15- Thăm Đài Thánh Tử Đạo Bên Bờ Sông Hương, Lê Quang Thái

22/12/201212:00 SA(Xem: 4445)
15- Thăm Đài Thánh Tử Đạo Bên Bờ Sông Hương, Lê Quang Thái

1963 – 2013
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI
TẬP BA (3/3)
Tuyển tập của 99 tác giả
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘTTẬP HAI ● TẬP BA

Chương Sáu – KIM CƯƠNG BẤT HOẠI
Hoa sen trong biển lửa

15
THĂM ĐÀI THÁNH TỬ ĐẠO
BÊN BỜ SÔNG HƯƠNG
Quang Thái

Trước trí tuệ siêu việt thì ta cúi đầu bái phục
Trước lòng tốt cao thượng thì ta quỳ gối tôn thờ”.

 

Đài truyền hình Việt Nam (kênh VTV1) phát sóng sau 12 giờ ngày thứ ba, 06/05/2008 đưa tin về những sinh hoạt Phật sự trang trọng và sinh động, chuẩn bị cho tuần lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc tại cố đô Huế thật phong phú và đa dạng, để lại nhiều ấn tượng sâu lắng trong lòng người xem.

Trong khoảnh khắc quý giá, những hình ảnh về cảnh quang mới và thông thoáng của đài kỷ niệm Thánh tử đạo ở bờ nam bên chân cầu Trường Tiền Huế được chiếu trên màn hình sắc nét, có tác động thấm sâu vào lòng người xem truyền hình. Thật là xúc động, biết bao nỗi lòng:

“Thương ai, thương hủy thương hoài
Thương thầm, thương kín, thương dài, thương dông”
 (Ca dao Trăm Thương)

daithanhtudao

Cả một niềm thương chung nhân mùa sen nở giữa lòng phố thị náo nức đón mừng ngày đản sinh của Đức Thế Tôn. Thương nhiều, không có tâm phân biệt theo những định kiến. Có từ bi hỷ xả, thì mọi sự thông suốt, mọi việc đều thanh thoát, nhẹ nhàng. Và nói đến những kỷ niệm một thời thì lại gợi nhớ, gợi thương, xuất phát từ lòng tin yêu, độ lượng, hóa giải của giáo lý Từ bi, gắn kết hòa nhập chung cùng với những tinh anh của đạo lý truyền thống của một dân tộc có nền văn hiến lâu đời.

Nhớ chư anh linh những đến tám đoàn sinh Phật tử, còn phới xuân tuổi xuân, đã anh dũng hi sinh vì đạo cả nhiệm mầu, vì đại nghĩa dân tộc tại khuôn viên Đài Phát thanh Huế cũ thời Pháp nạn năm 1963, cách đây vừa tròn 45 năm.

Tám dòng máu thánh thiện đã làm rung chuyển cả hoàn vũ, thức tỉnh lương tri nhân loại khắp năm châu. Tác giả Minh Không, trong sách Sáu tháng Pháp nạn là vị thức giả, từng giữ trọng trách lớn nhất trong ngành ngoại giao thời bấy giờ, đã trích chọn thông tin quốc tế bằng cách trưng dẫn tờ Le Croix, cơ quan ngôn luận của Thiên chúa giáo, để cầu nguyện cho các anh linh tử vì đạo vào đêm mùng tám, rạng ngày mùng 9 tháng 5 năm 1963, tức đêm rằm tháng 4, PL. 2507 tại đài Phát thanh Huế cũ (nay là trung tâm điều hành Lễ hội Festival Huế), tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng. Một ngày giỗ lớn chư anh linh Thánh Tử Đạo lại về giữa mùa sen nở khắp nơi nơi, kể cả giữa dòng sông Hương và trên đường phố tấp nập đủ sắc màu từ muôn nơi đổ về.

Thương mãi, thương hoài chư anh linh Thánh tử đạo cho đến tận ngàn sau. Toát lên từ lời trích “Văn tế chư anh linh tử vì đạo” kể từ Lễ Phật đản PL. 2507 (8.5.1963) tại lễ cầu siêu vào lúc 9 giờ sáng ngày 28.4 âm lịch tại chùa Từ Đàm, gợi lên tình yêu quê hương, dân tộc:

“Phận dưới liên đài,

 Tình trong đạo niệm”

Và một cảm xúc đầy đạo tình:

“Là Phật tử hết lòng hộ pháp, dẫu trăm cay ngàn đắng vẫn không từ;

Phận làm con vì đạo bỏ mình, càng áp bức lại càng thêm dũng khí”.

Lịch sử đông tây xưa nay đã chỉ ra rằng, lập Thánh đài để tưởng nhớ, để kỷ niệm, để ai ai tham quan đền đài tự soi lại chính mình, xem mình đã làm gì để biết hỗ thẹn và sám hối, tri ân.

Năm nay, Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản PL. 2552 tại Thừa Thiên Huế đã cho dựng Phật đài trang trọng ở công viên Thương Bạc, nằm đối chân với đài Thánh Tử đạo, có ý nghĩa rất cao. Vì đó là ý nghĩa biểu trưng cho con đường giải thoát, lấy phương châm “duy tuệ thị nghiệp” làm ánh sáng soi đường: chúng sinh là Phật sẽ thành như lời Thế Tôn đã dạy.

trí tuệ, giàu tình thương thì mới giác ngộ. Quay đầu là bến. Người giác ngộ nhận chân được rằng “vọng động tứcsinh tử”, đó là một thứ sinh tử siêu thế gian – sinh tử của các thánh giả. Chỉ có những bậc uy dũng, bậc đại trí, đại chí, đại hạnh, như những con chim đại bàng mới vỗ cánh, vươn mình đến tuyệt đỉnh của vô cùng mà thôi.

Nhân Đài truyền hình Việt Nam đưa tin về Đài Thánh tử đạo, nhân tuần lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc, PL. 2552-2008, mà lòng tôi thầm ước nguyện chư Thánh tử đạo thị hiện về giữa đêm rằm vằng vặc trăng sao, hòa cùng hương thơm của đất trời, đón mừng ngày Đản sinh của Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni:

 

“Ta từ sinh tử về chơi

Ngồi trên chóp đỉnh mỉm cười với trăng”

(Huyền Không)

Huế, mùa sen nở PL. 2552

Source: http://www.phattuvietnam.net/index.php?nv=News&at=article&sid=3414

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 46984)
31/05/2012(Xem: 10725)
16/10/2014(Xem: 25732)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.