Tín Ngưỡng Quán Thế Âm Thích Phước Đạt

02/10/201012:00 SA(Xem: 15474)
Tín Ngưỡng Quán Thế Âm Thích Phước Đạt

TÍN NGƯỠNG QUÁN THẾ ÂM
Thích Phước Đạt

quantheamKhông phải đợi đến ngày vía Đức Quán Thế Âm, giới Phật tử mới thành tâm lễ bái, cầu nguyện và tưởng niệm mà hình tượng Ngài đã đi sâu vào tâm thức trong đời sống tu tập tâm linh của mọi người con Phật. Niềm tin bất động ấy đã trở thành tín ngưỡng tôn giáo, không chỉ thể hiện qua lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức hàng năm vào các ngày vía Ngài mà còn tác động khá rõ nét vào đời sống văn hóa cộng đồng qua nhiều lĩnh vực khác nhau.

Theo các nhà nghiên cứu Phật giáo thì tín ngưỡng Quán Thế Âm rất phổ biến ở các nước Phật giáo Bắc truyền. Việc dịch kinh điển về tín ngưỡng Quán Thế Âm có từ rất sớm. Người đầu tiên phải kể đến là Chi Cương Lương Tiếp, nước Đại Nhục Chi đã dịch kinh Pháp Hoa Tam Muội (6 quyển) vào năm 255 tại Giao Châu (miền Bắc Việt Nam) cùng với nhà sư Thích Đạo Thanh phụ dịch. Ngài Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch phẩm Quán Thế Âm Phổ môn trong kinh Chính Pháp Hoa vào năm 286. Ngài Đàm Vô Kiệt dịch kinh Quán Thế Âm Bồ tát thọ ký… Ngoài kinh Pháp Hoa còn có kinh Vô Lượng Thọ được ngài Khang Tăng Khải dịch vào năm 252 đời Tào Ngụy; kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập pháp giới do ngài Phật Đà Bạt La dịch, nói rộng về hạnh lợi tha của Bồ tát Quán Thế Âm; kinh Thập Nhất Diện Quán Thế Âm thần chú do ngài Da Xá Quật Đa dịch vào thời Bắc Chu thì nói rõ về phước đức và sự linh nghiệm của việc xướng danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm… Nhờ các bản kinh này được phiên dịch làm cho tín ngưỡng Quán Thế Âm phát triển rộng rãi.

Căn cứ vào các bản kinh nói trên, thì danh hiệu của Bồ tát Quán Thế Âmbản nguyệnnăng lực là “quán sát" và “lắng nghe” những âm thanh kêu gọi cứu khổ của chúng sinhmở lòng cứu độđiều kiện. Cũng vì đó mà hàng Phật tử tôn kính, thờ tự, ngưỡng nguyện Ngài mọi lúc, mọi nơi trong sự độ trì của Ngài.

Diệu Pháp Liên Hoa kinh, phẩm Phổ mônbản kinh khá quen thuộc và được giới Phật tử hành trì theo công hạnh cũng như tiếp nhận sự gia trì, che chở từ năng lực huyền thâm của Ngài. Năm 406, đời Dao Tần, Cưu Ma La Thập đã dịch kinh này sang Hán ngữ.

Nội dung phẩm Phổ môn chủ yếu là đề cập đến công hạnh cứu khổ cứu nạn của Bồ tát Quán Thế Âm trước những khổ đau và hệ lụy của chúng sanh. Theo phẩm kinh này thì khi chúng sinh gặp khổ nạn, chỉ cần niệm danh hiệu Bồ tát, tức thời Ngài quán sát âm thanh ấy mà đến giúp. Điều đáng nói trong bản kinh này là người hành trì sẽ đón nhận một trong những hóa thân Ngài đến cứu độ trong mọi hoàn cảnh, tình huống khổ đau, hoạn nạn, hiểm nguy, bệnh hoạn… và vô lượng sự nhiệm mầu khác nữa.

Theo kinh Bi Hoa, xuất phát từ ý nguyện độ sinh, hướng dẫn linh thức của người hằng niệm Phật với tâm tịnh tín, một lòng hướng nguyện sinh về cõi Cực Lạc, Ngài với Đức Đại Thế Chí cùng trợ hóa đắc lực cho Đức A Di Đà, tiếp dẫn chúng sinh về Cực Lạc.

Ngoài ra, hình tượng Quán Thế Âm còn được biểu trưng cho vị Bồ tát hóa độ xuyên suốt thời giankhông gian kể từ khi Đức Phật Thích Ca thị hiệncõi Ta Bà cho đến lúc Phật Di Lặc đản sinh và hơn thế nữa. Chí nguyện đó trở thành cơ sở cho niềm tin bất diệt trong tâm thức người Phật tử, vì vậy Đức Quán Âmý nghĩa như là toàn bộ giá trị thăng chứng trí tuệ, giác ngộ giải thoát, sự chứng đắc quả vị Phật, luôn hiện hữu trong mọi chúng sinh

Đây chính là hạt nhân quan yếu mà con người thường hướng nghĩ và niệm tưởng về Ngài với ước nguyện mong cầu khả năng chuyển hóa từ năng lực “biết quán sát và lắng nghe”. Sự hóa hiện mầu nhiệm cùng với những đức năng được nhiều bản kinh Bắc truyền mô tả, Ngài được biểu trưng bằng những hình ảnh khác nhau. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh Cửu diện Quán Âm, Thập nhứt diện Quán Âm, Tống tử Quán Âm, Quán Âm nghìn mắt nghìn tay…

Tuy nhiên, chính sự đa năng và tùy duyên hóa độ này mà Ngài được tôn vinh bằng nhiều danh hiệu khác nhau để khái quát trong việc cứu độ theo từng lĩnh vực, chức năng chuyên biệt gắn liền những sự tích thiêng liêng. Chẳng hạn, khi nói đến “Nam hải Quán Âm” có nghĩa Ngài đang là vị Phật chủ tể biển Nam để cứu độ những sinh thể đang trôi giạt ở đó. Ngài thường cảm ứng, chia sẻ nỗi đau với những người phụ nữ hiếm con, hay muộn con mà thị hiện cứu độ nên có danh hiệu “Tống tử Quán Âm”. Ta còn bắt gặp hình tượng Quán Âm được thờ trong chùa, các tư gia mặc áo trắng tinh khiết, có danh hiệu “Bạch y Quán Âm”, hoặc là hình tượng Ngài ngồi một cách thoải mái, biểu thị sự cứu độ chúng sinh một cách “vô tư” mà có danh hiệu “Tự tại Quán Âm”.

Tiếp cận các bản kinh Bắc truyền có liên hệ đến Ngài, sự đa dạng phong phú qua các danh hiệuhình thức thờ tự Ngài thường gắn liền với ý nghĩa biểu tượng của giáo pháp, sự hành trì đi đến giải thoát. Chẳng hạn, hình tượng Tứ thủ Quán Âm (bốn cánh tay) là biểu tượng giáo pháp Bốn tâm vô lượng: từ, bi, hỷ, xả. Chính bốn tâm vô lượng trở thành phương tiện hữu dụng để Ngài hóa độ cùng khắp, xứng danh “đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn, linh cảm”. Hay hình tượng Dương liễu Quán Âm, tay cầm bình nước cam lồ và tay kia cầm cành dương liễu. Cả hai đều có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc về giáo pháp tự độ, độ tha mà người Phật tử hướng đến. “Giọt nước cành dương”, trong đó bình nước cam lồhình ảnh biểu trưng chuyển tải từ bitrí tuệ. Nhành dương liễu biểu thị sự linh động, uyển chuyển, chuyển hóa, tùy căn cơ, tùy thuận chúng sinh trong mọi hoàn cảnhcứu độ

Trong các thời khóa hành lễ, mở đầu bao giờ cũng trì niệm thần chú Đại Bi. Thần chú này có ý nghĩa quan trọng, công năng mầu nhiệm không thể nghĩ bàn. Thần chú “Án ma ni bát di hồng” cũng mang giá trị tâm linh mầu nhiệm, một khi đang đắm chìm trong khổ đau mà biết chí thành trì niệm chú này thì Bồ tát hóa hiện cứu độ ngay lập tức. Chính sự nhiệm mầu linh cảm của Đức Quán Âm nên chúng sinh hiện hữu ở đời cảm nhận Ngài luôn dõi mắt và lắng nghe từng nhịp đập con tim của họ chẳng khác người mẹ trông con. Vì thế mà Ngài trở thành mẹ hiền Quán Thế Âm, dân gian còn gọi là Phật Bà. Từ đó, nói đến “Quán Âm” là nói đến sự hiện thân của lòng từ bi cao cả, tột cùng của chư Phật và Bồ tát ba đời. Mặc dầu các ngài như Văn Thù, Phổ Hiền, Di Lặc… đều có hạnh nguyện từ bi như Ngài, nhưng trong các vị Bồ tát cứu độ chúng sinh thì Quán Thế Âm là vị Bồ tát được sùng bái, trì niệm, phổ cập vào quần chúng nhất. Thậm chí, bất kỳ sự linh nghiệm nào mà người ta đón nhận được từ trong khó khăn, nguy hiểm hay an vui, thuận lợi đều được xem là có sự cứu độ của Ngài. 

Sự mầu nhiệmhóa thân của Đức Quán Thế Âm còn tác động vào đời sống văn hóa các nước ở nhiều lĩnh vực, nhất là văn học, văn hóa và nghệ thuật. Ở Trung Hoa xuất hiện việc sáng tác một số kinh điển văn học tín ngưỡng Quán Thế Âm nhằm giải thích, sớ giải nghĩa lý về hình tượng Quán Thế Âm. Chẳng hạn như ngài Trí Khải dựa vào phẩm Phổ môn, kinh Pháp Hoa mà soạn Quán Âm huyền nghĩa, Quán Âm nghĩa sớ, Thỉnh Quán Âm sám pháp… Ngoài ra, những sáng tác nghệ thuật kiến trúc tự viện, mỹ thuật trang trí hình tượng Quán Thế Âm rất phong phú, đa dạng. Các nghệ nhân phóng tác tùy theo sự giao cảm, lòng tin và ứng nghiệm mà tạo tượng Quán Âm ngồi trên sò, Quán Âm ngồi trên sườn núi trong biển cả, tượng Quán Âm tay xách giỏ cá… Tượng Bồ tát Quán Âm được tôn trí trong thạch động Đôn Hoàng chiếm gần một nửa, cho thấy tín ngưỡng Quán Âm rất thịnh hành

Nhật Bản cũng rất sùng kính Bồ tát Quán Thế Âm. Theo Phù Tang lược ký thì Suy Cổ Thiên hoàng có ban sắc khắc tượng Quán Thế Âm bằng gỗ thơm trầm thủy; Thánh Vũ Thiên hoàng và hoàng hậu Quang Minh triều Nara kiến lập Quốc Phân Ni tự, tôn trí tượng Quán Thế Âm, tạo 177 pho tượng và chép 177 quyển kinh Quán Thế Âm để cầu nguyện cho thái tử hết bệnh. Tín ngưỡng Quán Thế Âm vào thời Bình An cũng rất phổ cập. Có gần 500 tác phẩm điêu khắc, hội họa qua các thời đại, hiện được xếp vào hàng quốc bảo. Ngoài ra, các tác phẩm kinh văn nói về sự linh nghiệm của Quán Thế Âm cũng được ghi nhận khá nhiều như Quán Âm cảm thông truyện, Quán Âm tân nghiệm lục, Quán Âm diệu ứng tập…

Việt Nam, từ khi kinh Pháp Hoa được dịch ngay từ thời du nhập đến nay, tín ngưỡng Quán Thế Âm đã phát triển mạnh mẽ trong đời sống văn hóa cung đình cho đến đời sống văn hóa dân dã. Từ việc vua chúa xây chùa biểu đạt tâm thức người Việt như chùa Một Cột cho đến dựng tượng đài Quán Thế Âm khắp nơi, cũng như tôn trí các bức tượng Quán Thế Âm qua nhiều mẫu thức khác nhau trong các tự viện, tịnh thất, cho thấy sự sáng tạo mỹ thuật hội họa, điêu khắc trong trực cảm tâm linh của quần chúng đối với Ngài thật là tương thích, đa dạng và nhiệm mầu. Có những bức tượng, ảnh tượng ngày nay đã được trở thành báu vật quốc gia được lưu giữ ở trong các tổ đình và bảo tàng quốc gia. Sự tác động của tín ngưỡng Quán Thế Âm còn đi vào sự thể nhập trong văn học nước nhà. Các truyền thuyết Quán Âm Diệu Thiện, Quán Âm Thị Kính, Nam Hải Quan Âm… đã đi vào tâm thức người Việt như dòng chảy văn hóa Việt Nam đang lưu chuyển trong dòng máu Lạc Hồng để tạo ra những mẫu người Phật tử Việt Nam chí thành với đạo và tận tâm với đời để cùng nhau xây dựng đời sống an lạc. Đây chính là giá trị tâm linhtín ngưỡng Quán Thế Âm đem lại cho cõi đời này.
 
Thích Phước Đạt 
(Giác Ngộ)

4-04-2007 05:45:23
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.