Tengyur khoảng trên 5000 tên các tác phẩm Kinh Luận thuộc về truyền thừa Nalanda 
Danh mục bao gồm 4 ngôn ngữ Tạng - Phạn (dạng Latin hóa) - Hoa - Việt
Đính kèm là 3 tập tin đã đươc trình bày theo các dạng:

1. Tạng-Phạn-Hoa-Việt
2. Phạn-Tạng-Hoa-Việt
3. Hoa-Tạng-Phạn-Viêt

Trình Bày Chung


Nam Mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
Nam Mô Đại Trí Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát
Nam Mô Đại bi Quán thế Âm Bồ-tát
Kính Ngưỡng chư Tổ và các Đại Thiện Tri Thức dòng truyền thừa Nalanda

Danh mục Kangyur-Tengyur này (tức danh mục các tác phẩm Phật giáo được lưu truyền từ truyền thống Phật giáo Nalanda Ấn-độ hay một số khác có nguồn gốc từ Phật giáo Tây Tạng) có được do việc tổng hợp từ hai nguồn tài liệu Kangyur-Tengyur khác nhau. Sau đó, tên của từng tác phẩm Phật giáo lại được tra cứu xuyên qua nhiều loại từ điển Phật học để cuối cùng hoàn thành một danh mục tương đối đủ đi cùng với cách phiên âm của thuật ngữ Tạng. Danh mục Kangyur-Tengyur được biết là danh mục giáo pháp hay tác phẩm bao gồm cả Kinh và Luận cuối cùng và đầy đủ nhất của phẩm Đại thừaKim Cang thừa thuộc về truyền thống Nalanda.

Thuật ngữ Hán trích dụng từ hai từ điển chính:
1. Kho Dữ Liệu Số về Tam Tạng Kinh Điển -- Hán Tịch Toàn Văn Phật Điển Kinh Lục Tư Liệu do Hiệp Hội Phật Điển Điện Tử Trung Hoa Phát hành - http://jinglu.cbeta.org/
2. Tam Tạng Danh Điển Truy Cứu -- Hiệp Hội Các Nghiên Cứu Phật Học Trung-Tạng Bắc Mỹ - http://search.stbsa.org/tripitakaindex/

Về phiên âm Tạng – trong tài liệu này có dùng đến hai hệ thống phiên âm: Wylie và phiên âm khác của kho dữ liệu số Đàì Loan Cbeta cung cấp. Tuy nhiên, có nhiều phiên âm hoặc không tìm thấy trong hệ thống Wylie hoặc không tìm thấy trong hệ thống còn lại. Để phân biệt đâu là phiên âm Wylie đâu là phiên âm kiểu trung Hoa thì có thể nhận ra phiên âm Wylie không có các kí tự như ḥ, ṅ, và ā mà thay vào đó là các kí tự ‘, ng, và A.

Thuật ngữ Phạn, do hạn chế về ngôn ngữ, tài liệu này chỉ trình bày các tên tìm thấy và đã được chuyển định dạng sang hệ thống phiên âm dùng chữ Latin chuẩn. Tuy nhiên cũng còn nhiều tác phẩm không tìm thấy tên Phạn tương ứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạn như tài liệu đã thất truyền hay tài liệu đó chỉ xuất hiện tại Tây Tạng mà không có tại Ấn ….

Theo sau một tên tác phẩm Tạng thường có từ một đến hai tên cách phiên âm. Tuy nhiên có khi không có đủ các dạng phiên âm.

Thuật ngữ Việt được dịch lại từ tên Hán. Tuy nhiên, các tên phiên âm có thể hoặc được truy chiếu lại tên gốc Phạn mà dịch ra hay được giữ nguyên tên Phạn ngữ. Việc làm này nhằm vào mục tiêu tránh dùng lối phiên âm của phiên âm Hán tự một cách không chính xác và không giúp truy cứu thêm gì được trên hệ thống Internet vốn có phiên âm Phạn Latin làm

chuẩn mực. Các thuật ngữ được xem là tương tự hay tương đương sẽ được đặt vào trong ngoặc vuông và ngăn cách nhau qua các dấu phẩy ( ‘tên chính [tên tương đương 1, tên tương đương 2]’ ). Vì đây không phải là từ điển tra cứu nên các tên tương đương chỉ có tinh tương đối; có thể có tên tương đương khác mà vẫn không có mặt trong tài liệu này
Hình thức trình bày

Các tác phẩm Phật giáo sẽ được xếp theo bảng mẫu tự Anh ngữ. Có một số tác phẩm trùng tên hay chỉ là dị bản hay do có dịch giả khác đều có thể được lặp lại hay không.
Các tác phẩm có tên dị bản đôi khi được phân cách nhau qua dấu ‘/’ hay dấu ‘\’ Một số phiên âm của một tác phẩm nào đó, do nhận thấy có sự khác biệt so với tên chánh thì có khi được để vào trong dấu ngoặc.

Một số trường hợp về tên dịch do có độ khả tín chưa đủ tin cậy thì sẽ có các dấu ‘?’ đi kèm sau tên đó, dù rằng nhóm làm việc đã cố gắng đối chiếu, xin cẩn trọng ở mức cao trong trường hợp này.
Một số tác phẩm khác như đã nêu thiếu tên Phạn ngữ, thiếu phiên âm theo cách Wylie hay theo cách Hoa ngữ hay có khi ngay cả thiếu vắng tên Hoa ngữ. Trong khi đó, có nhiều tác phẩm không có tên dịch giả hay tác giả kể cả nguồn gốc Ấn (Pāḷi, Sanskrit) hay Tạng.
Thí Dụ:
kangyurtengyurchn
Tham khảo:
1. Kho dữ liệu số về Tam tạng kinh điển -- Hán Tịch Toàn Văn Phật Điển Kinh Lục Tư Liệu do Hiệp Hội Phật Điển Điện Tử Trung Hoa Phát hành - http://jinglu.cbeta.org/
2. Tam Tạng Danh Điển Truy Cứu -- Hiệp Hội Các Nghiên Cứu Phật Học Trung-Tạng Bắc Mỹ - http://search.stbsa.org/tripitakaindex/
3. Hán-Việt Từ Điển -- Paris http://www.hanviet.org/
4. Từ Điển Ngôn Ngữ Nói Phạn-Anh http://spokensanskrit.de/
5. Từ Điển Phạn-Anh Monier Williams http://sanskritdictionary.com/
6. Anh-Hán Từ Điển http://www.tigernt.com/dict.shtml
7. Hán-Anh Từ Điển http://www.mandarintools.com/worddict.html
8. Từ điển Đa Ngữ http://vdict.com/
9. Nhiều Từ Điển Online khác bao gồm Wikipedia.org, Rigpa wiki, ...

Kết:
Ngoài ra chúng tôi có giữ bản Excel của danh mục Kangyur –Tengyur này bao gồm 4 thứ tiếng. Có hơn 5000 danh điển trong đó nhiều tác phẩm trùng tên hay cùng tác phẩm nhưng dịch nhiều lần. Nếu quý vị nào cảm thấy cần thiết xin liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ điện thư đề cập dưới đây.
Rất mong và hoan hỉ được tiếp nhận bổ khuyết bất kì chỗ trống hay sai lạc nào và xin chân thành bái tạ.
Nếu Quý vị có điều chỉnh, thêm thắt hay đóng góp xin hoan hỉ email trực tiếp đến lang.dau@gmail.com để chúng tôi có thể thay đổi bản chính cho thống nhất. Xin tránh sự thay đổi tùy tiện có thể đem lại hậu quả không tốt cho việc định danh các tác phẩm Phật học.
cố gắng hết sức nhưng chắc chắn còn thiếu sót nhiều. Kính mong quý thiện tri thức, quý dịch giả và học giả vui lòng cho biết ý kiến nếu thấy có gì không phù hợp.
Chân thành cảm tạ tất cả các đạo hữu đã góp sức hình thành tài liệu này cũng như tất cả thiện tri thức, dịch giả đã đóng góp công giữ gìn chánh pháp của đức Như Lai.
Ngày 24 tháng 12 năm 2013
Vi Trần Biên Soạn




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/09/2011(Xem: 48588)
11/06/2018(Xem: 131961)
07/09/2011(Xem: 58778)
07/09/2011(Xem: 99829)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.