Thư Viện Hoa Sen

Yếu Lược Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Việt Nam | Thiện Phúc (Song ngữ Việt-Anh)

09/10/20244:57 SA(Xem: 4391)
Yếu Lược Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Việt Nam | Thiện Phúc (Song ngữ Việt-Anh)
THIỆN PHÚC
YẾU LƯỢC
LỊCH SỬ 
PHÁT TRIỂN
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
(ESSENTIAL SUMMARIES OF HISTORY OF DEVELOPMENT OF
VIETNAMESE BUDDHISM)
YEU LUOC LICH SU PHAT TRIEN PGVN
PDF icon (4)YẾU LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM-VIỆT
YẾU LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM-ANH
audio-book2Giọng đọc tiếng Việt
Giọng đọc tiếng Anh


Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

Mục Lục
Lời Đầu Sách     
Phần Một: Phật Giáo Việt Nam & Những Bước Thăng Trầm   
Chương Một: Tổng Quan Về Phật Giáo Việt Nam  
Chương Hai: Vai Trò Của Tăng Lữ Trong Lịch Sử Việt Nam    
Chương Ba: Việt Tạng & Cơ Sở Giáo Dục Của Phật Giáo Việt Nam   
Chương Bốn: Những Bước Thăng Trầm Của Phật Giáo Việt Nam   
Phần Hai: Các Tông Phái Phật Giáo Việt Nam    
Chương Năm: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Bắc Tông  
Chương Sáu: Phật Giáo Nguyên Thủy Tại Việt Nam    
Chương Bảy: Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam     
Chương Tám: Thiền Tông Việt Nam    
Chương Chín: Tịnh Độ Tông Việt Nam   
Phần Ba: Tăng Ni & Cư Sĩ Khai Sáng Các Tông Phái Phật Giáo Việt Nam  
Chương Mười:Khương Tăng Hội: Thầy Tăng Mở Đạo Tại Việt Nam   
Chương Mười Một: Tỳ Ni Đa Lưu Chi (?- 594) &Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi    
Chương Mười Hai: Vô Ngôn Thông (?-826) & Thiền Phái Vô Ngôn Thông    
Chương Mười Ba: Thiền Sư Thảo Đường & Dòng Thiền Thảo Đường  
Chương Mười Bốn: Tuệ Trung Thượng Sĩ & Phật Tâm Ca (1230-1297)    
Chương Mười Lăm: Trần Nhân Tông & Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử     
Chương Mười Sáu: Tôn Sư Minh Trí & Hội Tịnh Độ Cư Sĩ Việt Nam  
Chương Mười Bảy: Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ & Phật Giáo Hòa Hảo    
Chương Mười Tám: Tôn Sư Minh Đăng Quang & Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam   
Chương Mười Chín: Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám & Hội An Nam Phật Học   
Chương Hai Mươi: Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền & Hội Phật Học Nam Việt   
Chương Hai Mươi Mốt: Hòa Thượng Thích Giác Nhiên & Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới   
Chương Hai Mươi Hai: Hòa Thượng Thanh Từ: Vị Tăng Phục Hưng Trúc Lâm Thiền Phái 
Phần Bốn: Tăng Ni & Cư Sĩ Có Công Duy Trì Phật Giáo Việt Nam    
Chương Hai Mươi Ba:Chư Tăng Ni Bác Học Có Công Duy Trì Phật Giáo Tại Việt Nam  
Chương Hai Mươi Bốn: Những Cư Sĩ Học Giả Kiệt Xuất Tiêu Biểu Của Việt Nam 175
Phần Năm: Phụ Lục     
Phụ Lục A: Giáo Lý & Niềm Tin Của Đạo Giáo Nhìn Một Thoáng  
Phụ Lục B: Giáo Lý & Niềm Tin Của Khổng Giáo Nhìn Một Thoáng  
Phụ Lục C: Giáo Lý & Niềm Tin Của Thiên Chúa Giáo Nhìn Một Thoáng   
Tài Liệu Tham Khảo     

 

 

Lời Đầu Sách

 

Phật giáo có lẽ đã được đưa vào Việt Nam bằng đường biển vào đầu thế kỷ thứ nhất. Vào khoảng thế kỷ thứ hai thì tại Giao Chỉ đã có những vị Tăng nổi tiếng, điển hình là ngài Khương Tăng Hội. Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam chưa được phát triển mạnh cho mãi đến năm 580 khi Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, một vị sư Ấn Độ, là đệ tử của Tam Tổ Tăng Xán, trước khi dòng Thiền Trung Hoa bị chia làm hai, Bắc và Nam tông, đã đến Việt Namsáng lập dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Tổ truyền của dòng Thiền đầu tiên nầy chấm dứt sau khi tổ thứ 28 của nó thị tịch vào năm 1216. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó còn rất mạnh ở phía Bắc. Dòng Thiền thứ hai tại Việt Nam được phát khởi bởi một nhà sư Trung Hoa tên là Vô Ngôn Thông, một đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải. Tổ truyền của dòng Thiền nầy chấm dứt vào thế kỷ thứ 13, dù dòng Thiền nầy vẫn tồn tại. Mặc dù hai dòng Thiền nầy không còn tồn tại như những dòng truyền thừa, nhưng chính hai dòng Thiền nầy  đã đặt nền móng vững chắc cho Phật giáo Việt Nam. Dưới thời nhà Đinh (969-981), vua Đinh Tiên Hoàng đã đặt ra Tăng Già Việt Nam được nhà vua bảo trợbổ nhiệm những vị sư nổi tiếng vào các chức vụ trong triều, những chức vụ mà trước kia đều do các học giả Khổng Nho đảm nhiệm. Dưới thời nhà Tiền Lê (981-1009), bộ Đại Tạng bằng Hán văn đầu tiên đã được thỉnh về từ Trung Quốc, làm căn bản giáo điển cho Phật giáo Việt Nam. Thời nhà Lý là thời hoàng kim của nền tự chủ Việt Nam. Năm 1069, vua Lý Thánh Tôn phát động chiến dịch Nam tiến chống lại Chiêm Thành, trong chiến dịch nầy trong số hàng trăm ngàn tù binh bắt được, có một tù binh rất đặc biệt được đưa về kinh đô Thăng Long, một nhà sư Trung Hoa tên Thảo Đường. Với sự hổ trợ mạnh mẽ của vua Lý Thánh Tôn, dòng Thiền Thảo Đường đã được khai sáng. Về sau nầy tông phái Tịnh Độ cũng được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc chiếm vị thế khá mạnh và tồn tại cho đến ngày nay. Ngoài ra, hầu hết những tông phái Phật giáo Trung Hoa đều được truyền bátồn tại tại Việt Nam.

Tập sách nhỏ có tựa đề là “Yếu Lược Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Việt Nam” chỉ nhằm phác họa lại sơ lược về sự phát triển Phật Giáo Việt Nam và một số cao Tăng, các nhà tư tưởng Phật giáo hay học giả vĩ đại mà tác giả ghi nhận được, chứ không phải là một bộ sách nghiên cứu thâm sâu về lịch sử của Phật giáo Việt Nam. Phải thật tình mà nói, khi Phật giáo được truyền sang Việt Nam, giáo pháp nhà Phật hòa quyện một cách tuyệt vời với tín ngưỡng dân gian để trở nên một thứ giáo lý vô cùng đặc biệt như giáo pháp Phật giáo Hòa Hảo chẳng hạn. Dầu bất cứ chuyện gì đã xảy ra, sự am hiểu Phật giáo vẫn luôn luôn là một vấn đề không dễ lãnh hội như những giáo pháp khác. Cuộc hành trình của người tu Phật đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về lịch sử Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách nhỏ có nhan đề “Yếu Lược Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Việt Nam” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu sơ lược về lịch sử phát triển của Phật giáo Việt Nam, một số các hệ phái Phật Giáo tại Việt Nam, Thiền Tông Việt Nam và cách tu tập của tông phái nầy, Tịnh Độ Tông Việt Nam và cách tu tập tịnh độ, Hệ phái Khất Sĩ và cách tu tập của hệ phái nầy; chư Tăng Ni bác học có công duy trì và phát triển Phật Giáo tại Việt NamĐồng thời một số cư sĩ học giả kiệt xuất tiêu biểu của Việt Nam cũng được giới thiệu trong tập sách nhỏ này. Mong cho ai nấy đều thâm nhập giáo lý vi diệu của đức Phật và đều có được cuộc sống tỉnh thức, an lạchạnh phúc.

 

                                                                                        Thiện Phúc

Tạo bài viết
08/10/2014(Xem: 25237)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).