Phần Iv Nở Hoa Trong Tốt Lành

17/05/201212:00 SA(Xem: 5520)
Phần Iv Nở Hoa Trong Tốt Lành

J. KRISHNAMURTI
GHI CHÉP tại NHÀ BẾP
1001 Bữa trưa cùng J. Krishnamurti
THE KITCHEN CHRONICLES
1001 Lunches with J. Krishnamurti
 Tác giả: Michael Krohnen
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 4-2011–

Phần IV
NỞ HOA TRONG TỐT LÀNH
Chương 21
HÒA BÌNH TRÊN QUẢ ĐẤT
Món khai vị
Xà lách xanh lật qua lại trộn với nước xốt dầu ô liu và gia vị hay đậu phụng.
Xà lách cần tây trong nước xốt cải mù tạt và ớt.
Xà lách đậu xanh lạnh với hành, mùi tây, dầu ô liu và chanh, tô điểm với hạt hướng dương rang.
Món chính
Gạo wild, với nho Hy lạp, nụ bạch hoa giầm, và hạt thông.
Đậu lăng Hy lạp trộn với hành cà chua và cần tây.
Bông cải xanh hầm phục vụ cùng nước xốt dầu ô liu và nụ bạch hoa giầm.
Món tráng miệng
Kem xoài, chế biến bởi cơm xoài và kem.
Trái cây tươi theo mùa.
Bánh cookies bơ đậu phộng.

 

 

T

rong khi Krishnamurti đang thực hiện những nói chuyện hàng năm lần thứ hai mươi tư tại Saanen, Thế vận hội mùa hè lần thứ XXIII đang được tổ chức, không có Liên sô, tại Los Angeles tháng bảy và tháng tám năm 1984. Một số hành động Olympic tràn vào Ojai Valley, khi những cuộc tranh tài được thực hiện tại Lake Casistas gần bên.

 Đầu tháng chín, khi Krishnamurti đang kết thúc Những Nói chuyện Brockwood Park, chúng tôi đang trải qua một đợt nóng đầu tiên, nhiệt độ lên tới 106˚F (41˚C) trong nhiều ngày liên tiếp cho đến khi chấm dứt. Cũng có một sự kiện thiên thể lạ lùng đang xảy ra tại thời gian đó, mà nhìn thấy rõ ràng trong bầu trời hướng tây: một hàng thẳng của những hành tinh chính – sao Kim, sao Thổ, sao Hỏa và sao Mộc. Tôi thật phấn khích khi quan sát những vì sao trên bầu trời như những điểm sáng của ánh sáng tương phản màu sắc của bầu trời hoàng hôn.

 Ngày 26 tháng mười, Krishnamurti và Mary Z. khởi hành từ nước Anh để đi New Delhi, Ấn độ. Vài ngày sau, ngày 31 tháng mười, Indira Gandhi, thủ tướng Ấn độ, mà rất kính trọng Krishnamurti và thường tìm kiếm lời khuyên nơi ông, bị ám sát tại nơi ở của bà ấy bởi hai người cận vệ. Krishnamurti đang ở không xa nhà của bà ấy lắm và mau chóng rời thành phố để tránh những hỗn loạn chính trị và những nổi loạn lan tràn, trong đó trên hàng ngàn thường dân vô tội bị chết. Ngoại trừ những thay đổi không đáng kể, ông tiếp tục thời khóa biểu nói chuyện của ông, trong khi Mary Z. đã bị bệnh, quay lại Ojai vào cuối tháng giêng.

 Theo cùng bởi Asit Chandmal, Krishnamurti đến Ojai vào ngày 17 tháng hai năm 1985. Bị kiệt sức bởi sự đi lại và lịch trình làm việc quá bận rộn của ông, ông trải qua ngày hôm sau trên giường, nghỉ ngơi và khôi phục năng lượng của ông.

 Cho bữa ăn trưa ngày hôm sau, tôi chuẩn bị món xà lách ô liu và bắp, món xốt bơ guacamole, súp đậu xanh, cà chua, thìa là, với bánh quiche rau spinach ba miếng phó mát, bông cải xanh với nước xốt olivos, và xà lách trái cây và yoyurt cho món tráng miệng. Có mười một người khách, và mỗi người đều vui mừng khi gặp lại ông, hỏi han về thời gian ông ở Ấn độ. Ông và Mary Z. kể lại sinh động cho chúng tôi về những sự kiện hỗn loạn quanh vụ ám sát Indira Gandhi.

 Mặc dù ông cảm thấy khao khát và vui mừng khi quay lại Ojai, trông ông có vẻ mệt mỏi lắm. Trong khi chúng tôi đang dọn dẹp bàn ăn. Tôi nhận xét về số lần đi lại quá nhiều mà ông đã vừa thực hiện. Ông nhìn tôi bằng hai mắt ân cần và nói, “Bạn biết, thưa bạn, tất cả mọi đi lại bằng máy bay, tầu thuyền và xe hơi này không tốt lắm cho các cơ quan cơ thể. Chúng ta đã thực hiện công việc đi lại suốt bảy mươi năm, hay nhiều hơn. Nó làm bất an, gây rối loạn cơ thể. Luôn luôn cần thời gian để làm dịu lại và điều chỉnh. Nếu nó không di chuyển liên tục, cơ thể có lẽ sống lâu hơn – có lẽ một trăm năm, hay thậm chí có lẽ một trăm hai mươi năm. Vì vậy, hãy ở yên một chỗ và theo một sống yên lặng.”

 Tôi hiểu rõ điều gì ông đang nói nhưng hơi ngờ vực, bởi vì tôi thích đi lại và có dòng máu du mục trong tôi.

 

*

 

Đến chủ nhật, ngày 24 tháng hai, Krishnamurti đã khôi phục năng lượng rực sáng của ông và háo hức muốn học hành thêm nữa về ngôi trường của ông. Khi mười hai người chúng tôi đang nói về những khó khăn của chương trình nội trú mới được thành lập, ông bắt đầu hồi tuởng về Happy Valley School, mà ông và Aldoux Huxley đã giúp đỡ để thành lập nhưng từ đó ông đã tự tách ra sau chỉ vài năm. “Bạn thấy,” ông nói, “đầu tiên nó xảy ra tại Happy Valley School cũ, cùng những vấn đề – hút thuốc, uống rượu, thuốc men, tình dục, và vân vân. Lúc này bạn có chúng ở đây. Câu hỏi cơ bản là: ‘Bạn sẽ làm gì với những em học sinh này?’ Liệu bạn sẽ cho em sự nhàn nhã? Liệu bạn sẽ cho em sự giải trí? Hay liệu bạn sẽ có một chương trình nghiêm ngặt, khiến cho các em bận rộn từ sáng đến khuya? Bạn thấy nó làm gì cho các em học sinh. Bạn sẽ đang nuôi dưỡng một phân chia trong các em – công việc đối nghịch với thời gian rảnh rỗi – mà là sự phân chia thực sự của sống.”

 Sau khi bàn luận về tình hình nội trú khá lâu và đồng ý nhu cầu phải có một chương trình cân bằng, chúng tôi bắt đầu bàn về những tiếp cận trái với thông lệ đến sức khỏe và bệnh tật. Tôi đề cập phương pháp Bircher-Benner về chữa trị những bệnh tật kinh niên qua một chế độ ăn uống hàng ngày gồm thực phẩm chay được nấu chín hoặc sống. Tôi đã sử dụng một số trong những nguyên tắc ăn uống này khi chuẩn bị những bữa ăn ở đây.

 “À, vâng, Bircher-Benner,” ông nói. “Tôi đã ở tại bệnh viện của họ gần Zurich trong vài tuần lễ.”

 “Ông đã đến đó cho một mục đích đặc biệt, Krishnaji?” tôi hỏi.

 “Nó là vào năm 1960, sau ca nhiễm trùng thận ở Ấn độ; họ khám nghiệm tôi và yêu cầu một thực đơn nghiêm ngặt.”

 “Loại thức ăn nào họ yêu cầu ông ăn, thưa ông?”

 “Họ chủ yếu cho tôi ăn bí xanh – tươi và chín – trong tất cả mọi hình thức và những chuẩn bị. Nó chữa trị tôi đến mức độ nào đó, nhưng sau một khoảng thời gian quá chán khi phải ăn một món y hệt lặp đi và lặp lại.”

 Chúng tôi cười bởi bộ mặt méo mó mà ông làm bộ. Người nào đó đưa ra sự chữa trị thuộc một loại khác, và cái tên Vimala Thakar được đề cập. Bà ấy là một người hoạt động Ấn độ rất nổi tiếng. Trong một trong những quyển sách, bà ấy miêu tả làm thế nào một căn bệnh tai trầm trọng, mà nhiều bác sĩ y khoa chuyên môn không thể chữa trị, đã được chữa khỏi bởi Krishnamurti qua sự tiếp xúc bởi hai bàn tay của ông. Một giáo viên hỏi ông về trường hợp này, nhưng ông có vẻ khá miễn cưỡng khi nói về nó, bởi vì sự khẳng định liên tục của người phụ nữ đó rằng việc đặt hai bàn tay của ông đã giúp ích nhiều hơn chữa trị bằng thuốc men cái tai của bà ấy – nó cũng ban tặng môt loại của khai sáng cho bà ấy.

 Ông nhìn ngắm hai bàn tay dài, thon thả của ông và đăm chiêu, “Mẹ tôi cũng bảo trước cho tôi rằng tôi có quyền năng chữa trị trong hai bàn tay của tôi.” Ngước nhìn chúng tôi, ông ngượng ngùng nói, “Tôi muốn kể cho các bạn một câu chuyện vừa mới xảy ra cho tôi, nếu các bạn cho phép. Và làm ơn, tôi không đang cố gắng khoa trương như một người chữa bệnh hay một người làm phép lạ. Tôi thực sự không thích loại quảng cáo đó. Vì vậy, làm ơn đừng đi loanh quanh và la lên rằng Krishnamurti là người chữa bệnh. Việc này xảy ra ở Madras, một buổi chiều, và tôi đang dạo bộ dọc theo bãi biển tại Adyar. Có nhiều cái chòi câu cá ở đó và vài ngôi nhà phía sau nó. Một cậu trai nhỏ khoảng mười bốn tuổi chạy đến gặp tôi từ một trong những ngôi nhà đó và nắm chặt tay tôi và cám ơn tôi rối rít. ‘Cám ơn ông, thưa ông, cám ơn ông về việc gì ông đã giúp đỡ,’ cậu bé nói. Tôi không biết nó là việc gì, vì vậy tôi hỏi cậu bé, ‘Bạn cám ơn tôi về việc gì?’ Và cậu bé nói, ‘Con thấy ông vừa đi đến đây và nhận ra ông. Ông không nhớ con sao, thưa ông? Ông chữa bệnh cho mẹ con cách đây một năm. Mẹ bệnh rất nặng, và chúng con đến gặp ông và mang mẹ đến phòng của ông. Và lúc này mẹ bình phục rồi và có thể đi lại được.’ Cậu ta cứ cám ơn tôi rối rít. Sau đó tôi nhớ ra rằng năm ngoái một chiếc xe hơi đã lái thẳng đến trước Vasanta Vihar. Toàn gia đình ra khỏi xe, nhiều trẻ em trong số họ, và họ khiêng người mẹ trên một cái cáng lên thẳng trên lầu nơi tôi đang ở lại. Họ nài nỉ tôi giúp bà ấy. Bà ấy chắc chắn đang ở trên ngưỡng cửa của cái chết, không thể chuyển động hay nói chuyện, và những bác sĩ dường như không thể chẩn đoán căn bệnh của bà ấy hay làm bất kỳ việc gì về nó. Thế là, tôi bảo họ đặt cái cáng trước phòng của tôi và để tôi lại một mình với bà ấy. Sau chốc lát bà ấy hồi tỉnh lại và có thể đứng dậy với sự trợ giúp nào đó.”

 Người giáo viên háo hức muốn biết rõ những chi tiết của tiến hành chữa trị thực sự và hỏi, “Ông thực sự làm gì, Krishnaji?”

 Thỉnh thoảng, khi những câu hỏi trở thành quá cá nhân hay đòi hỏi những thông tin quá sâu và không cần thiết, ông có thể trở thành bậc thầy của sự lảng tránh khéo léo. Ông phác một cử chỉ lịch sự của ‘hiểu nó ngay đó’ và trả lời hơi hơi bí ẩn, “Chúng ta đã làm điều gì chúng ta có thể.” Tiếp tục câu chuyện của ông, ông nói, “Họ phải giúp bà ấy khi bà ấy đi xuống cầu thang, nhưng bà ấy có thể đi được. Tất cả họ đều cám ơn tôi, và đó là tất cả. Cậu bé trên bãi biển, cậu con trai của bà ấy, đang cầm bàn tay của tôi, lúc này mời tôi đến nhà của họ và gặp gia đình của cậu bé. Tôi cám ơn cậu bé và xin lỗi. Và đó là câu chuyện.”

 Ông yên lặng, và câu chuyện hiện ra trước mắt tinh thần của chúng tôi giống như một ảnh ba chiều, phơi bày ma thuật lạ thường của con người từ bi này, mà sự hiện diện của người ấy được đan quyện vào chính kết cấu thuộc những sống riêng của chúng tôi giống như một sợi chỉ bằng vàng.

 

*

Kỳ nghỉ cuối tuần tiếp theo, ngày 2 tháng ba, Krishanamurti gặp gỡ những giáo viên lần đầu tiên. Chúng tôi bàn luận về sự phân chia lan tràn trong những sống của chúng tôi và cũng cả sự chuyển động của những chuyên môn hóa, mà đã phân chia sống thành công việc và nhàn rỗi, vì vậy đang tạo ra một nguồn của sự xung đột. Chúng tôi bị trói buộc trong một vòng tròn hiểm độc của những vấn đề vô tận. Mặc dù chúng tôi không hiểu rõ về qui trình suy nghĩ của chúng tôi, chúng tôi liên tục, dù là không đúng cách, sử dụng suy nghĩ, dụng cụ chính của hành động và sinh tồn của chúng tôi. Việc này tự nhiên sinh ra mọi loại vấn đề. Sự khó khăn bị làm cho tồi tệ hơn bởi sự kiện rằng chúng tôi tìm kiếm để giải quyết chúng bằng việc sử dụng sự suy nghĩ, chính dụng cụ mà đã gây ra chúng từ lúc đầu.

 Trong khi chúng tôi đang thực hiện chuyến hành trình của thâm nhập vào những cái trí của chúng tôi, cùng những vấn đề của chúng, một cơn mưa đá trút xuống đột ngột tạo ra những tiếng lộp bộp cực mạnh trên mái nhà và những khung cửa kính. Nhìn ra ngoài sân, tôi thấy mặt đất bị bao phủ bởi một tầng mỏng của những viên đá, những cục đá tròn láng bóng màu trắng lóng lánh thật mau chóng tan chảy. Vì lý do nào đó tôi thâu nhận nó như một điềm báo tốt lành.

 Suốt bữa ăn trưa ngày thứ hai kế tiếp, Krishnamurti đề cập một quyển sách mà ông vừa bắt đầu đọc, Breaking with Moscow Tuyệt giao với Moscow, viết bởi Arcady Shevchenko. Tác giả đã là nhân viên ngoại giao Sô viết có thứ hạng cao nhất, một phó tổng thư ký tại Liên hiệp quốc ở New York, cho đến khi ông vừa bỏ đảng qua nước Mỹ. Sau khi được thẩm vấn và được công nhận là tị nạn chính trị, ông ấy bắt đầu lọt tin tức ra ngoài công chúng rất đầy đủ. Krishnamurti bị cuốn hút bởi chuyện kể lần đầu tiên của ông ấy về mưu đồ vận động ngầm trong bộ sậu cấp cao của sự thiết lập củng cố chính trị Sô viết. Ông háo hức bàn luận những chi tiết của quyển sách với Theo Lilliefelt, giữ chức vụ ngoại giao L.H.Q. trước đây, người đã đề nghị ông đọc quyển sách đó. Ông bị kinh hoàng bởi những tiết lộ yếm thế bi quan giữa những người lãnh đạo chóp bu của Sô viết, sự trục lợi trơ trẽn của họ về quyền hành cũng như về đặc quyền, và sự tham nhũng không thể cứu vãn được của họ. Suốt vài bữa ăn trưa tiếp theo, ông đều đặn kể lại cho chúng tôi những phần đọc xong mỗi ngày. Ông chỉ không thể tưởng tượng nổi chiều sâu của sự thoái hóa của họ.

 “Thưa bạn,” ông nói với Theo, “thật không thể tin được làm thế nào họ nói một việc và làm một việc hoàn toàn khác hẳn. Trong khi những người khác đang chết đói, những người chính trị này giả vờ rằng đang hầu hạ họ, nói vô tận về nhân dân – nó đã tạo ra những tốt đẹp như thế nào cho nhân dân, và vân vân. Nhưng họ chỉ đang phục vụ cho chính họ. Nó chỉ đang cho cái tôi cũ kỹ sự tốt đẹp – những chiếc xe hơi thượng hạng, những ngôi nhà, những lễ hội và những bữa tiệc hoành tráng – bạn biết, tất cả sự tham nhũng và suy đồi mà họ gây ra. Và những người này là những người đứng đầu của chính thể cộng sản, với quyền hành khủng khiếp, đang kiểm soát vũ khí hạt nhân. Họ định đoạt phương hướng tương lai của nhân loại – điều đó thật kinh hoàng,”

 Thông thường, ông rất ngờ vực về bất kỳ những hệ thống chính trị xã hội nào được sáng chế bởi sự suy nghĩ của con người, bởi vì chúng luôn luôn bị sai lầm bởi một cấu thành cơ bản, bản chất của con người. Đối với ông, chủ nghĩa quốc gia trong bất kỳ hình thức nào không là gì cả ngoại trừ một dạng tôn vinh của chủ nghĩa bộ lạc, sự tiếp tục của những phân chia, những thành kiến, những sợ hãi, những hận thù, và những chiến tranh từ khi có con người trên quả đất. Nhưng ông nhận ra ‘cái giả dối như cái giả dối, cái sự thật như cái sự thật, và cái sự thật trong cái giả dối’, như ông diễn tả nó. Không tán thành bất kỳ hình thức đặc biệt nào của chính phủ, ông ưa thích sự dân chủnhận biết rõ ràng những chất lượng của những hệ thống chuyên chế – thực chất đều hủy diệt và xấu xa. Thật ra, ông thường nói, “Quyền hành trong bất kỳ hình thức nào đều xấu xa.”

 Breaking with Moscow Tuyệt giao với Moscow có vẻ cung cấp cho ông chứng cớ đầu tiên, không thể bác bỏ được rằng hệ thống Cộng sản bị thối nát đến tận xương tủy, lừa dối nhân dân riêng của họ cũng như thế giới bên ngoài, và đang đe dọa nghiêm trọng đến hạnh phúc của nhân loại. Tôi cũng đọc quyển sách nhưng cảm thấy hơi nghi ngờ về những khía cạnh nào đó của quyển sách. Tôi nói lên những nghi ngờ của tôi tại bàn ăn.

 “Krishnaji,” tôi hỏi, “ông không nghĩ rằng trong nhiều cách tác giả có những động cơ kín đáo, đặc biệt trong việc cố gắng tự tẩy rửa chính ông ấy bằng cách miêu tả sinh động những kẻ thù của ông ấy như quá nhiều thoái hóa tồi tệ? Rốt cuộc, ông ấy cũng đã là một người vận hành có cấp bậc cao trong nhiều năm, cũng góp phần hoàn toàn trong tất cả sự thoái hóa này?”

 Có vẻ ông không quan tâm theo đuổi hướng nhận xét của tôi và trả lời, “Không, không, thưa bạn. Chỉ thấy điều gì ông ấy đang nói.”

 Khoảng thời gian này, giữa tháng ba năm 1985, người lãnh đạo thứ ba của Liên bang Sô viết trong nhiều năm đã qua đời khi đang tại vị. Brezhnev đã chết năm 1982, sau nhiều năm đứng đầu; người kế nhiệm, Yuri Andropov, từ giã thế giới năm 1984, sau chỉ mười lăm tháng nắm quyền; và hiện nay Chernenko, cai trị chỉ mới một năm, đã chết và được thay thế bởi Mikhail Gorbachev, năm mươi bốn tuổi, người lãnh đạo trẻ nhất lên nắm quyền hành ở Liên bang Sô viết. Trong khi chúng tôi bàn luận những thay đổi này trong hệ thống thứ bậc của siêu quyền lực Cộng sản, người nào đó chuyển đọc một tuần báo tin tức mà có hình của chủ tịch mới. Krishnamurti không nói gì cả, nhưng chỉ thâm nhập kỹ càng khuôn mặt của Gorbachev rất lâu.

 Sau chốc lát, ông nói, “Tôi phải kể cho các bạn một chuyện vui mà tôi vừa mới nghe. Một người đàn ông chết và đi tới địa ngục. Khi ông ấy đến gần, ông ấy nhận thấy hai cái cổng lớn dẫn vào địa ngục phía bên trong. Cả hai đều được canh gác bởi những quỷ dữ. Trước một cái cổng, có một hàng dài người đang chờ đợi đi vào, trong khi cổng còn lại chẳng có ai cả. Người đàn ông đi đến cái cổng không người chờ đợi và đọc dấu hiệu trên nó, ‘Địa ngục Tư bản’. Ông ấy hỏi con quỷ đang canh gác, ‘Chính xác ông làm gì ở đây?’ Con quỷ trả lời, ‘Chúng tôi khoan những cái lỗ trong những người bị xử tội và đổ đầy chúng bằng dầu nóng.’ Người đàn ông đi đến cái cổng kia nơi hàng ngàn người đang xếp hàng. Ở đây cái bảng viết, ‘Địa ngục Xã hội chủ nghĩa’. Người đàn ông quay về phía tên quỷ đang đứng gác và hỏi, ‘Và ông làm gì ở đây, trong Địa ngục Xã hội chủ nghĩa?’ Tên quỷ trả lời, ‘Chúng tôi khoan những cái lỗ trong những người bị xử tội và đổ đầy chúng bằng dầu nóng.’ Người đàn ông quá kinh ngạc và la lên, ‘Nhưng đó chính xác là việc gì họ đang làm đằng kia, trong Địa ngục Tư bản. Vì vậy, tại sao không có ai ở đằng kìa, trong khi ở đây hàng ngàn người lại đang chờ đợi?’ Tên quỷ nhún vai, “Ồ, bạn biết trong chủ nghĩa tư bản mọi thứ vận hành một cách hiệu quả. Ở đây trong Địa ngục Xã hội Chủ nghĩa chúng tôi vẫn còn đang chờ đợi những lỗ khoan, và chúng tôi cũng hết dầu rồi.’”

 Giữa những tiếng cười, Krishnamurti lặng lẽ cười thầm, “Đó có lẽ là nơi duy nhấtchủ nghĩa xã hộichủ nghĩa tư bảních lợi – trong địa ngục.”

 

*

Suốt tháng ba, Krishnamurti gặp gỡ những giáo viên trường tại Pine Cottage mỗi sáng thứ bảy lúc mười một giờ, để bàn luận những vấn đề liên quan đến sống hàng ngày của chúng tôi và những hoạt động giáo dục – không phải như những chủ đề tách rời nhưng có liên quan lẫn nhau. Ông tóm lược bản thể của một đối thoại bằng cách nói, “Sự kết thúc của quan tâm về chính mình là sự khởi đầu của thông minh.” Nắm bắt điều này không chỉ theo trí năng nhưng cũng còn cả, và quan trọng nhiều hơn, nhận ra nó trong sống hàng ngày của chúng ta là một đột biến vượt khỏi một cách thực tế khả năng của mọi người. Tôi phát giác chính bản thân mình đang hỏi, ‘Liệu tôi có thể thực sự kết thúc tự quan tâm về chính mình của tôi? Tại sao nó có vẻ khó khăn quá?’ Trong suốt đối thoại kế tiếp chúng tôi thâm nhập chủ đề tự quan tâm về chính mình tại chiều sâu vô hạn, gắn liền nó với những ưa thích và những không ưa thích, những quan điểm và những thị hiếu cá nhân, và sự quyến luyến.

 Thứ bảy tiếp theo, Krishnamurti bắt đầu bằng cách đưa ra một câu hỏi đơn giản nhưng dễ bị lừa, “Sống có nghĩa gì đối với bạn?”

 Nói chuyện vơ vẩn qua những lãnh vực của vui thú và đau khổ, quyến luyến, tội lỗikiềm chế. Trong hướng thâm nhập của chúng tôi, tôi cảm thấy tôi đang bị đưa vào mặt đối mặt với một thực tế của đang sống hàng ngày mà hiếm khi nào tôi nhận biết, bối cảnh sâu thẳm hơn của việc gì đang xảy ra. Từ khi bắt đầu làm việc cùng Krishnamurti, tôi đã quan tâm sâu thẳm trong sự khai sáng và sự thay đổi. Dần dần tôi đã nhận ra những lảng tránh khó nắm bắt của những lý tuởng này, đặc biệt khi được hình thành như những mục tiêu phải đạt được qua những hệ thống của đang trở thành. Khi Krishnamurti bắt đầu nói về nghệ thuật sống, xóa sạch ý tưởng của những mục tiêu cố định mà người ta theo đuổi, nó là một tiếng gọi thức dậy. Thực tế một cách lạ lùng và tốt lành một cách sâu thẳm, sự tiếp cận này liên quan trực tiếp đến sống ngày-sang-ngày thực sự của người ta và không phải đến lý tưởng tưởng tượng nào đó. Mặc dù tất nhiên không dễ dàng, để thấy nó rất rõ ràngđơn giản.

 Vì vậy, Krishnamurti giải thích nó theo cách đó: “Nghệ thuật sống là nghệ thuật quan trọng nhất, to tát hơn bất kỳ nghệ thuật nào khác, vĩ đại hơn viết một bài thơ hay sáng tác một bản giao hưởng, linh thiêng hơn tất cả những đền chùa và những nhà thờ.” Ông tiếp tục sau một chút yên lặng, “Và không ai có thể dạy cho bạn nghệ thuật này.”

 Cuối cùng, ông giải thíchrõ ràng rằng nghệ thuật sống có nghĩa không sợ hãi, không đau khổ, sống không bất kỳ xung đột hay vấn đề; và rằng nó theo cùng nghệ thuật chết.

 

*

 

Thứ hai ngày 25 tháng ba, chỉ có sáu người chúng tôi dùng bữa ăn trưa. Một người khách từ Ấn độ đã là một người bạn thân của Krishnamurti suốt nhiều năm. Trong khi chúng tôi thưởng thức một bữa ăn của gạo trồng tự nhiên, đậu lăng Hy lạp, bắp cải hấp và xốt nụ bạch hoa giầm và ô liu, được theo sau bởi món kem quả hồng, một cảm giác của thân thiện và cởi mở đã phát triển. Krishnamurti nói chuyện hòa nhã cùng người bạn cũ của ông về truyền thống đạo sư và những ý tưởng của Phật giáo về những bồ tát. Mặc dù ông không bao giờ phát biểu rõ ràng liệu những bậc này có hiện diện hay không, rõ ràng ông bị cuốn hút bởi chủ đề này. Suốt những nói chuyện trước công chúng và những đối thoại riêng tư, thỉnh thoảng ông nói về những bồ tát và những hiện diện được khai sáng; ông cũng thường trả lời về những câu hỏi những người tạm gọi là bậc thầy của Theosophy – nhưng cũng chỉ từ chối hay giải thích, hơn là khẳng định hay phủ nhận ý tưởng đó. Ông hoàn toàn nhạy cảm về những vấn đề này và không thích những nội dung của những nói chuyện của ông được lặp lại, bởi vì chúng có thể dễ dàng bị diễn giải sai lầm. Không có bất kỳ vấn đề nào trong nó có liên quan đến lời giảng của ông.

 

*

 

Cuối tháng tư, hiệu trưởng của sự phát triển, người mới đây đã quay lại sau khi viếng thăm nhiều trường cao đẳng và đại học ở Coast East, tham gia ăn trưa cùng chúng tôi. Trong bữa ăn ông ấy kể cho Krishnamurti rằng những lời giảng của ông đã hình thành bộ phận của những khóa triết học tại nhiều trường đại học. Phản ứng của Krishnamurti được kềm hãm nhưng đầy sự mê say ngây thơ bởi tin tức từ những học viện giáo dục cấp cao này. Đưa ra những tờ giấy, hiệu trưởng giải thích, “Krishnaji, đây là những câu hỏi kiểm tra. Những sinh viên theo khóa học về những lời giảng của ông phải vượt qua bài kiểm tra này.”

 Krishnamurti bối rối nhìn và tò mò cầm những tờ giấy trên hai tay ông để xem nó kỹ càng hơn.

 Một ủy viên phụ nữ châm biếm, “Liệu tất cả nó là loại những câu hỏi đúng sai, hay loại chọn câu nào đúng nhất?”

 Mọi người tại bàn ăn, kể cả Krishnamurti, đều bật ra tiếng cười, và hiệu trưởng trả lời, “Ồ, vâng, có những câu hỏi đúng-sai và chọn câu nào đúng, nhưng phần chính của bài kiểm tra gồm có những bài luận.”

 Krishnamurti, trong thời gian đó, đã đọc lướt những giấy thi và đặt chúng trên bàn bên cạnh đĩa ăn của ông; ông nhận xét bằng một nụ cười tán thưởng, “Những kiểm tra này thật hay. Vâng, chúng thực sự là những câu hỏi rất tốt.” Sau đó ông nói thêm thật lạ lùng, “Tôi không hiểu liệu tôi đậu nổi bài kiểm tra này.”

 Câu đó hoàn toàn châm ngòi cho những tiếng cười vui vẻ. Chúng tôi đang nắm chặt cạnh bàn bởi sự đùa giỡn cởi mở. Trả lời của hiệu trưởng về sự nhận xét của Krishnamurti thêm vào một tràng cười ngặt nghẽo khác, “Dĩ nhiên, thưa ông, tôi cam đoan rằng ông sẽ đậu với điểm xuất sắc nhất.”

 

*

 

Đầu tháng tư, thời tiết bỗng nhiên nóng khiếp lắm. Thứ hai ngày 1 tháng tư có mười hai người ăn trưa. Ngoại trừ một người bên ngoài, tất cả chúng tôi đều là những thành viên lâu đời của School và Foundation. Tôi đã chuẩn bị một món xà lách đậu hũ ướp, một xà lách trứng và khoai tây, súp cà chua gazpacho, bột mì nấu với rau Provençal, và bánh sô cô la hạnh nhân và kem cho món tráng miệng.

 Hầu như ngay từ khi bắt đầu ăn trưa, một căng thẳng khó chịu, lạ lùng đang lan tràn trong chúng tôi. Bỗng nhiên, một phản ứng dây chuyền xảy ra, giải phóng những cảm giác đối địch bị dồn ép. ‘Người bên ngoài’ duy nhất trong số chúng tôi, một người đầu bếp viếng thăm từ Brockwood Park, hơi kinh ngạc một cách hồn nhiên bởi điều gì ông ấy nghĩ là những cao lương mỹ vị mà chúng tôi phục vụ cho bữa ăn trưa, và một trong những ủy viên mau chóng khiển trách tôi vì quá phung phí trong nhiều loại thức ăn mà tôi phục vụ. Điều này được tiếp theo bởi một vài ủy viên và hiệu trưởng tranh cãi lẫn nhau. Tôi bị choáng váng – không chỉ do bởi bị trở thành mục tiêu, nhưng còn bởi sự bộc lộ bất ngờ này của hờn dỗi lẫn nhau trước mặt Krishnamurti.

 Rõ ràng ông nhận thấy sự cãi cọ thấp giọng này nhưng không tham gia vào, giữ một khoảng cách quan sát, nhút nhát, không nói một lời. Cuối cùng, không cần đạt đến gốc rễ của sự tranh luận, chúng tôi điềm tĩnh lại. Nói chuyện chuyển thành những xung đột xa xôi hơn – tình hình siêu quyền hành toàn cầu và sự đe dọa của chiến tranh hạt nhân. Một người thắc mắc, “Sau một chiến tranh hạt nhân giữa những siêu quyền hành, có thể sẽ không còn nhiều nơi trên quả đất mà con người có thể sống được.”

 Chúng tôi bắt đầu một trò chơi phỏng đoán, về vấn đề chúng tôi muốn ở nơi nào, nếu một xung đột hạt nhân chết người xảy ra. Người nào đó đề nghị New Zealand như một nơi an toàn, một người khác Nam Mỹ. Một phụ nữ quay về Krishnamurti và hỏi ông, “Ông muốn ở đâu suốt một thảm họa như thế, Krishnaji?”

 Suy nghĩ về câu hỏi trong chốc lát, ông trả lời bằng một nụ cười dỡn cợt, “Tôi nên nghĩ Ojai Valley sẽ là một nơi an toàn, đúng chứ? Nó được bảo vệ bởi những hòn núi vây quanh, và người ta có thể ngồi dưới một cây cam và sống nhờ vào quả của nó.”

 “Chỉ sống nhờ vào những quả cam?” Tôi ngạc nhiên.

 Người phụ nữ đó phản đối, “Nhưng nó rất gần Los Angeles, mà sẽ là một trong những mục tiêu đầu tiên của một tấn công của kẻ thù. Chắc chắn, phóng xạ hạt nhân sẽ ảnh hưởng Valley.”

 “Và Vandenburg Air Force Base có thể lãnh đủ bởi một hỏa tiễn liên lục địa,” hiệu trưởng nhận xét.

 “Được rồi, được rồi,” Krishnamurti trả lời, cười, “Tôi sẽ tìm một nơi an toàn khác.” Ông tìm kiếm một vài chọn lựa khác, chỉ để loại bỏ chúng. Cuối cùng ông nói, “À, tôi đã kiếm được nó: khu Dordogne ở Pháp sẽ là một nơi an toàn để sống. Những người tiền sử hồi trước thường sống ở đó trong những hang động, suốt mười ngàn năm. Tôi đã thăm vùng đó. Nó rất đẹp và phì nhiêu, và nó có thể sẽ là một nơi an toàn như bất kỳ nơi nào.”

 

*

 

Ba ngày sau, thứ năm, ngày trăng tròn tháng tư, không có bữa ăn trưa. Mary Z. phải lái xe đi Los Angeles vào buổi sáng, và Krishnamurti sẽ ở trên giường nguyên ngày hôm đó. Vì vậy tất cả chúng tôi đều đồng ý hủy bỏ bữa ăn trưa thường xuyên, trong khi tôi chuẩn bị một ít thức ăn cho Krishnamurti và mang nó cho ông tại Pine Cottage.

 Ngày hôm đó sáng sủa, nóng, và ánh mặt trời phản ảnh rực rỡ từ những bức tường gạch không nung sơn trắng của ngôi nhà. Thăng bằng cái khay trên lòng bàn tay phải đang nâng cao của tôi, tôi đi qua những bụi hồng, những bông hoa nở rộ um tùm của nó đang bắt đầu bị tàn tạ trong sức nóng. Chầm chậm bước lên những bậc thềm đến cái cửa màu đỏ thẵm, tôi sửa cho vững vàng cái khay bằng bàn tay trái của tôi, với mục đích ngăn cản những bình đựng thức ăn không va chạm vào nhau. Ngày hôm trước ông đã bảo tôi, “Đến khoảng một giờ, thưa bạn, và rung chuông. Tôi sẽ ra mở cửa cho bạn. Tôi sẽ để cửa không khóa, bởi vì tôi là người duy nhất trong nhà và tôi có thể nghe người nào đó đi vào.”

 Tôi cẩn thận nhấn vào cái núm và nghe tiếng chuông leng keng xa xa trong nhà. Những giây trôi qua khi tôi đứng chờ ở đó. Không có tiếng ồn, chỉ có sức nóng của ban ngày và tiếng ù ù của những côn trùng. Tôi bắt đầu tự hỏi không hiểu ông đã nghe tiếng chuông và đang định nhấn chuông lại, thì cánh cửa được mở ra một cách yên lặng, và ông xuất hiện.

 Đối với tôi, Krishnamurti luôn luôn là một hình bóng lạ thường phải được nhìn ngắm. Nhưng dưới những trường hợp nào đó, thường thường những tình huống không tiên đoán, thậm chí ông còn trông lạ thường hơn thường lệ. Hôm nay đã tình cờ là một trong những dịp hiếm hoi như thế. Ngoài ra, chúng tôi đang gặp gỡ mặt đối mặt nhau, chỉ có hai người chúng tôi. Ông đang mặc một áo choàng tắm màu trắng vải bông xù, mịn và thoáng, mà kéo dài đến tận hai bàn chân đi sandal của ông. Từ hai ống tay áo rộng, bềnh bồng, hai bàn tay đen sẫm mảnh khảnh của ông thò ra. Đầu của ông được quấn trên đỉnh bởi một cái quầng tóc bạc xoắn tít lại.

 Sự phong phú quá mức của ánh sáng làm sửng sốt tôi. Mọi thứ trắng xóa và rực rỡ lạ kỳ: ánh sáng cực mạnh của ban ngày đang ùa vào phía bên trong ngôi nhà, được phản ảnh từ những bức tường trắng và những miếng đá lát nền trắng; và Krishnamurti, tóc bạc trắng, trong một chiếc áo choàng trắng. Nó tác động vào tôi giống như một cảnh nằm mơ rõ ràng, nơi tất cả những yếu tố hòa hợp cùng một chuyển động đang trôi chảy, một cách rung động đang tạo ra và không đang tạo ra những hình thể và những đường lượn lờ như vũ ba lê từ một bối cảnh chung. Ông bước về phía trước khỏi bối cảnh rung động đó, giống như một bậc thầy cổ xưa của thuật giả kim, người đã đạt được sự tốt lành tột đỉnh: không chỉ để thay đổi kim loại chì và những kim loại cơ bản khác thành vàng, nhưng còn để làm tan chảy và chuyển đổi tất cả những sự vật và những sinh linh vào chính ông, và, qua ông, vào trống không minh bạch.

 “Chào, Michael,” ông nói bằng một nụ cười nghênh đón. Dường như ông tỏa sáng, và hai mắt thân thiện của ông chiếu ra bằng một ngọn lửa dịu dàng, như cái gương soi.

 “Tôi đem bữa trưa của ông, Krishnaji,” tôi giải thích. “Ông muốn tôi đặt nó ở đâu?”

 “Đặt nó đằng đó trên cái quầy nhà bếp,” ông nói, và theo sau khi tôi đi vào nhà bếp và đặt cái khay trên quầy. Như tôi thường làm vào những dịp này, tôi chỉ vào những món ăn khác nhau, gọi tên chúng và đọc lại những thành phần của nó. Ông lắng nghe đầy chú ý bài đọc nấu nướng của tôi, hỏi han một hay hai chi tiết, trước khi bỗng nhiên nắm chặt cánh tay tôi trong một trong những cử chỉ quen thuộc của ông và nói, “Cám ơn bạn, thưa bạn. Tôi sẽ mang nó vào phòng ngủ trong một cái khay khác.”

 Qua gặp gỡ ngắn ngủi của chúng tôi, lắng nghe sự vang rền của tiếng nói ông, tôi có một cảm giác của sự thanh thoát không thể diễn tả được. Những lo âu, những phiền muộn, và tất cả những quan tâm thế gian đã rơi rụng hết, và, lúc này khi tôi sải bước đến cửa trước, cùng Krishnamurti đang đi phía sau tôi, tôi nhận biết những đường nét liền liền như một mảnh của một bao la không biết được. Một cách chính xác, lơ lửng về hướng cửa ra vào và rời khỏi sự hiện diện bao bọc của ông, vào sự rực rỡ gây lóa mắt của ban ngày, tôi quay lại, một chân đã ở trên bậc thềm thứ hai, để đối diện Krishnamurti bằng một chào hỏi từ giã. Ông đứng đó, tỏa sáng rực rỡ trong chiếc áo choàng thùng thình, thẳng đứng nhưng mong manh và bé xíu, một tay đặt trên núm cửa đỏ thắm đã mở ra một nửa, tay còn lại buông thõng thong thả bên hông của ông. Ông đang nhìn tôi một cách không tập trung lắm, như thể ông đang chăm chú vào khoảng không gian quanh đầu và cơ thể của tôi hơn là chính cái cơ thể. Tôi vừa dự tính thốt ra vài từ ngữ biết ơn, bỗng nhiên ông nói trước: ông lặp lại một câu văn bằng tiếng nước ngoài, mà tôi không hiểu rõ cũng như không nhận dạng được. Có một vang rền của sự cao cả trang nghiêm trong những từ ngữ, được tăng mạnh thêm bởi kiểu phát âm đặc trưng của ông. Nghiêng đầu về phía sau và hơi hơi khép hai mí mắt lại, ông phát âm những từ ngữ giống như một câu thần chú ma thuật, đầy chiều sâu vang vọng. Mở hai mắt ra, ông nhìn thẳng vào hai mắt của tôi, nơi có lẽ ông đã phát hiện không có gì cả ngoại trừ sự ngơ ngác.

 Tôi do dự hỏi, “Tôi xin lỗi, thưa ông. Ông đã nói gì vậy?”

 Ông bật ra lại những từ ngữ, “Anna dathu sukhi bhava.

 Có một âm điệu đối với nó, với nhiều nhấn mạnh và những phụ âm được giữ lại, đang tạo ra một rung động trong một nốt o o trầm. Tôi cố gắng lặp lại những từ ngữ nhưng không được, “Nó có nghĩa gì vậy, Krishnaji?” tôi hỏi.

 “Nó là một câu nói bằng tiếng Phạn cổ. Nó có nghĩa, ‘Cầu cho người ban lương thực được hạnh phúc.”’

 Tôi cảm thấy một hân hoan bất ngờ đang trào dâng bên trong tôi, và tôi cám ơn ông như thể ông đã cho tôi một món quà quý báu, “Cám ơn ông, thưa ông.”

 Một nụ cười tươi trao đổi giữa chúng tôi, và tôi nhảy nhót quay về nhà bếp Arya Vihara qua cánh rừng cam.

 

*

 

Ba ngày sau, sáng sớm ngày thứ bảy, Krishnamurti và Mary Z. rời đó để đến phi trường đón chuyến bay đi New York City, nơi ông đã có thời khóa biểu nói chuyện tại L.H.Q. ngày 11 tháng tư. Vào kỳ nghỉ cuối tuần ngày 20 và 21 tháng tư, ông sẽ thực hiện hai nói chuyện tại Kennedy Center, Washington, D.C., và quay lại Ojai thứ hai sau. Thế là, ông sẽ không hiện diện ở đây suốt hai tuần lễ.

 Người đồng nghiệp của tôi và tôi nhân cơ hội này lái xe thẳng tới Pacific Coast qua Bic Sur đến San Francisco trong một tuần lễ. Sau khi quay lại Ojai, tôi đón một chuyến bay từ LAX đến Washington, D.C., để tham gia những nói chuyện ở đó. Đó là chuyến viếng thăm đầu tiên của tôi đến thủ đô của quốc gia, và tôi bị ấn tượng sâu thẳm, không những bởi sự tập trung quyền hành to tát, nhưng còn cả bởi những sưu tầm khổng lồ của những kho báu nghệ thuật, và những thiết kế kiến trúc của thành phố.

 Tuy nhiên, điều gì gây ấn tượng tôi nhất là thấy Krishnamurti đang thực hiện một nói chuyện tại một Center nổi tiếng của Nghệ thuật Biểu diễn vào lúc 2;30 chiều thứ bảy. Mặc bộ com lê nâu cài chéo, với một cà vạt màu đỏ tía và một cái khăn mùi soa nhỏ màu trắng trong túi ngực của ông, ông ngồi trên một cái ghế đơn giản ngay giữa sân khấu lớn đèn mờ. Có một cái microphone trước mặt ông, và một cái microphone kẹp được đính vào ve áo. Thật khó khăn để hình dung một tương phản cảm động hơn: một người một mình trên cái sân khấu lớn trống không, đang đối diện một lượng khán giả quốc tế theo dõi gồm ba ngàn người, được tập họp trong một nhà hát tại địa điểm của siêu quyền hành. Nói chuyện bắt đầu theo một nhịp điệu sai lầm, bởi vì hệ thống loa tạm thời không hoạt động tốt. Nhưng ngay khi nó được điều chỉnh, Krishnamurti thâm nhập vào một trong những tổng kết súc tích, thôi thúc nhất của những lời giảng không thời gian của ông. Ông khẩn thiết nói, cùng rất ít những cử chỉ, ngồi thẳng đứng và hầu như bất động trong cái ghế của ông. Ông nói về tình trạng bị quy định của con người, về xung độtđau khổ, về hòa bình, về thâm nhập, về vẻ đẹp và sợ hãi, về thời giansuy nghĩ.

 Sáng hôm sau, lúc 11 sáng, ông tiếp tục chuyến hành trình toàn cảnh vào ý thức con người cùng những người lắng nghe của ông. Cũng nghiêm túc như ngày hôm trước, ông bắt đầu bằng cách thâm nhập sự vui thú và vai trò thống trị mà nó đảm trách trong những sống của chúng ta. Tại một mấu chốt, ông nói, “Chúng ta sợ hãi quan sát về chính chúng ta. Như chúng ta đã nói – quan sát về chính chúng ta rất rõ ràng, chính xác, tỉ mỉ chỉ có thể xảy ra được trong cái gương của sự liên hệ: đó là cái gương duy nhấtchúng ta có. Khi bạn quan sát về chính bạn – dù bạn đang chải tóc của bạn, hay bạn đang cạo râu, hay bất kỳ việc gì bạn đang làm với khuôn mặt của bạn…”

 Bỗng nhiên và vì một lý do không rõ ràng ngay lúc đó, ông cười gọn và sau đó nói, “Xin lỗi.” Có một khoảng ngừng ngắn của yên lặng khi ông khôi phục sự bình tĩnh, nhưng trong lúc đó một số người đã bắt đầu cười khúc khích bởi sự hàm ý hài hước trong gợi ý nhìn ngắm về chính người ta như người ta làm trong một cái gương ở phòng tắm.

 Ông tiếp tục, “Bạn nhìn trong cái gương của bạn”, nhưng một lần nữa ông bị khuất phục bởi hình ảnh vui vẻ nào đó đã được khơi dậy trong ông. “Xin lỗi,” ông lại nói bằng hai mắt tươi cười. Có nhiều tiếng cười hơn từ khán giả để đáp lại sự phơi bày bất thần của đùa giỡn, mà tương phản rõ ràng với vẻ nghiêm túc trước đây của ông. Trở lại khuôn mặt nghiêm túc, ông sắp sửa tiếp tục, bỗng nhiên một lần nữa ông bị áp đảo bởi một tràng cười nữa. Lắc đầu tức bực do bởi không thể xua đuổi sự thôi thúc tự bột phát đó, ông nhượng bộ những tràng cười liên tục, mà đến lúc này đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong tất cả khán giả. Sau khi đã cười không thể kềm hãm được trong vài khoảnh khắc, ông hổn hển thở ra một xin lỗi khác, “Tôi xin lỗi.”

 Những từ ngữ của ông lại bị nuốt trọn bởi một tràng cười khác. Việc này tiếp tục được một hoặc hai phút, trong khi ông quan sát hàng ngàn khuôn mặt đang cười trước mặt ông bằng một diễn tả của sự hài lòng hoàn toàn chân thật. Sau khi sự vui vẻ đã giảm xuống phần nào, ông gãi má của ông bằng một ngón tay và nhận xét, “Tôi vui mừng khi các bạn chấp nhận.”

 Cuối cùng, bình tĩnh lại, ông tiếp tục, “Cái gương đó phản ảnh chính xác bạn là gì.”

 Mặc dù nó có lẽ không là gì cả nhưng một bùng nổ của sự vui vẻ lây lan mà không có nghĩa lý hay lý do, có một chất lượng kể chuyện tuyệt vời về sự kiện này, bộc lộ khiếu hài hước trôi chảy tự do của Krishnamurti. Ông tiếp tục nói chuyện bằng cách thâm nhập vào trật tự và vô trật tự, học hành, đau khổ, tình yêu và chết, tôn giáothiêng liêng, và thiền định. Nó đang gây xúc động lạ lùng, khi, tại khúc cuối của nói chuyện lạ thường này, một bé gái đi lên sân khấu với một bó hoa trong tay và tặng nó cho Krishnamurti, người nghiêng mình xuống để nhận nó từ bé gái.

 

*

 

Hai ngày sau, tất cả chúng tôi lại ở Ojai, chia sẻ bữa ăn trưa tại A.V. Bởi vì có năm hay sáu người khách không đi East Coast, Krishnamurti, Mary Z. và tôi kể cho họ về những sự kiện ở Washington, D.C. Tò mò về thời gian ông ở New York City, tôi hỏi ông, “Và còn nói chuyện của ông tại Liên hiệp quốc thì sao, thưa ông? Nó diễn biến như thế nào?”

 “Tôi nói chuyện tại ‘Pacem-in-Terris Society’ Tổ chức Hòa bình Thế giới, nhưng tôi không hiểu liệu có bất kỳ đại biểu nào của L.H.Q. có quan tâm đến hòa bình. Một người đến gặp tôi sau đó và nói, ‘Tôi đã làm việc ở L.H.Q. suốt bốn mươi năm, và sau khi nghe ông nói chuyện tôi đã có một kết luận rằng chiến tranh là sai lầm.’ Hãy tưởng tượng điều đó, thưa bạn, ông ấy phải mất bốn mươi năm để có được sự hiểu rõ đó! Và đó chính là những người điều hành tổ chức.”

 Mary Z. bắt đầu cười nhè nhẹ và giải thích, “Krishnaji được trao tặng một huy chương hòa bình. Nhưng sau đó ông quên nó trên bàn, và một người theo sau ông để đưa cái huy chương.”

 Chúng tôi bắt đầu cười vui vẻ bởi bố cục của những sự kiện, và Krishnamurti cũng tham gia cùng sự vui vẻ của chúng tôi.

 Hiệu trưởng hỏi ông, nghiêm túc hơn, “Ồ, thưa ông, điều gì xảy ra nếu ông được đề cử Giải Nobel Hòa bình – ông sẽ nhận nó?’

 Krishnamurti ngạc nhiên nhìn ông ấy, và sau đó trả lời, “Thưa bạn, làm thế nào tôi có thể nhận một phần thưởng như thế? Một phần thường cho việc gì? Những người chính trị đã đang tặng thưởng giải thưởng hòa bình này cho lẫn nhau nhiều năm rồi, nhưng không có bất kỳ hòa bình nào trong thế giới. Tất cả nó chính xác là một trò hề, một loại trò chơi nào đó mà họ đang đùa giỡn. Không, thưa bạn, nếu bạn đang làm công việc đúng đắn, bạn sẽ không nhận bất kỳ giải thưởng hay phần thưởng nào. Hành động đúng đắn là một kết thúc trong chính nó.”

 Bỗng nhiên, tất cả chúng tôi đều đang nói chuyện hào hứng tại cùng thời gian, suy xét về ủng hộ hay phản đối của Giải thưởng Nobel Hòa bình, như thể nó là một điều xảy ra thực sự. Nhưng Krishnamurti vẫn tách rời, không quan tâm bất kỳ những giải thưởng thực sự có thể xảy ra nào.

 

 

Chương 22

MỘT NGƯỜI KHOA HỌC

CỦA PHÍA BÊN TRONG

Món khai vị

Xà lách xanh lật qua lại với nước xốt dầu ô liu và gia vị hoặc phó mát xanh.

Xà lách đậu hủ ướp, ăn với cà rốt nạo, cần tây, mùi tây và gừng cắt thành khối đẹp.

Xà lách trứng và khoai tây gia vị bởi thìa là và rau dầm cắt thành hình khối đẹp.

 

Món chính

Súp lạnh gazpacho, nấu với cà chua, dưa chuột và mùi tây.

Mì couscous với mùi tây, nho khô, và quả hạnh.

Rau Provençal, bí xanh, nấm, và ớt chuông, xanh, đỏ và vàng chiên quấy khô.

Món tráng miệng

Bánh sô cô la hạnh nhân, ăn cùng kem va ni.

Trái cây tươi theo mùa.

 

 

C

uối tháng tư, có một người khách trú ngụ tại nhà lần đầu tiên đến Arya Vihara. Mr. Grobe, người kinh doanh về hưu từ Thụy sĩ, dọn vào một trong những phòng được sử dụng cho suốt thời gian của những nói chuyện sắp đến, bởi vì căn nhà ở Ojai mà ông vừa có đang được trang trí lại. Ông ấy và người vợ sắp cưới, một phụ nữ từ Nga, đều đặn tham gia ăn trưa cùng chúng tôi.

 Như thường lệ, nhiều bạn bè của Krishnamurti đến dùng bữa ăn trưa cùng chúng tôi suốt những ngày cuối tháng tư. Trong số họ là Ronald Eyre, một người sản xuất phim cho nhà hát và truyền hình, người đã thực hiện một đối thoại có quay video cùng ông tại Brockwood Park về ‘tính hay vui đùa’ trong tháng sáu năm 1984. Ông ấy là một người hùng biện, cởi mở, dường như thích cười lắm. Liền ngay khi vào bữa ăn, họ đang trao đổi những chuyện vui lẫn nhau, làm cho mọi người vui vẻ lắm. Một người khác, khách đều đặn hơn, là Sidney Field, lãnh sự Costa Rica ở Los Angeles, và một người viết bản thảo phim Hollywood. Ông ấy thường đến gặp người bạn cũ của ông ấy: Krishnamurti, và ăn trưa cùng chúng tôi một vài lần mỗi năm. Họ đã gặp nhau từ sáu mươi năm trước và đã là những người bạn tốt kể từ đó. Sydney là một người rất khiêm tốn, nhân hậu, nói năng nhỏ nhẹ, nhưng có một cái trí hay tìm hiểu. Người khách thứ ba là Dr. Ravi Ravindra, một giáo sư tôn giáo, vật lý và triết lý, có nguồn gốc từ Ấn độ, lúc này sống và dạy học ở Nova Scotia, Canada. Ông ấy đã viếng thăm Krishnamurti hai hay ba lần trong vài năm vừa qua, và họ đã thiết lập một quan hệ tốt đẹp với lẫn nhau qua nhiều nói chuyện thân mật.

 Thật ra không có cách dễ dàng nào để diễn tả Krishnamurti và phân loại lời giảng của ông. Suốt những ngày ở Theosophical Society lúc đầu tiên, ông đã được đón chào như Đấng Cứu thế và Thầy Thế giới, như Đấng Christ, như một người khai sáng hao hao giống Phật, và như Phương tiện của Lord Maitreya. Sau khi chối bỏ vai trò được dành cho ông, ông được thấy như một người cách mạng, một người phản kháng tinh thần và người đả phá những tôn giáo có tổ chức. Gần đây hơn, ông đã được diễn tả như một người thầy tinh thần, một người giáo dục, một người tâm lý, một người triết lý huyền bí, và một người triết lý tôn giáo. Tự nhiên, điều gì thách thức việc đặt tên theo truyền thống không chỉ là sự tiếp cận tổng thể của ông đến sống, nhưng còn cả sự tổng thể của lời giảng của ông, mà vượt khỏi sự chuyên biệt và sự phê phán thuộc lý thuyết.

 Tôi thường nghĩ về ông như một người triết lý trong ý nghĩa khởi nguồn, trung thực của từ ngữ đó. Chính ông, vào nhiều dịp, đã định nghĩa triết lý như ‘tình yêu sự thật’, hay ‘tình yêu sự sống’. Không bao giờ là một người quá khắt khe với những từ ngữ, ông sẵn sàng đồng tình với sự giải thích chính xác của từ ngữ triết học như là ‘người bạn, người thương yêu sự thông minh’. Lạ lùng thay, ông thường xuyên nhấn mạnh rằng ông không bao giờ đọc bất kỳ những quyển sách tôn giáo hay những tác phẩm triết học nào. Ông phủ nhận rằng sự thật có thể được ghi lại, kể cả những quyển sách được xuất bản dưới tên của ông. Có một lần ông đã nói với những người kết thân gần gũi của ông, “Lời giảng của Krishnamurti là một vật đang sống và những quyển sách, tôi e rằng, không đang sống. Không quyển sách nào đang sống.”

 Mới đây, ông đã xem một chương trình truyền hình về Aristotle và Plato. Nó miêu tả sinh động sự tìm hiểu của họ vào, và sự hình thành kết quả của, những ý tuởng triết học, như là vẻ đẹp, công lý, đạo đức, tự do, và hạnh phúc; và làm thế nào, qua hàng thế kỷ, sự suy nghĩ của họ tiếp tục tạo ra những ảnh hưởng đáng kể vào đặc tính của những xã hội hiện nay. Chương trình kích thích cả sự đam mê của ông với Aristotle và thái độ phê phán của ông đối với việc làm cho Aristotle – hay bất kỳ người nào về chủ đề này – một cái nguồn của uy quyền thuộc tinh thần. Kiểu đối thoại của Krishnamurti, bắt đầu bằng không-biết và phụ thuộc vào những chất vấn liên tục, thường nhắc nhở tôi nhớ về phương pháp của Socrates, được thực hành trong chợ búa Athen cách đây hai ngàn năm.

 

*

 

Trong bữa ăn trưa thứ năm ngày 2 tháng năm, Krishnamurti và Ravi Ravindra tham gia một nói chuyện thoải mái nhưng thâm nhập, được ngắt quãng bởi những tiếng cười thân thiện, về cái trí khoa học và phương cách của nó để quan sáttìm hiểu một cách vô tư.

 “Thưa bạn,” Krishnamurti nhận xét rất khẩn thiết, chạm nhẹ cánh tay của một người khác, “bạn biết sự tiếp cận khoa học – đa nghi, ngờ vực, chất vấn, luôn luôn chất vấn, và hồn nhiên, đúng chứ?”

 “Ồ, Krishnaji,” Ravi trả lời, “có thể có rất nhiều cách mà ông thâm nhập vào một chủ đề: khách quan, không thành kiến, và vân vân.”

 “Hoàn toàn đúng, thưa bạn, đến mấu chốt đó chúng ta thuộc về một cái trí. Nhưng tại sao hầu hết những người khoa học không áp dụng cùng những tiêu chuẩn vô tư, lý luận đó vào sống hàng ngày của họ – bạn biết, không quan tâm về chính mình, và vân vân? Bạn theo kịp chứ? Hay thậm chí tìm hiểu những kết quả công việc của họ, mà có lẽ được sử dụng cho mọi loại mục đích hủy diệt?” Ông ngừng lại để cho phép những người khác trả lời.

 Giáo sư dường như do dự để giải thích hay bảo vệ tình trạng khó xử thuộc luân lý của người khoa học. Thông thường, Krishnamurti đưa ra những câu hỏi mà là những diễn tả của sự kiện và mà, vì vậy, không có một đáp án tức khắc. Chúng phơi bày một ý nghĩa sâu thẳm hơn, nếu người ta yên lặng thâm nhập chúng mà không vội vàng tìm ra một đáp án.

 Ravi cười rạng rỡ và lẩn tránh câu hỏi bằng nhận xét thương yêu, “Krishnaji, thật ra ông là một người khoa học của nội tâm.”

 Nó không có ý như một nịnh nọt, và mặc dù Krishnamurti không trả lời trực tiếp, có vẻ ông hoàn toàn hài lòng với diễn tả này.”

 Ngày hôm sau tại bữa ăn trưa, Krishnamurti hỏi Ravi, đang ở tại Arya, “Thưa bạn, bạn đã tìm hiểu những người triết lý Hy lạp cổ xưa. Bạn đã đọc Aristotle và tác phẩm của ông ấy. Bạn nghĩ ông ấy có một thấu triệt?”

 Ông chuyển tải một ý nghĩa đặc biệt cho thuật ngữ ‘thấu triệt’ – nó là sự soi sáng của hoạt động tổng thể của con người. Ravi có một cái trí nhạy bén và thông minh, và một khiếu hài hước rất hóm hỉnh, thế là ông ấy trả lời bằng một nụ cười, “Ồ, tôi không biết. Có lẽ, vâng, ông ấy có thể có thấu triệt vào những sự việc nào đó…”

 Nói chuyện trôi chảy trong nhiều hài hước và thương yêu, dính dáng Plato, St. Thomas Aquinas, Kant, Einstein, Bohm và những người khác, và Krishnamurti thỏa thích vui vẻ. Ravi kể một chuyện vui và, mọi người còn vui hơn nữa khi, Krishnamurti, vẫn còn đang cười, đáp lại bằng một chuyện vui. “Tôi nghe chuyện này hôm nào đó,” ông nói, “Hai người bạn chết và thẳng hướng thiên đàng. Họ có cánh và hào quang và đang ở trên những tầng mây. Một người nói với người kia, ‘Nếu chúng ta chết và ở trong thiên đàng, tại sao tôi cảm thấy khiếp hãi như thế này?’”

 Khi tiếng cười đã dịu xuống, Ravi đề cập hai người thầy Ấn độ nổi tiếng của quá khứ, Nagarjuna và Patanjali. Ông ấy giải thích rằng không có sự việc như một trường phái triết học Ấn độ, trong ý nghĩa nghiêm ngặt của học thuyết phương Tây. Krishnamurti trả lời, “Hãy quên đi tất cả cái mớ học thuyết đó trong lúc này – xin lỗi – triết lý có nghĩa gì? Nó là tình yêu sự thật, tình yêu sự sống, không phải tình yêu những quyển sách. Nó là một vật đang sống.”

 Ravi lịch sự chiều theo người đàn ông lớn tuổi hơn bằng cách chuyển động khỏi quan điểm học thuyết, và nói chuyện trôi chảy đến truyền thống Brahminism. Tại cơ bản, Krishnamurti phủ nhận tất cả những niềm tin, những hệ thống thờ cúng, những tôn giáo, những triết lý, những đạo sưuy quyền tinh thần có tổ chức. Tuy nhiên, cùng lúc ông giữ lại một ưa thích cho một số trong những khía cạnh khởi nguồn của những tôn giáo thế giới. Ông thường diễn tả sự kính trọng hoàn toàn về hình thể của Phật, và đôi khi ông có thể được nghe ca tụng những đạo đức của điều gì ông gọi là truyền thống Brahminism ‘khởi nguồn’.

 Lúc này ông đang nói với Ravi, “Thưa bạn, ngày hôm đó tôi đang ở trên máy bay, trong khoang hạng nhất, và bên kia dãy ghế có một quý ông lớn tuổi, rất có văn hóa, giàu có, quần áo đẹp, và mọi chuyện như thế. Ông ấy từ một quốc gia Hồi giáo, như ông ấy bảo tôi. Vào giờ ăn, người nữ tiếp viên mang thức ăn trên một cái khay – phần của tôi là thức ăn chay. Quý ông đó nhìn thấy và hỏi tôi về nó. Thế là tôi kể cho ông ấy về truyền thống Brahminism thực sự, truyền thống khởi nguồn, mà đã diễn tiến hàng thế kỷ – bạn biết, thưa bạn, rất nghiêm ngặt, rất khổ hạnh, và không thỏa hiệp: không thịt, không rượu, và vân vân, khẳng định vào sự sạch sẽ tinh khiết – bạn biết họ quan trọng hóa đến chừng nào…” Ông nhăn mặt hài hước, hàm ý rằng ông cũng ưa thích sạch sẽ nhất trong những điều kiện vệ sinh và bảo vệ sức khỏe, nhưng rõ ràng ông không tha thứ những hình thức cực đoan của cách cư xử của Brahminism, mà cấm đoán một Brahmin chạm vào một người thuộc giai cấp thấp hơn, hay thậm chí chạm vào một vật chất đã được chạm bởi một người không Brahmin. Ông cũng không thực hành bất kỳ những hành động tẩy rửa và giặt giũ nghi thức mà những người Brahmin chính thống đều tuân theo.

 “Vì vậy tôi giải thích cho ông ấy,” ông tiếp tục, ‘Cái gì đằng sau sự khổ hạnh đó, sự đòi hỏi bắt buộc phải tinh khiết – sự hòa hợp thực sự của cách sống đó – bạn biết, thưa bạn – thực sự.” Ông nắm chặt tay lại một cách nhấn mạnh, và khuôn mặt của ông trở nên mãnh liệt bởi sức mạnh của sự đam mê bên trong, đang chuyển tải điều gì ông có ý bởi từ ngữ ‘thực sự’ bằng một bùng nổ năng lượng khủng khiếp, mà dường như tràn ngập căn phòng. “Và người kia bắt đầu rất tò mò về mọi việc, thế là ông ấy hỏi người nữ tiếp viên liệu có thể thay đổi thức ăn của ông và cũng có một bữa ăn chay. Và vậy là, ông ấy thử nó.”

 Tất cả chúng tôi đều bị ấn tượng. Sau khi ngừng lại một chút, Krishnamurti tiếp tục trong một giọng giống như thổ lộ tâm tình, “Nhưng bạn biết, thưa bạn, truyền thống Brahminism thực sự, khởi nguồn này – hầu như không còn hiện diện nữa: không còn ở Ấn độ, cũng như bất kỳ nơi nào khác. Ngày nay ai mà sống theo kiểu đó được? Không, không,” ông trả lời câu hỏi riêng của ông, “tất cả việc đó đã qua rồi.” Một khoảng ngừng kịch tính khác, sau đó, như thể khẳng định cách sống tinh khiết đó qua con người cá nhâncách sống riêng của ông, ông thốt lên bằng một ý thức của sự hân hoan khẳng định, “Nhưng sức mạnh và vẻ đẹp nằm trong việc đó; hãy suy nghĩ về nó, thưa bạn!”

 Sau một khoảng yên lặng ngắn, Ravi lặng lẽ hỏi, “Nhưng làm thế nào nó đã xảy ra, Krishnaji? Tại sao cách sống không ô uế, thực sự của Brahminism bị tuyệt chủng?”

 Krishnamurti nhìn ông ngạc nhiên. “Bạn biết làm thế nào những việc này xảy ra, thưa bạn; nó trở nên có tổ chức và thể chế hóa, với những người lãnh đạo và những người theo sau, những người lãnh đạo thuyết phục và trục lợi những người theo sau, và ngược lại. Trong đó đã có sẵn hạt giống của bạo lực: bởi vì tư lợi là khởi đầu của bạo lực, và tuân phục là bạo lực.

 Ravi đề cập chương nổi tiếng từ thiên sử thi Ấn độ, Mahabharata, mà diễn tả đối thoại giữa Krishna, người đánh xe ngựa thiêng liêng, và hoàng tử chiến binh, Arjuna, khi họ ở vị trí giữa hai tiền tuyến đối địch, đang chuẩn bị cho một trận đánh quyết định. Krishna bảo với ông ấy rằng nó là bổn phận của người chiến binh, hành động đúng của anh ấy, phải chiến đấu vì nguyên nhân của anh ấy, thậm chí nó dính dáng đến việc giết chóc. Bởi vì sống và chết là một”, người học giả giải thích.

 Suốt những nói chuyện trước công chúngẤn độ, Krishnamurti thường xuyên hài lòng đặc biệt trong việc chỉ rõ rằng ông đã không đọc bất kỳ những quyển sách thiêng liêng nào, thậm chí cả quyển Bhagavad Gita – chương mà Ravi đang nhắc đến, thường được xuất bản như một quyển sách trong kích cỡ riêng của nó và được coi như là thiêng liêng đối với những người Ấn giáo. Lúc này, ông mau lẹ chuyển động khỏi lý thuyết thuộc kinh thánh đến thực tế đang sống, trả lời, “Nhưng tại sao giết chóc? Tại sao lại giết chóc, thưa bạn? Không ai đã từng đặt ra câu hỏi đó. Luôn luôn một hình thức đặc biệt được chọn ra và chỉ trích – hạt nhân, thú vật trong phòng thí nghiệm – bạn theo kịp chứ? Họ không bao giờ đặt ra nghi vấn tổng thể. Họ tiếp tục nói nó do bởi sự tốt đẹp của quốc gia, và vân vân. Và bạn thừa biết những mưu mẹo mà những người lãnh đạo kiếm được. Ngay cả Gandhi – lúc trước tôi đã biết ông ấy theo cá nhân – cùng chủ trương tạm gọi là không-bạo lực của ông ấy, nỗ lực để ép buộc những người khác thỏa hiệp với những mong ước và những đòi hỏi của ông qua hành động nhịn ăn. Đó không là không-bạo lực! Hãy suy nghĩ về nó, thưa bạn,” ông quay thẳng về phía Ravi, “Gandhi lúc trước ngủ với một cô gái trẻ, tôi tin rằng nó là cháu gái của ông – không phải ngủ với, nhưng ngủ trong cùng cái giường, và sau đó ông ấy thường nói về không cảm thấy bất kỳ ham muốn tình dục nào, bạn biết, không bị khêu gợi, là trong trắng. Liệu bạn có thể tưởng tượng điều gì chắc chắn đang diễn ra nơi một con người như thế. Tôi bối rối khi nghe về cư xử lạ lùng của người anh hùng quốc gia Ấn độ và hỏi, “Nhưng tại sao ông ấy đã làm như thế?”

 “Để tự thử nghiệm mình, để chứng thực chủ nghĩa khổ hạnh của ông ấy. Nhưng không quan tâm gì đến cô gái, điều gì có lẽ cô ấy cảm thấy…”

 Lúc này Ravi nói về vấn đề của người thầy và người theo học, đạo sưđệ tử, và hỏi Krishnamurti tại sao ông phủ nhận giá trị của sự liên hệ đó. “Trong một ý nghĩa nào đó, Krishnaji,” ông ấy chỉ ra, “tất cả chúng tôi ở đây đều là những đệ tử của ông. Chúng tôi đang lắng nghe ông, chúng tôi đang học hành từ ông, và ông đang dạy dỗ chúng tôi. Ví dụ Michael ở đây,” ông ấy nói, chỉ tay vào tôi, “ông ấy hiến dâng cho ông, và người ta có thể dễ dàng tưởng tượng ông ấy là đệ tử của ông.”

 Ngay khi đề cập tên của tôi, và viễn cảnh của đang được công nhận như đệ tử của Krishnamurti, tôi cảm thấy một bột phát cảm xúc đột ngột, mà bỏ lại tôi trong hai cái trí. Một cái trí, nhận thức của là đệ tử của ông đã hấp dẫn tôi trong một cách nghiêm túc, cổ xưa, mặc dù tôi hoàn toàn không chắc chắn làm thế nào để hòa hợp điều này với là người bạn của ông. (Liệu có thể vừa là đệ tử vừa là người bạn trong cùng một lúc?) Cái trí thứ hai, tôi có thể thấy sự mâu thuẫn có sẵn trong tình trạng đệ tử, trò lừa cũ kỹ của uy quyềnhiểu biết.

 Krishnamurti cười vui vẻ, lắc ngón tay của ông về phía Ravi. “À, không, thưa bạn! Đó là trò chơi cũ kỹ của ‘Tôi biết’ và ‘bạn không biết’, của sự khai tâm, của sự chuyển giao hiểu biết bí mật, và mọi điều vô lý truyền thống đó. Chúng ta đang nói điều gì đó hoàn toàn khác hẳn, thưa bạn. Chúng ta đang chuyển động cùng nhau, đang khám pháhọc hành cùng nhau – ngược lại, mấu chốt của nó là gì? Chúng ta quay lại những phương pháp, những hệ thống, và một mớ hẩu lốn đang diễn ra nhân danh tôn giáo suốt hàng ngàn năm. Và bạn thừa biết việc đó đã sinh ra những hậu quả gì: xung đột, đau khổ, và chiến tranh không kết thúc.”

 Chúng tôi không thâm nhập thêm nữa vào nghi vấn này bởi vì Ravi phải rời để đến phi trường đón chuyến bay về nhà của ông ở Canada. Ông ấy ân cần cám ơn chúng tôi về sự hiếu khách và chào tạm biệt.

 

*

 

Thứ bảy ngày 4 tháng năm, là ngày trăng tròn. Chúng tôi là tám người cho bữa ăn trưa, gồm cả cặp vợ chồng Grobe mới lấy nhau. Nói chuyện về xe hơi. Krishnamurti ưa thích sự hoàn hảo trong mọi lãnh vực của con người. Ông tán thưởng quần áo đẹp, đồng hồ tốt, và những đồ vật do con người chế tạo có hữu ích thực tế trong sống hàng ngày. Ông có một ưa thích đặc biệt cho những chiếc xe hơi, và loại ưa thích nhất của ông là Mercedes. Nhân dịp đó tôi hỏi ông, “Krishnaji, tại sao ông không sử dụng một chiếc Rolls-Royce hay một Bentley, mà nổi tiếng là những chiếc xe chế tạo tinh vi và khéo léo nhất? Tại sao ông thích một chiếc Mercedes hơn?”

 “Xe Rolls-Royce quá phô trương, quá lòe loẹt. Xe Mercedes dịu dàng hơn, và họ có những kỹ thuật giỏi nhất. Họ là hãng đầu tiên chế tạo xe hơi, vì vậy chúng phải rất tốt.”

 Khi chúng tôi nói về những chiếc xe đời mới nhất, người nào đó đưa ra một quyển sách quảng cáo những kiểu mới nhất của Mercedes năm 1985. Cùng nhau chúng tôi lật xem hết quyển catalogue, ngưỡng mộ những chiếc xe có kiểu dáng đẹp và giá cả khá cao của chúng. Krishnamurti thú nhận rất thích kiểu dáng và những chi tiết khác của loại xe hai chỗ ngồi 500 SEL. Nhìn danh sách giá cả, ông thắc mắc, “Chiếc xe này giá bao nhiêu nếu người ta mua nó ở đây?”

 Erna quay về phía tôi, “Chúng ta không thể tìm được nó giá bao nhiêu hay sao?”

 Tôi nhớ có nơi bán xe Mercedes gần nhất ở Santa Barbara, thế là tôi rời ghế và nói, “Tôi sẽ tìm ra, thưa ông.” Một cú điện thoại cho biết giá bán cơ bản là 58.000$. Ngay tức khắc tôi ghi lại và nó rõ ràng rằng người ta có thể tiết kiệm 10.000$ nếu mua xe từ cơ xưởng ở Đức và gửi nó tới Mỹ. Krishnamurti trông có vẻ bị ấn tượng lắm nhưng lại không sẵn lòng đưa ra ý kiến, đặc biệt do bởi đã có một chiếc xe thể thao hai chỗ ngồi màu xanh sẫm SLC trong garage, chưa đến mười năm và chỉ chạy có 15.000 dặm, còn trong điều kiện mới tinh, và trên thực tế, là xe của ông.

 

*

 

Hai ngày sau, khi chúng tôi đang dọn dẹp bàn ghế sau bữa ăn trưa, ông dắt tôi qua một bên và thổ lộ.

 “Michael, bạn có thể giúp tôi một việc chứ?”

 “Dĩ nhiên, thưa ông.”

 “Bạn biết tác giả Leon Uris?”

 Ngay lập tức tôi cho rằng ông sắp sửa báo cho tôi biết tác giả của nhiều quyển truyện hành động nổi tiếng sẽ tham gia cùng chúng tôi để dùng bữa ăn trưa. Sau khi nhận ra rằng ông hỏi liệu tôi đã từng nghe cái tên đó trước đây, tôi trả lời, “Ồ, có. Ông ấy viết quyển Exodus và nhiều truyện phiêu lưu khác.”

 Ông nhè nhẹ nắm tay tôi nhưng bằng một ý thức rất khẩn thiết. “Vâng, đúng rồi, thưa bạn. Liệu bạn có thể vào thị trấn – nhưng làm ơn đừng thực hiện một chuyến đi riêng vì nó…lần tới nếu bạn lái xe vào thị trấn để mua sắm, liệu bạn có thể mua giúp tôi vài quyển của ông ấy tại tiệm sách ở đó? Topaz là quyển tôi chưa đọc. Mary Z. rất bận công việc thư từ – tôi không muốn nhờ bạn ấy. Bạn ấy sẽ gửi tiền lại cho bạn.”

 “Chiều nay tôi sẽ vào thị trấn mua vài thứ tại chợ. Vì vậy tôi sẽ xem thử liệu có quyển nào của ông ấy hay không.”

 “Cám ơn bạn, thưa bạn,” ông nói và rời nhà bếp qua cửa hàng hiên.

 Chiều hôm đó, tôi lái xe vào thị trấn và, ngoại trừ mua sắm vài thứ cần thiết, tôi mua hai quyển bìa mềm của Leon Uris tại tiệm sách địa phương ở Arcade.

 

*

 

Suốt giữa tuần, trước khi bắt đầu những nói chuyện, chúng tôi có một bữa ăn trưa ít người, chỉ có tất cả bảy người. Chúng tôi nói về Hitler, Mussolini và Stalin, và những chế độ độc tài của họ, mà đã được ghi nhớ mãi mãi về những tội khủng khiếp với nhân loại. Người nào đó nhận xét, “Tội xấu xa nhất trong lịch sử của nhân loại chắc chắn phải là Vụ Holocaust – hàng triệu người Do thái và những con người vô tội khác đã bị giết chết có hệ thống trong những trại tập trung của Nazi Germany.”

 Hiếm khi nào Krishnamurti sẵn sàng đổ hết trách nhiệm cho bất kỳ người nào. Ông được bám rễ trong khoảnh khắc hiện tạivì vậy dường như có thể có một tầm nhìn toàn cầu. Ông nói, “Những việc khủng khiếp đã xảy ra trong quá khứ và đang xảy ra trong thế giới ngày nay. Những trại tập trung vẫn còn đang hiện diện. Không chỉ là những người Đức phạm tội Giết người hàng loạt, có những vụ giết người hàng loại đang xảy ra lúc này. Bạn biết việc gì đang xảy ra trong thế giới: Cambodia, Châu phi, Nga và Trung quốc. Không chỉ sáu triệu người của một chủng tộc đặc biệt, có hàng triệu người lúc này, bị hành hạbị giết chết vì những học thuyết, và chúng ta dửng dưng với tất cả việc đó. Và bạn có giết người hàng loạt riêng của bạn ở đây, nước Mỹ: sự hủy diệt những người da đỏ – hãy đối diện nó, thưa bạn!”

 Lúc này nói chuyện chuyển sang những xung đột hiện nay trong thế giới: Iran và Iraq, Northen Ireland, Lebanon. Người nào đó phê bình chính phủ Israel về việc kiềm chế quá đáng những người Palestine. Nhưng Krishnamurti, như ông thường làm, trung thành bảo vệ Israel, “Không, thưa bạn. Israel có thể làm gì đây? Nó bị dồn vào bức tường. Nó bị vây quanh bởi những con chó sói, lưng thì kề cận ngay biển. Nó sẽ đi đâu? Nó không còn chọn lựa gì cả ngoại trừ tự phòng ngự. Không, làm ơn, hãy thấy tình huống tổng thể.”

 

*

 

Ngày đầu tiên của Những Nói chuyện Ojai 1985 là thứ bảy ngày 12 tháng năm mà cũng tình cờ là sinh nhật lần thứ chín mươi của Krishnamurti. Như tôi thường xuyên làm vào những ngày đó, tôi bắt đầu chuẩn bị bữa ăn trưa từ sáng sớm, để cho mọi thứ sẵn sàng trước mười một giờ. Vì vậy, tôi có thể lái xe đến Oak Grove, cách Arya Vihara về hướng tây tám dặm và tham gia nói chuyện vào lúc 11:30, mà thông thường kéo dài giữa sáu mươi và chín mươi phút. Sau đó, tôi lái về lại thật nhanh để phục vụ bữa ăn trưa đúng giờ giữa 1:30 và 2:00 p.m.

 Krishnamurti không bao giờ ăn mừng sinh nhật; huống chi cho phép bất kỳ người nào chúc mừng ông, thật ra ông không thích bất kỳ người nào đề cập đến nó. Vì vậy, ngay trước khi rời để đi Oak Grove, tôi vào vườn trồng hoa hồng và hái một bông hồng, đặt tại bàn.

 Đó là một ngày lạ lùng, rất lạnh, u ám và xám xịt. Khi tôi đến Oak Grove, tôi gặp phải khó khăn khi xác định chỗ ngồi đặt sẵn giữa hàng ngàn người và cuối cùng đành ngồi trên mặt ngoài, nơi người ta vô ra nhiều. Một người đàn ông ngồi kế tôi cứ cựa quậy liên tụcnói lớn tiếng một mình, trong khi hai chiếc trực thăng quân đội bay vòng vòng ầm ĩ trên đầu. Tôi bị xao nhãng nhiều và rất khó để theo sát điều gì Krishnamurti đang nói. Nhưng ông đầy mãnh liệt và một vài lần nhờ đến những phát biểu nghịch lý để thực hiện mấu chốt quan điểm của ông. “Đừng lắng nghe người nói,” ông nói, “hãy lắng nghe chính bạn.” Sau đó ông nhận xét một cách mỉa mai, “Vì vậy tất cả những tôn giáo của thế giới… đều nói họ có những soi sáng thiêng liêng, trực tiếp từ nguồn tin đáng tin cậy…”

 Ngày hôm sau thời tiết tốt hơn, mặt trời xuyên quadần dần làm tan biến những đám mây. Krishnamurti đưa ra nghi vấn phức tạp của tội lỗi: nó được tiếp tế nhiên liệu bởi sự suy nghĩ và ký ức ra sao, nó hoàn toàn vô ích và hủy diệt ra sao, và nó liên quan đến cảm xúc, ham muốnsợ hãi ra sao. Chúng tôi có mười hai người cho bữa ăn trưa ngày hôm đó, kể cả Pupul Jayakar, mà nói rất lâu về quyển tiểu sử Krishnamurti của bà gần gần viết xong.

 Tuần lễ này bận rộn lắm, và chúng tôi có dòng khách liên tục từ khắp thế giới, đến và ăn trưa cùng Krishnamurti. Suốt gặp gỡ câu hỏi-trả lời vào sáng thứ năm, ông gạt đi những câu hỏi viết tay đã được nạp từ trước và bắt đầu trao đổi hiệp thông cùng khán giả, hỏi họ điều gì họ đang muốn nói. Trong khi trao đổi với nhiều người, ông nhấn mạnh, “Hãy sử dụng Krishnamurti như một cái gương để quan sát chính bạn. Cái gương, cái người đó không quan trọng. Điều gì ông ấy đang nói có lẽ phản ảnh bạn là gì.” Sau gặp gỡ, mười bốn người chúng tôi, kể cả Krishnamurti, đi tới Ranch House Restaurant gần bên để dùng bữa ăn trưa, một thay đổi thú vị.

 Đến thứ bảy, ngày 18, thời tiết đã hoàn toàn thay đổi: nắng và quang đãng, với chút ít sự sắc nét hiếm thấy, đã cho phép từng chi tiết nhỏ nhiệm của những triền đồi vây quanh nổi bật trong vẻ đẹp ban sơ. Krishnamurti bắt đầu nói chuyện bằng cách hỏi, “Sáng nay đẹp lắm, đúng chứ? Tôi hy vọng các bạn đang vui vẻ.” Ông tiếp tục nói về yoga và thương mại hóa của nó, và về raja yoga, vua của những yoga, mà không có hệ thống hay kỷ luật nhưng đang sống tốt lành sâu thẳm. Ông thêm vào một cách huyền bí, “Và có một yoga mà không được dạy bởi một người khác.”

 Ông thực hiện một vài tuyên bố khác gây kinh ngạc, hoàn toàn trái ngược với trí tuệ truyền thống, như là, “Nơi nào có sợ hãi, có Thượng đế”, “thành công là sự tầm thường hoàn toàn”, “sự vô nghĩa của thông minh được vun quén riêng của người ta”, “chúng ta phải chân thật vô cùng đối với chúng ta, ngược lại không có vui đùa trong nó.” Ông lặp lại chuyện vui về hai người trong thiên đàng, mà ông đã kể tại bàn ăn trưa vài ngày trước, và sau đó nhận xét về khía cạnh xã hội của hài hước, “Hài hước cần thiết lắm. Có thể cười đùa, tìm được một chuyện vui hay. Có thể cùng nhau cười, không phải khi bạn một mình, nhưng cùng nhau.” Sau đó, khi ông nói về vui thú, sợ hãiham muốn, ông nói, “Có một điếu cigar thơm, có một bữa ăn ngon…” Đó là lần đầu tiên tôi nghe ông đề cập đến một điếu cigar thơm. Krishnamurti không bao giờ hết làm tôi ngạc nhiên bằng một thay đổi mới mẻ, một thoáng nhìn mới mẻ, cái gì đó mà người ta không thể đoán trước được.

 

*

 

Ngày hôm sau, chủ nhật, 19 tháng năm, là nói chuyện lần thứ tư và cuối cùng. Không ai trong chúng tôi biết rằng đây sẽ là nói chuyện cuối cùngvĩnh viễn tại Oak Grove. Giữa tiếng chim hót trong ánh sáng lốm đốm vờn vờn nơi những cái cây, ông gợi lại hai người bạn mà, không có bất kỳ những rào chắn nào giữa họ, chia sẻ những vấn đề riêng tư của họ và cùng nhau thâm nhập vào tự do, tiếp tục và chết. Ông nghiêm túc thốt lên, “Không có chắc chắn khác, không có kết thúc khác, ngoại trừ chết.”

 Khi vài khán giả cười bởi một nhận xét về chết của ông, ông khuyên họ một cách khẩn thiết, “Làm ơn, đừng cười. Điều này nghiêm túc lắm. Không phải rằng chúng ta không nên hài hước. Cười thì tốt lắm, nhưng cười có lẽ lại là phương tiện để lẩn tránh đang đối diện những sự kiện. Vì vậy, người ta phải nhận biết được điều đó.” Sau một khoảnh khắc, ông an ủi bằng cách nói, “Không phải rằng chúng ta không nên vui đùa. Cười bằng toàn thân tâm của bạn bởi một chuyện vui hay ho.” Giữa những tiếng cười đang gia tăng từ những người lắng nghe của ông, ông thêm vào một cách kỳ lạ, “Người nói sưu tầm được nhiều chuyện vui lắm – không phải những chuyện vui thô tục, nhưng những chuyện vui tốt lành. Nhưng người nói sẽ không kể nó lúc này.”

 Thâm nhập vào trật tự, sự tích lũy của hiểu biết, và sự quyến luyến, ông vạch rõ, “Chúng ta là những tích lũy rộng lớn của ký ức; chúng ta là một mớ của những kỷ niệm.” Những từ ngữ của ông tác động vào tôi như một soi sáng đột biến, mặc dù tôi đã nghe ông nói những sự việc tương tự trước kia. Chúng quá cụ thể, trực tiếp và hợp lý, quá hiển nhiên. Tôi nghe chúng và tôi có thể nhìn ngắm sự kiện. Ông tiếp tục thâm nhập vào chết và kết thúc, và vừa cười vừa kể một chuyện vui, “Lúc trước chúng tôi có quen một người đàn ông mà đã kiếm được nhiều tiền lắm, giàu có khủng khiếp. Ông ấy đang hấp hối, và ông ấy cất rất nhiều trong tủ, chính xác – tôi tình cờ có mặt ở đó. Ông bảo cậu con trai mở cái tủ để nhìn tất cả những kim cương, vàng bạc và tiền giấy. Ông đang nhìn nó đầy hạnh phúc, và ông chết.”

 Khi khán giả bắt đầu cười, ông phê bình buồn bã, “Tôi biết.” Và, bây giờ đang cười một mình, “Ông ấy không bao giờ nhận ra rằng ông ấy sắp chết – bởi vì tiền bạc quan trọng nhất, không phải chết.” Đam mê của ông mãnh liệt hơn khi ông thâm nhập vào tôn giáo, mà ông nhìn nó hoàn toàn khác hẳn với công việc đi nhà thờ, những nghi lễ, và những cầu nguyện theo tập quán. “Mọi thứ mà con người sắp xếp vào chung như tôn giáo không là tôn giáo.” Ông thâm nhập vào bộ não và cái trí, vào nhận biếtthiền định, phát biểu bằng sự khiêm tốn vô cùng, “Người nói đã quan sát, không những bộ não nhỏ nhen hèn mọn riêng của ông ấy, nhưng còn cả bộ não của nhân loại.” Cuối cùng ông nói, “Có cái gì đó vượt khỏi thời gian, khi tất cả thời gian đã kết thúc. Đó là thiền định thực sự mà là cái trí tôn giáo thực sự.”

 Hiếm khi nào tôi nhìn thấy ông trống không ý thức của ông trọn vẹn như dịp này. Dường như ông đã vắt kiệt chính ông không còn mọi lượng cuối cùng còn sót lại của năng lượng. Tôi vội vàng ra xe hơi và lái qua thị trấn về cuối hướng đông. Trên Grand Avenue tôi lái qua mặt chiếc sedan Mercedes màu xám, được lái bởi Mary Z., với Krishnamurti đang ngồi bất động bên cạnh bà ấy.

 

*

 

Có mười một người chúng tôi dùng bữa ăn trưa ngày hôm đó. Tôi đã chuẩn bị một xà lách gừng và cà rốt, một xà lách ô liu và a-ti-sô ướp, món hấp bột cà chua nước xốt và phó mát chế biến tươi, măng tây, và xà lách trái cây nhiệt đới. Khoảng dưới nửa tiếng đồng hồ sau khi tôi về, Krishnamurti vào nhà bếp qua hàng hiên, cầm một vài vật trong hai bàn tay của ông.

 “Chào buổi sáng, Krishnaji,” tôi nói, mặc dù gần hai giờ chiều rồi.

 “Chào buổi sáng, Michael,” ông trả lời và đi đến cửa sổ, nơi ông đặt ba quyển sách bìa mềm và một vật dẹp, nhỏ trong miếng da màu đen đã mòn trên quầy. Tôi nhận thấy ông đã thay quần áo và lúc này đang mặc quần jeans xanh, một áo len màu xanh navy và đôi giầy da Thụy điển. Chỉ cái áo sơ mi lụa thô màu xanh lá cây đã mặc lúc sáng sớm. Tôi nhìn khuôn mặt của ông bằng sự hiếu kỳ nào đó, như thể để bảo đảm rằng đây là cùng con người mà cách đây hai tiếng đồng hồ đã thực hiện một trong những nói chuyện khai sáng hoàn toàn nhất mà tôi đã từng nghe.

 “Vậy là, chỉ có thế thôi,” ông nói một cách đơn giản. Tôi đoán rằng ông đang nói về sự kết thúc của những nói chuyện. Nghiêng người dựa vào cái quầy, trông ông kiệt quệ năng lượng, nhưng bình tĩnhlanh lợi một cách yên lặng giống một đứa trẻ. Bỗng nhiên, ông nói, “Chúng tôi thấy bạn lái xe qua mặt chúng tôi.” Tôi hoàn toàn không biết phải nói gì, bởi vì cái trí của tôi vẫn còn rực rỡ từ nói chuyện. Thường thường chúng tôi không bình phẩm về nội dung hay chất lượng của một nói chuyện – nó đơn giản là quá táo bạo – nhưng tôi vẫn còn bị phấn khích cực độ bởi nó đến độ tôi cảm thấy bắt buộc phải lắp bắp, “Nó, nó…không thể tin được, Krishnaji!”

 Ông quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ trước khi nói với tôi, “Nó xong rồi, thưa bạn.”

 Vậy là chỉ có thế thôi. Sau một khoảng yên lặng ngắn, tôi hít vào thật sâu và, trấn tĩnh lại, hướng sự chú ý của tôi đến những vật trên cái quầy, “Đây là gì vậy, thưa ông?” Tôi hỏi.

 “Vài quyển truyện trinh thám, Michael,” ông trả lời. “Xem thử liệu bạn đã đọc bất kỳ quyển nào. Và đây là một cái đồng hồ báo thức. Nếu nó có bất kỳ ích lợi nào cho bạn, bạn có thể dùng nó.”

 Tôi cầm nó lên cẩn thậnngạc nhiên bởi trọng lượng của nó. Tôi phải mất nhiều khoảnh khắc để phỏng đoán và sờ soạng trước khi tôi tìm được cách mở nó. Cái mặt đồng hồ vuông tô điểm bằng vàng mang tên của người chế tạo. “Jaeger-Le Coultre,” tôi la lên, nhớ ra cái tên từ mục quảng cáo tuần báo New Yorker của những người chuyên môn làm đồng hồ Thụy sĩ nổi tiếng. “Cám ơn ông rất nhiều, thưa ông.”

 Ông gạt đi lời cảm ơn dư thừa của tôi, “Tôi nghĩ nó vẫn còn chạy chính xác lắm.”

 Đặt nó lại trên cái quầy, tôi nói, “Chúng ta có nhiều khách hôm nay.”

 “Mọi thứ sẵn sàng rồi chứ?” ông hỏi. “Tôi mời họ nghe?”

 Chúng tôi tiếp tục gặp chín người khách khác. Nói chuyện không quá sôi nổi: về chuyến đi sắp tới của Krishnamurti đến Brockwood Park, Anh. Krishnamurti yên lặng và rút lui, trống không những nhu cầu về thời gian, bặt tăm những cố gắng thông thường của con người. Chúng tôi rút ngắn thời gian ăn trưa, bởi vì mọi người biết ông cần nghỉ ngơi.

 

 

 

Chương 23

TẠM BIỆT LÂU

 

 

“Suy nghĩ không thể giam giữ khoảnh khắc này,

bởi vì khoảnh khắc này không thuộc thời gian.

Khoảnh khắc này là sự kết thúc của thời gian;

thời gian đã không còn tại khoảnh khắc đó,

không có chuyển động tại khoảnh khắc đó

vì vậy nó không liên quan đến một khoảnh khắc khác.

Nó không có nguyên nhân

và thế là không khởi đầu lẫn không kết thúc.

Ý thức không thể chứa đựng nó.

Trong khoảnh khắc của trống không đó

mọi thứ hiện diện.”

 

 

 

 

-J. Krishnamurti-

Ghi chép của Krishnamurti

 

Đ

ó là ngày thứ hai đầu tuần sau kết thúc của Những Nói Chuyện, và trong năm ngày nữa Krishnamurti sẽ rời Ojai để đi nước Anh. Tại bàn ăn, chín người chúng tôi đang ăn khá trầm ngâm, và nói chuyện là những câu nhát gừng. Mọi người có vẻ đắm chìm trong những suy nghĩ riêng của họ. Tôi đang bắt đầu cảm thấy bồn chồn và lo lắng, và bộ não của tôi đang sôi nổi nhặt nhạnh rối tung để muốn nói điều gì đó. Nhưng tôi hoàn toàn không thể suy nghĩ về bất kỳ điều gì, thậm chí cả một mẩu tin thời sự. Thật ra, tôi không biết phải nhìn nơi đâu, bởi vì tôi đang đối diện Krishnamurti, trông giống như một tảng đá nguyên khối của sự bất động, nghiêm nghị nhưng lại thong dong. Trong khi tôi tập trung vào thức ăn trước mặt tôi, tôi lắng nghe những âm thanh của những con dao và những cái nĩa đụng vào những cái đĩa, và vài từ ngữ được trao đổi giữa những khoảng yên lặng lâu.

 Bỗng nhiên tôi ngước lên và gặp phải cái nhìn chăm chú trọn vẹn của Krishnamurti. Tôi đang nhìn thẳng vào hai mắt của ông, đang lặng lẽ nhìn tôi. Ông không nao núng hay thay đổi cái nhìn chăm chú của ông nhưng cứ nhìn chăm chú vào tôi bằng sự yên lặng vô cùng. Trong khoảnh khắc mà hai mắt của chúng tôi gặp nhau, tôi nghĩ rằng tôi đang nhìn chăm chú vào màu đen tuyệt đối, vào trống không vô hạn. Không có phản ứng về phần của ông, không nụ cười, không công nhận, không nhận xét, chỉ đang nhìn. Trong một khoảnh khắc tôi nghĩ rằng toàn bộ sức mạnh tổng thể của thiên nhiên đang hiệp thông cùng tôi, chiều sâu vô hạn của chính không gian đang nhìn ngắm mọi chuyển động của tôi. Tôi cảm thấy một chấn động kinh khủng, không phải là sợ hãi nhưng sự nhạy bén đột ngột. Quả tim của tôi đang đập thật mạnh. Bung ra một hơi thở dài, tôi thư giãn, và chỉ còn lại một cảm xúc lạ thường, băn khoăn nhưng mang máng và khó khăn để định nghĩa.

 Người đàn ông ngồi bên cạnh Krishnamurti, một phóng viên đài phát thanh và người quen biết cũ của ông từ Úc, bắt đầu hỏi ông nhiều câu hỏi về sự giải tán của Order of the Star vào năm 1929.

 “Tại sao ông đã chọn lựa giải tán tổ chức đó, Krishnaji?”

 “Tôi không chọn lựa nó, thưa bạn. Tôi không bao giờ thực hiện một chọn lựa trong sống của tôi. Đơn giản là nó trở thành không thể tránh khỏi. Khi có sự rõ ràng, không có sự chọn lựa.”

 Nói chuyện của họ tiếp tục, tập trung vào sự tìm kiếm sự thật của con người. “Người ta không thể tìm kiếm sự thật,” chốc lát sau Krishnamurti nói, “Có một chuyện hay về điều này; tôi không biết liệu bạn đã từng nghe nó. Một thanh niên trẻ rời bỏ nhà cửa đi tìm kiếm sự thật, và anh ấy đi khắp thế giới, học hành với nhiều người thầy, thâu luợm hiểu biết và những kỹ năng. Nhưng không hiểu vì sao sự thật luôn luôn lẩn tránh anh ấy: anh ấy không bao giờ có thể nắm bắt nó. Khi anh ấy là một cụ già, anh ấy quay về nhà và mở cửa, và nó kia kìa. Luôn luôn sự thật ở đó; luôn luôn nó đang chờ đợi anh ấy. Sự thật không thể được tìm kiếm,” ông kết luận.

 Sau một khoảng thời gian yên lặng lâu, người đàn ông tiếp tục những câu hỏi của ông ấy. “Nhưng tại sao ông nói chuyện, Krishnaji?”

 “Tôi thực sự không biết làm việc gì khác nữa,” Krishnamurti trả lời bằng sự khiêm tốn. “Tôi thực sự không biết làm gì. Tôi đã thực hiện nó suốt sống của tôi, bạn hiểu chứ, thưa bạn? Thoạt đầu tôi nhút nhát lắm, và thật đau khổ cho tôi khi phải nói chuyện trước công chúng. Tôi đã thử qua mọi loại sự việc: có một thời gian tôi thường nói chuyện từ phía sau bức màn, nhưng sau đó tôi bỏ – việc đó quá xuẩn ngốc.”

 Tất cả chúng tôi đều cười òa bởi hình ảnh của một thanh niên trẻ đang nói với khán giả từ phía sau bức màn. Thật nhẹ nhõm khi cười.

 Một giáo viên hỏi ông, “Nhưng còn về tất cả sự tôn sùng và kính yêu mà ông nhận được, thưa ông, đặc biệt ở Ấn độ?”

 “Không chỉ ở Ấn độ,” Krishnamurti trả lời, “ở đây cũng vậy.” Và ông thoáng nhìn mỉa mai khắp bàn ăn. Mọi người dường như gặp gỡ cái nhìn chăm chú của ông, như thể để khẳng định một cách yên lặng, “Không phải tôi.” Bỗng nhiên ông bật cười hân hoan vô cùng, la lên, “Tất cả nó đều quá điên rồ, tất cả nó đều quá vô lý!”

 Mặc dù tôi tham gia cùng ông trong tràng cười không kềm hãm, tôi vẫn còn khó hiểu bởi điều gì ông có ý qua từ ngữ ‘nó’. Sau khi sự cười đùa của chúng tôi giảm xuống, tôi hỏi, “Krishnaji, ông có ý gì qua từ ngữ ‘nó’? Ông có ý những nói chuyện và tất cả điều này?” Tôi ra cử chỉ chung chung hướng về những người khách khác tại bàn ăn, gồm cả nguyên hoàn cảnhchúng tôi phát giác mình đang ở trong nó. Vẫn còn có những giọt lệ của cười đùa trong hai mắt của ông, khi ông quay lại nhìn tôi. “Vâng, thưa bạn, tất cả những việc đó, và toàn gánh xiếc quanh ông ta,” ông đáp lại bằng một nụ cười tinh nghịch, chỉ ngón trỏ mảnh khảnh của ông về phía ngực của ông. Thế là, mặc dù tất cả chúng tôi chắc chắn đều là bộ phận của gánh xiếc này, chúng tôi tham gia sự cười đùa của ông.

 

*

 

Hai ngày sau, Thống đốc cũ của California, Jerry Brown, và một phụ tá của ông ấy, đến dùng bữa ăn trưa cùng ông. Tôi không có nhiều cơ hội để theo dõi nói chuyện của họ, bởi vì tôi đang ngồi tại đầu cuối của bàn ăn, nhưng từ những câu mà tôi có thể thoang thoáng nghe được, những tiếp cận và những quan tâm của họ thay đổi đáng kể.

 Krishnamurti cứ hướng về toàn cảnh to tát hơn, nhấn mạnh vào sự cần thiết phải có một thay đổi trong ý thức. Tại một mấu chốt, ông nói với thống đốc, “Thưa bạn, nếu có năm người tập họp lại và làm việc đúng đắn, ông biết, thực sự thâm nhập vào nó, họ có thể tác động ý thức của tất cả nhân loại.”

 Trái lại, Mr. Brown, dường như quan tâm nhiều hơn đến những chủ đề thuộc sinh thái và nói về sự tiêu thụ nhiên liệu nhiều của máy móc tự động, sinh ra sự ô nhiễm, và những dữ kiện thống kê có liên quan. Tiếp cận của ông ấy là qua hành động điều chỉnh phía bên ngoài. Mặc dù họ đồng ý về nhiều chủ đề, họ không chia sẻ cùng quan điểm về những chủ đề cơ bản hơn.

 

*

 

Vào nhiều dịp, tôi đã thấy Krishnamurti rửa chiếc xe Mercedes của ông rất nhiệt tình, cả ở đây và tại Brockwood Park, thỉnh thoảng với sự giúp đỡ của một nhân viên trường. Quan sát ông đánh bóng chiếc xe bằng sự cẩn thận vô cùng, tôi cảm thấy một ham muốn lạ lùng phải giúp đỡ ông, cùng làm với ông một công việc đơn giản, hèn mọn nhất. Rốt cuộc, ước ao của tôi được thành tựu chút ít khi, sau bữa ăn trưa cùng Mr. Brown, ông hỏi tôi, “Michael, liệu bạn có thể giúp tôi một việc chứ? Bạn có thể rửa và đánh bóng chiếc xe Mercedes màu xanh lá cây, chiếc hai chỗ ngồi thể thao?”

 “Được, thưa ông, tất nhiên. Ông muốn tôi rửa nó khi nào?”

 “Nếu bạn có thời gian, chiều nay. Mrs. Zimbalist sẽ đưa cho bạn mọi thứ bạn cần. Tôi xin lỗi tôi không thể phụ giúp bạn được – nó quá nhiều việc với tôi rồi.”

 Tôi vội vã bảo với ông rằng tôi có thể dễ dàng làm nó một mình, và, sau khi dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp, tôi điện thoại cho Mary Z. để báo cho bà biết là tôi sẽ đến để rửa xe.

 Chiều hôm đó ấm áp và nắng nhiều. Chiếc xe xanh lá cây kiểu dáng đẹp được đậu trên khúc quanh trước garage dưới cây tiêu. Hàng trăm con ong đang bay vù vù giữa những bông hoa trắng nhỏ xíu, mà trĩu xuống từ những nhánh cây cong. Tôi đi đến nó với miếng da cừu, xà phòng và xi bằng sáp, một cái thùng và những miếng vải khô, và một cái vòi nước dài. Tôi muốn lau chùi chiếc xe đó bởi vì tôi chưa bao giờ lau chùi một chiếc xe nào trước kia. Hơi háo hức, tôi cố gắng cọ rửa mỗi inch vuông của chiếc xe xanh lá cây. Sau khi bôi sáp vào, tôi chà xát nó cho đến khi được láng bóng và lóng lánh. Vấn đề duy nhất là rằng những sợi nhỏ xíu, mịn của miếng vải đánh bóng bám vào bề mặt như gương soi giống như những sợi chỉ có nam châm. Dường như luôn luôn là một đường chỉ không thể cứu vãn được đến độ tôi phải đấu tranh để loại bỏ nó. Cuối cùng, chiếc xe nổi bật lóng lánh dưới ánh sáng mặt trời, sẵn sàng cho chuyến đi đến Lake Casitas.

 Ngày hôm sau, khi Krishnamurti vào nhà bếp ngay trước bữa ăn trưa, ông nhận xét về công việc rửa xe của tôi, “Bạn thực sự làm việc nhiệt tình với nó, thưa bạn, lau chiếc xe chiều hôm qua. Tôi đã quan sát bạn từ cửa sổ.”

 Ông không có ý như lời khen ngợi, nhưng tôi thấy thật thú vị khi ông bày tỏ như thế.

 Có mười tám người khách cho bữa ăn trưa, và sau khi chúng tôi đã dọn dẹp bàn ghế, Krishnamurti đến gần tôi trong nhà bếp và hỏi, “Bạn có mua sắm chiều nay không, thưa bạn?”

 “Có, Krishnaji: tôi có vài việc cần mua. Tôi có thể mang bất kỳ thứ gì cho ông chứ?”

 “Bởi vì chúng tôi sẽ rời đây để đi London ngày mai, chúng tôi phải sắp xếp nhiều thứ. Mrs. Zimbalist bận rộn rất nhiều việc – bạn biết, dọn sạch tủ thức ăn, lau chùi tủ lạnh, và vân vân.” Ông chìa ra một hũ nhỏ bằng gốm trắng, đưa nó cho tôi, “Bạn làm ơn đi đến tiệm thuốc tây, cửa tiệm đối diện bưu điện, và mua một hũ này. Nó là kem bôi da. Nó đắt tiền lắm, khoảng hai mươi đô la. Mrs. Zimbalist sẽ đưa cho bạn số tiền đó.”

 Tôi cầm cái hũ nhọn và tìm hiểu nhãn hiệu của nó. Nó là một loại kem bôi da được chế từ dầu quả hạnh. Thấy rằng một hũ sẽ không đủ dùng cho thời gian lâu và có lẽ thích hợp hơn nên trữ sẵn nhiều hũ cho lần vắng mặt chín tháng này. Vì nghĩ rằng đây là ý kiến tốt cho chính Krishnamurti, tôi hỏi ông, “Ông có chắc, Krishnaji, một hũ đủ dùng? Tôi không nên mua hai hay ba hũ, hay sao?”

 Có vẻ ông bực bội bởi lời gợi ý của tôi. Ông nhìn tôi nghiêm nghị và nói một cách nhấn mạnh, “Tôi cần một. Không phải hai, không phải ba, nhưng một và chỉ một. Tôi cần một hũ thôi.”

 “Được rồi, thưa ông. Tôi sẽ mua một hũ và mang nó đến Pine Cottage.”

 Ông nắm chặt tay tôi bằng một cử chỉ đặc trưng và nói, “Cám ơn, Michael.”

 “Không có gì đâu, Krishnaji.”

 

*

 

Thứ sáu ngày 24 tháng năm, năm 1985 là ngày khởi hành. Chúng tôi dùng bữa ăn trưa sớm lúc 12:30 chiều để cho Krishnamurti, Mary Z., và Mr. và Mrs. Grobe những người đi cùng họ, có thể rời vào lúc 2:00 đi LAX. Có mười một người chúng tôi tại bữa ăn trưa này, và tất cả chúng tôi đều không được biết trước, hóa ra lại sẽ là bữa ăn trưa cuối cùng mà Krishnamurti hiện diện tại Arya Vihara. Lạ lùng thay, nó là một việc khá nghiêm trang. Mọi người, kể cả Krishnamurti, một cách mãnh liệt và bất thường, yên lặng và trầm ngâm. Tôi đang bắt đầu cảm thấy hơi hơi bị thất vọng và trì trệ bởi tâm trạng buồn bã lan tràn đó, và do bởi lý do nào đó câu nói tiếng Phạn mà Krishnamurti đã bảo cho tôi tháng trước lóe lên cái trí của tôi. Thật bốc đồng, tôi phát âm có ngữ điệu cụm từ vang vang vào sự yên lặng, “Anna dathu sukhi bhava.” Khi tôi ngâm lên những từ ngữ, tôi nhìn Krishnamurti và hỏi, “Xin lỗi, Krishnaji, phát âm đó chính xác?”

 Lặng lẽ ông nói, “Anna dathu sukhi bhava.”

 Tôi lặp lại nó sau ông, và ông sửa chữa cho tôi ba lần một cách khá nghiêm túc, ấn tượng, cho đến khi tôi gần gần phát âm chính xác cụm từ đó.

 Những người khác tại bàn ăn theo dõi sự trao đổi của chúng tôi bằng sự quan tâm lịch sự, như thể cái gì đó quan trọng hơn và to tát hơn đang thu hút những cái trí của họ. Sau đó, mười một người chúng tôi lại tiếp tục sự trầm tư yên lặng của chúng tôi, ngắt quãng bởi một vài nhận xét vắn tắt. Cuối cùng, bỗng nhiên Krishnamurti tập hợp năng lượng và nói điều gì đó vào bầu không khí đã trầm xuống mà tôi chưa bao giờ đã từng nghe ông nói trước kia. Ngước hai mắt ông lên và cố ý quan sát kỹ càng chúng tôi, ông nói cùng chúng tôi một cách cá nhân cũng như tập thể, “Cám ơn bạn, tất cả các bạn, bởi vì đã giúp đỡ tôi ở đây. Cám ơn các bạn bởi vì tất cả mọi việc các bạn đã làm cho K. Tôi đã là, K đã là một người khách bất kỳ nơi nào ông ta đi và ở lại.”

 Nó là một tuyên bố choáng váng, được nói bằng một ý thức của sự nghiêm túc thăm thẳm, một cao quý vô cùng mà không thể bị ô uế hay nghi ngờ. Cùng lúc, có sự khiêm tốn lạ thường quanh nó, một hồn nhiên đơn giảnchân thật, đến độ nó chạm đến tận trung tâm của thân tâm đang hiện diện của tôi. Có lẽ những người khác, cũng, bị kinh ngạc bởi sự khiêm tốn của ông. Nói một cách chính xác, những cái tôi háo hức và mau lẹ thông thường của chúng tôi phát giác chính chúng không thể phản ứng đến những từ ngữ của ông. Sau một khoảng yên lặng tỉnh táo, nhiều người bắt đầu phản đối rằng Foundation, tài sản, tất cả thực sự là của ông, mang tên của ông, và vân vân. Người nào đó hỏi liệu thật ra tất cả chúng ta không là những người khách ở đây trên quả đất hay sao. Trong khi những trao đổi sinh động này đang diễn ra, Krishnamurti giữ yên lặng. Đang lắng nghe và đang quan sát, dường như ông thoát khỏi sự chấn động. Ông ngồi như thể được bao bọc trong sự cao cả và một nghiêm túc không thể chạm đến được mà nghỉ ngơi trong sự bất động của chính nó. Ông là một tảng đá trong trận đại hồng thủy của tâm trạng hỗn loạn của chúng tôi.

 Bữa ăn trưa xong rồi, mọi người đứng dậy. Nửa tiếng đồng hồ sau, nhiều người chúng tôi được xếp hàng dưới cây tiêu già để chào tạm biệt ông. Khi ông bắt tay với một trong những hiệu trưởng, ông nói với ông ấy, “Hẹn gặp bạn ở Ấn độ vào tháng mười hai, thưa bạn”, nhắc nhở về một hội nghị giáo dục quốc tế tại Rishi Valley mà bốn người trong những giáo viên Ojai, gồm cả tôi, sẽ tham gia.

 Cuối cùng, ông đến bắt tay tôi và nói bằng một nụ cười, “Hẹn gặp bạn ở Rougemont, Michael.”

 Ông đang nói đến ngôi làng gần Saanen ở Thụy sĩ, nơi ông sẽ ở lại suốt Những Gặp mặt tháng Bảy. Từ trước ông và Mary Z. đã yêu cầu tôi đến nấu nướng cho họ ở đó, bởi vì người phụ nữ Ý nấu nướng cho họ trong nhiều năm đã già quá không thể tiếp tục được. Tôi sung sướng đồng ý sự yêu cầu của họ.

 “Cám ơn, Krishnaji,” tôi trả lời. “Chúc ông đi vui vẻ.”

 Sau khi chúng tôi đã cột chặt những chiếc va li của họ trên giá để hành lý của chiếc xe van mới của trường, Krishnamurti, Mary Z. và gia đình Grobes vào trong xe, và chúng tôi vẫy tay tạm biệt họ khi họ lái xe đi khỏi.

 Liệu bất kỳ người nào trong chúng tôiý tưởng mang máng rằng đây là lần chào tạm biệt cuối cùng, lần cuối cùng chúng tôi sẽ vẫy tay giã từ ông dưới cây tiêu?

 Chưa đến hai tháng sau, khoảng giữa tháng bảy, năm 1985, một vụ cháy rừng bắt đầu tại đầu phía tây của thung lũng, gần Maricopa Highway, và từ từ tiến tới, lan rộng bởi những cơn gió mạnh và thời tiết nóng và khô, hướng về phần phía đông của thung lũng. Tiếp theo, những ngọn lửa bừng lên dọc theo những sườn núi phía nam, nuốt trọn Sulphur Mountain và Black Mountain. Ngay lập tức toàn thung lũng bị bao vây bởi một vành đai lửa hoành hành suốt năm ngày đêm. Khói dày dặc và tro trắng nhỏ đầy không gian. Mặt trời chỉ nhìn thấy được như một hình cầu màu cam mờ, tỏa một ánh sáng đo đỏ kỳ lạ khắp thung lũng. Hai đêm liên tục chúng tôi phải sơ tán Arya Vihara, bởi vì đám cháy lớn đã đến gần những khu nhà khoảng một trăm yard. Nhờ vào nỗ lực dũng cảm của những người lính cứu hỏa mới khuất phục những ngọn lửa, kết hợp cùng sự may mắn vô cùng mà khiến cho những cơn gió thay đổi phương hướng đúng lúc.

 Khi cuối cùng những ngọn lửa tắt ngấm và khói đã tan đi, có vẻ là một phép lạ phi thường: không có bất kỳ người nào bị thương nặng; không ai đã chết, cũng không có bất kỳ ngôi nhà nào đã bị cháy. Nhưng những hòn núi chung quanh và những con đường mòn đã hoàn toàn bị thiêu rụi. Nó là một vùng đất hoang không thể sử dụng của những gốc cây bị cháy thiêu, cùng những tro màu xám và đen kịt, và những xác chết của nhiều động vật nhỏ.

 

*

 

Hóa ra rằng tôi chỉ có thể hoàn tất một phần nhiệm vụ nấu nướng của tôi ở Rougemont, bởi vì tôi đến thung lũng Alpine xanh rì một tuần lễ sau khi những nói chuyện kết thúc. Cũng cám ơn, tôi không hoàn toàn trễ lắm, do bởi Krishnamurti đang ở lại thêm hai tuần lễ nữa.

 Cũng là một ngạc nhiên dễ chịu khi phát giác rằng tôi sẽ sống cùng chalet với Krishnamurti. Dr. Parchure và Raman Patel, người nấu nướng tại Brockwood Park, đang ở chung căn hộ dưới lầu và không phiền khi có thêm một người. Krishnamurti và Mary Z. ở căn hộ trên lầu. Suốt những nói chuyện, Raman đã chuẩn bị những bữa ăn tại chalet, và trong hai tuần còn lại chúng tôi đồng ý chia sẻ những bổn phận nhà bếp.

 Chẳng mấy chốc tôi nhận đuợc một tin tức chấn động: Krishnamurti đã quyết định rằng, sau hai mươi lăm năm, những nói chuyện vừa kết thúc sẽ là Những Nói chuyện cuối cùng ở Saanen. Trong những năm tương lai, chỉ có một Họp mặt hàng năm sẽ diễn ra ở Châu âu – tại Brockwood Park. Trong cách này, nhu cầu cho sự đi lại khắp nơi và sự căng thẳng gây áp lực vào năng lượng của ông sẽ được giảm đến mức tối thiểu.

 Những ngày cuối cùng này tại Saanen cùng Krishnamurti là những ngày của nhàn rỗi, và chúng có một ý nghĩa lạ thường của sự tột đỉnh. Chalet không có nhiều không gian như người ta quen thuộc ở California, và, vì vậy, những người bạn và tôi sẽ gặp mặt Krishnamurti nhiều lần trong ngày. Sống gần gũi hàng ngày cùng Krishnamurti là một trải nghiệm của sự nhận biết cao độ cho tôi. Tôi được nhận biết một cách tinh tế, không chỉ về những suy nghĩ và những cảm xúc của tôi, nhưng còn cả về những thiếu sót và những giới hạn của tôi. Nó có thể đòi hỏi khắt khe, thậm chí ngả lòng chán nản, khi ở quá gần ngọn lửa. Bởi vì bản chất của ngọn lửa là không có một trung tâm, nó có khuynh hướng làm lộ diện hoàn toàn một khối đặc của những cái tôi trong phạm vi ảnh hưởng của nó. Hơn bao giờ hết, tôi tiếp xúc cùng những phương cách mà trong đó tôi so sánh mình và những người khác, với sự ham muốn phải được tán thưởng của tôi, và với kết quả của sự chia rẽ phân chia, ganh tị và ghen tuông đang gây ra kết quả,

 Thậm chí như thế, năm người chúng tôi tận hưởng điều gì đó gần gũi như một tình trạng gia đình cho mười hai ngày này vào đầu tháng tám. Có những người khách thường xuyên, như Vanda Scaravelli, người lúc trước đã thuê Chalet Tannegg cho Krishnamurti; Mr. Grobe, người rộng lượng cho phép chúng tôi sử dụng căn hộ của ông, và Asit từ Ấn độ. Họ tham gia cùng chúng tôi cho bữa ăn trưa và ăn tối hầu như mỗi ngày.

 

*

 

Từ Rougemont, Krishnamurti và Mary Z. đi đến Brockwood Park, trong khi tôi đi thăm người mẹ của tôi ở Đức, trước khi cũng tiếp tục đến ngôi trường nội trú ở Hampshire. Những nói chuyện trước công chúng tại Brockwood Park diễn ra từ ngày 24 tháng tám đến ngày 1 tháng chín. Mùa thu đầy màu sắc ở trong không khí và trong những tán lá của nhiều cái cây rực rỡ, và dường như một lần nữa Krishnamurti lại tập hợp năng lượng từ những nguồn vượt khỏi.

 Một buổi sáng có nắng, tôi ngạc nhiên khi thấy nhiều công nhân đang dựng lên một cần trục màu vàng kế cận hai cái lều lớn. Một cái bục được gắn với cái cần cẩu được treo lơ lửng trên những cái lều, từ đó một người quay phim quay cảnh của mọi người nối đuôi nhau đi vào. Một công ty truyền hình độc lập đang sản xuất một phim tài liệu về Krishnamurti, mà sau đó được chiếu trong phim nhiều tập The Human Factor Nhân tố Con người  trong tháng giêng năm 1986. Sau đó khi tôi xem chương trình nửa tiếng đồng hồ, có tựa đề The Role of a Flower Vai trò của một Bông hoa, tôi ngạc nhiên bởi sự sinh động và hài hước mà Krishnamurti phô diễn suốt những phỏng vấn. Tại một mấu chốt ông trả lời một câu hỏi, ông có lẽ tiếp tục nói chuyện với hàng ngàn người trong bao lâu nữa, “Tôi đã nói với những người bạn của tôi, khoảnh khắc tôi ‘lẩm cẩm’, ngừng tôi lại.” Bỗng nghiêm túc hơn, ông thêm vào, “Tôi có nhiều năng lượng…”

 

*

 

Mặc dù thỉnh thoảng khoác vào cùng loại như những đạo sư thương mại, quảng cáo, Krishnamurti nhìn toàn hoạt động của tinh thần bằng một hài hước kỳ diệu. Một Monsieur Châtelain nào đó mới đây đã viết một bài báo trào phúng châm biếm, có tựa đề ‘Làm thế nào để trở thành một Đạo sư Hàng đầu’. Nó diễn tả một cách khôi hài làm thế nào để trở thành một đạo sư thành công: bằng cách luyện tập những diễn tả ban phước lành trước một cái gương, bằng cách nuôi bộ râu quai nón dài, và bằng cách trao tặng những đệ tử của người ấy sự ảo tưởng của tiến bộ thuộc tinh thần. Khi bài báo này được đọc cho Krishnamurti tại Brockwood Park, ông thấy nó quá khôi hài đến độ ông yêu cầu nó được dịch ra và được lưu thông. Thậm chí ông còn đề cập nó trong một nói chuyện, diễn tả nó là được viết rất vui nhộn và khéo léo.

 

*

 

Mặc dù bốn nói chuyện và hai gặp gỡ câu hỏi-trả lời trong cái lều lớn chỉ rõ ông đang ở trong tình trạng sức khỏe tuyệt vời, ông trông yếu ớt và mỏng manh vào những ngày khác. Rõ ràng ông đang hao phí tất cả năng lượng sẵn có của ông vào nói chuyện cùng hàng ngàn người mà đã đến từ những nơi gần bên cũng như xa xôi để nghe ông nói. Tôi đang giúp đỡ trong công việc nhà bếp của trường và thỉnh thoảng sẽ mang bữa ăn tối của ông sang phía tây. Buổi chiều sau khi kết thúc những nói chuyện, tôi mang một cái khay đựng bữa ăn tối của ông vào phòng ngủ của ông, nơi ông đã nghỉ ngơi nguyên ngày. Sau khi gõ cửa và nghe tiếng trả lời của ông, tôi đi vàongạc nhiên khi thấy những cái màn được kéo xuống để che những tia nắng của mặt trời muộn. Bỗng nhiên tôi cảm thấy một nhút nhát lạ thường. Trông ông giống như một đứa trẻ bé tí trong cái giường to lớn, cái đầu rối bù tóc bồng bềnh trên một cái gối to, một bàn tay trên quyển sách bìa mềm lật úp xuống.

 “Chào bạn,” ông mỉm cười yếu ớt, và tôi đáp lại lời chào hỏi của ông.

 “Chỉ cần đặt nó ở đó, Michael,” ông nói, chỉ về một cái bàn thấp bên cạnh giường ngủ. Hiếm khi nào tôi trông thấy ông trông quá phờ phạc, hốc hác, mệt mỏi, già nua, và kiệt quệ như thế này. Nó là một cảm giác đau lòng. Tôi đứng gần giường ngủ một chốc lát, nhận thấy một yên lặng vô cùng nhưng không thể nghĩ về một nhận xét thích hợp. Ông nhìn tôi bằng một nụ cười ấm áp và, nhấc nửa chừng cánh tay ốm yếu của ông, nói, “Cám ơn bạn, Michael.”

 “Cám ơn ông, Krishnaji,” tôi nói và lặng lẽ rời phòng.


*

 

 

Sau nói chuyện rất lâu với người kiến trúc của tòa nhà Centre rộng lớn, mà sẽ được xây dựng tại Brockwood Park năm sau, Krishnamurti khởi hành đi Ấn độ cuối tháng mười, được theo cùng bởi Mr. Grobe. Ba tuần sau, tháng mười một năm 1985, tôi đi máy bay đến Bombay và từ đó tiếp tục bằng xe lửa đến Varanasi, thành phố cổ của sông Ganges sau chuyến hành trình gian nan suốt ba mươi bốn tiếng đồng hồ.

 Rajghat School và Educational Center nằm tại ngã ba sông Varuna Ganges. Nó là một bất động sản rộng lớn, với nhiều người đi quanh quẩn. Ngay khi tôi có được phòng của tôi, tôi đi tìm căn nhà của Krishnamurti. Được vây quanh bởi những cái cây cổ thụ đẹp, nó nằm phía cao trên bờ sông, nhìn thấy toàn cảnh của con sông hoành tráng.

 Bóng đêm đang đến gần, cùng sự phong phú lộng lẫy của những màu sắc. Bỗng nhiên tôi nhận thấy một hình bóng trong bộ quần áo trắng rộng đang tiến đến qua ánh sáng yếu ớt màu vàng nghệ – đó là Krishnamurti. Ông được theo cùng bởi một nhóm tám người, tất cả đều mặc quần áo kiểu Ấn độ rộng và xỏa xuống. Sự thôi thúc đầu tiên của tôi là chạy về phía ông như một đứa trẻ, nhưng tôi tự ngăn lại, bởi vì tôi không chắc chắn về những tập tục thích hợp của cách cư xử trong một nơi mà những đạo sư được tôn sùng.

 Chắc chắn, ông cũng đã nhận ra tôi. Ông tiếp tục tiến thẳng đến tôi, để lại nhóm người đồng hành phía sau. Nó giống như một cơn sóng mạnh đang ập vào tôi, và những từ ngữ duy nhất mà tôi có thể lắp bắp từ ngân hàng trí nhớ bị xóa trắng của tôi là, “Chào buổi tối, Krishnaji!”

 Đến ngay tôi, ông la lớn bằng một ngạc nhiên không giấu giếm, “Bạn đang làm cái quái gì ở đây vậy, Michael?”

 Có một đợt bột phát tuôn trào của thương yêu bên trong tôi, đến độ hầu như tôi chỉ có thể kềm hãm để không phải ôm chầm ông. Tại khoảnh khắc đó ông nắm chặt hai cánh tay của tôi, và tôi đáp lại bằng cách bóp chặt hai khủy tay ốm yếu của ông. Chúng tôi đây nè, tay trong tay, trong ánh sáng hoàng hôn. Nhiều người bạn theo cùng của ông đang châm biếm cách sử dụng những từ ngữ nghênh đón của ông.

 “Vui quá khi gặp được ông, Krishnaji,” tôi lắp bắp.

 “Làm thế nào bạn đến đây được, Michael!”

 Khi tôi bắt đầu giải thích, bỗng nhiên ông nói, “Vâng, bây giờ tôi nhớ ra rồi, bạn đã nói với tôi ở Rougemont. Bạn đang ở lại nơi nào vậy?”

 Sau khi ông đã chắc chắn rằng tôi được chăm sóc cẩn thận, chúng tôi chúc nhau ngủ ngon và ông tiếp tục cùng những người bạn đi vào trong nhà.

 Bốn ngày sau, lúc chín giờ sáng. Những Nói chuyện trước Công chúng 1985 bắt đầu trong một vùng có bóng mát dưới những cái cây to. Ông bắt đầu bằng cách nói với hàng ngàn người hay khoảng chừng như thế rằng ông không có ý định giúp đỡ bất kỳ người nào. Những khoảnh khắc sau, ông hỏi đầy thương yêu, “Liệu tôi đang nói điều gì lạ lùng lắm sao? Tại sao tất cả các bạn lại trông âu sầu như thế.”

 Từ khoảnh khắc ông bắt đầu nói, tôi cảm thấy một hân hoan lạ thường đang sùng sục bên trong tôi. Nó ở cùng tôi suốt nói chuyện và ngày hôm sau.

 Sáng hôm sau, suốt nói chuyện lần thứ hai, ông nhận xét, “Những giọt nước mắt và tiếng cười là bộ phận của cảm xúc; hài hước là bộ phận của cảm xúc”, và nói tiếp, “Đừng nhìn tôi như thể tôi là một người điên rồ nào đó.”

 

*

 

Ngày 22 tháng mười một, 1985, ông thực hiện nói chuyện lần thứ ba và lần cuối cùng tại Rajghat. Hầu như từ cái nguồn khởi đầu, ông tràn đầy hân hoanchâm biếm, hỏi một cách mời mọc, “Liệu có bất kỳ ai muốn đến và ngồi ở đây? Tôi thực sự có ý điều đó, thưa bạn, bạn có thể đến đây.” Và, chẳng mấy chốc, một người đàn ông có râu quai nón đang ngồi bên cạnh ông trên bục giảng. Nói về những kỹ năng thực tế khác nhau, ông nói, “Muốn học một kỹ năng: muốn trở thành một người thợ mộc giỏi, một người thợ ống nước giỏi, một người nấu ăn giỏi!” Tại khoảnh khắc đó, ông nhìn về hướng tôi đang ngồi, và khi hai mắt của chúng tôi gặp nhau trong tích tắc ông thì thầm dưới hơi thở của ông, “Xin chào, Michael.” Sau đó ông quay về phía khán giả và nói, “Có nhiều người trong số bạn bè của tôi, mà là những người nấu nướng rất giỏi. Và cũng là những người triết lý, những người tâm lý và những người phân tâm rất giỏi – tất cả họ có mặt ở đây.”

 Bình phẩm về sự kiện rằng sống là một đấu tranh cho hầu hết chúng tôi, ông trình bày một thuật lại vắn tắt của ông về cách suy luận theo tiến hóa, “Những con khỉ đấu tranh, vì vậy chúng ta là những con khỉ. Một tác giả rất nổi tiếng – lúc trước chúng tôiquen biết ông – đã viết, ‘Có lẽ chúng ta nên ở phía sau những song sắt chứ không phải những con khỉ.’”

 Những khoảnh khắc sau, ông nói cùng những người lắng nghe của ông bằng tiếng cười từ bi, “Các bạn là một đám đông điên rồ.” Tiếp theo sau khi nói về tôn giáo, ông nói, “Tôi phải kể cho các bạn một câu chuyện rất vui – được chứ? Việc này xảy ra ở địa ngục, và con quỷ hiện diện ở xa xa đằng đó.” Đang chỉ thẳng ra phía trước, ông thêm vào, “Tôi không đang chỉ vào bất kỳ ai. Con quỷ ở xa xa nơi cái góc – bạn biết, con quỷ của Thiên chúa giáo với hai sừng và một cái đuôi.” Và ông giơ hai ngón tay giống như những cái sừng trên đầu của ông, vì những người trong số khán giả không quen thuộc với con quỷ thần thoại đó. “Có hai người đang nói chuyện với nhau, và một người nói với người kia, ‘Ở đây nóng lắm, phải không?’ Và người kia nói, ‘Vâng, nó không những rất nóng, nhưng còn sấy khô nữa.’”

 Ông bắt đầu cười bởi chuyện vui của ông một cách yên lặng, sau đó nhận thấy rằng đa số mọi người không đáp lại. Rõ ràng ông đã bỏ quên một điểm quan trọng rằng hai người trong địa ngục là một người lạc quan và một người bi quan. Ông nhìn quanh bằng một diễn tả viễn vông và hỏi, “Không vui à? Các bạn là những người là lạ. Tôi có nhiều chuyện vui lắm. Thậm chí tôi không thể bắt đầu chuyện nào trước.”

 Hai ngày sau, ông rời Varanasi để đi Madras và Rishi Valley.

 Đến lúc này, đã bắt đầu rõ ràng rằng ông không khỏe lắm: ông đang sút cân thấy rõ, và dường như năng lượng vật chất của ông đang giảm bớt nhiều lắm. Thậm chí như thế, ông tiếp tục những gặp gỡ cùng những giáo viên, những nói chuyện cùng những học sinh, và những phỏng vấn, mà không hề mất đi động lực.

 Suốt nói chuyện cùng những học sinh vào một buổi sáng, ông kể câu chuyện dưới đây: “Một người thầy tôn giáo thường thuyết pháp cho những môn đồ mỗi buổi sáng. Có một hôm ông đang chuẩn bị thuyết pháp thì một con chim bay đến và đậu trên bệ cửa sổ. Nó đang hót bằng tất cả thân tâm, và tiếp tục hót du dương suốt vài phút. Người thầy không nói một lời, nhưng chỉ lắng nghe con chim hót. Và, sau khi con chim bay đi, ông quay về phía lớp học và nói, ‘Bài giảng sáng nay xong rồi.’”

 Dường như ông không bao giờ cạn kiệt những giai thoại và những câu chuyện để kể, thậm chí khi ông đang ở trong tình trạng cơ thể tồi tệ. Sau đó suốt gặp gỡ đối thoại lần thứ ba cùng những giáo viên Rishi Valley School, ông hỏi, “Tôi xin phép kể một chuyện vui nghe? Ngày hôm trước tôi đang đi trên máy bay, đi nơi nào đó. ‘Ông từ đâu đến vậy?’ người nào đó hỏi tôi. ‘Ồ,’ tôi nói, ‘nơi nào đó’. Và ông ấy tiếp tục, ‘Thật ra, ông từ đâu đến? Ông là người Thổ nhĩ kỳ, ông là người Ba tư, hay ông là một trong những người của thế giới Hồi giáo?’ Tôi nói, ‘Không, không, không.’ ‘Vậy ông từ đâu đến?’ Tôi trả lời, ‘Tôi từ Valley of Rishies.’ (Nó là một cái tên khá hay cho nơi này.) Ông ấy hỏi tiếp, ‘Nó ở đâu vậy?’ Tôi đáp lại, ‘Bạn sẽ không tìm được nó.”’

 

*

Ngày 14 tháng mười hai, Hội nghị Giáo dục Quốc tế bắt đầu, được tham gia bởi những giáo viên từ tất cả những trường học của Krishnamurti. Có bốn người chúng tôi từ Ojai và năm người từ Brockwood Park. Mặc dù Krishnamurti chỉ muốn là một người quan sát, không phải mất thời gian lắm trước khi ông tham gia trọn vẹn, thăng hoa những chủ đề lên một mức độ cao hơn. Và thật vui vẻ, ông cũng gây vui cười cho chúng tôi bằng nhiều chuyện vui của ông. Một trong số chúng là một trò chơi đố chữ cùng âm ở Mysore trong bang láng giềng của Karnataka, mà một vài người chúng tôi vừa viếng thăm. “Tôi đã đi khắp Ấn độ và bạn chắc phải thấy sự đau khổ của tôi.”

 

*

Suốt vài ngày cuối của ông tại Rishi Valley, mười hay mười hai người chúng tôi theo cùng ông trong những dạo bộ giữa những cánh đồng lúa xanh tươi và những rừng xoài thơm ngát trong ánh sáng mịn như bột của hoàng hôn. Mặc dù run rẩy, ông sải bước trước chúng tôi bằng những sải chân dài đầy năng lượng. Dạo bộ cùng ông giữa những quả đồi cổ xưa có những tảng đá rải rác là một ân huệ vô cùng.

 

*

 

Trước bình minh ngày 23 tháng mười hai, ông rời để đi Madras. Một vài ngày sau, nhiều người chúng tôi tham gia cùng ông tại Vasanta Vihar. Chắc chắn ông không khỏe: ông cảm thấy suy nhược thường xuyên, không thèm ăn hoặc ăn chút ít, và cuối cùng là sút cân và mất khả năng chịu đựng. Mặc dù nhiều bác sĩ theo cùng ông, không ai trong số họ có thể chẩn đoán chính xác những triệu chứng của cái gì đó giống như một tình trạng rất nguy kịch. Nó gây lo lắng lạ lùng.

 

*

 

Hôm nay là Chistmas Day, và tôi được mời đến để dạo bộ cùng ông vào buổi chiều trên bãi biển Adyar. Nó là cùng bãi biển nơi, bảy mươi lăm năm trước, khi còn là một cậu bé mười bốn tuổi, ông đã ‘được phát hiện’ bởi một số những bậc tiền bối của tổ chức Theosophy: ông đã có một hào quang tinh khiết, không cái tôi và, vì vậy, được chọn làm Phương tiện của Chúa Vehicle of Lord. Một tiếng rưỡi đồng hồ trước khi mặt trời lặn, mười hai người chúng tôi được đưa đến đó trong ba chiếc xe hiệu Ambassador qua khu nhà xây dựng không thứ tự của bộ chỉ huy Theosophical Society.

 Tại đầu cuối, chúng tôi nối đuôi nhau qua một cái cổng hẹp trong bức tường bảo vệ khu đó và bước vào một quang cảnh của những kích thước ấn tượng. Thiên nhiên và toàn quả đất tự hiện diện bằng một sinh động hồ hởi, cùng một sức sống vô tận, phơi bày vẻ đẹp vô hạn. Một cơn gió mát mẻ đang thổi đến từ đường chân trời xanh, và sóng đang vỗ trên bãi biển cát vàng. Trong những tia nắng nghiêng nghiêng của mặt trời hoàng hôn, những màu sắc cả bầu trời, hoàng hôn và biển cả rõ ràng lạ thường.

 Sự mãnh liệt của khoảnh khắc ập vào những giác quan của tôi. Trong một tích tắc tôi trải nghiệm chính bản thân mình như một cái chấm nhỏ xíu, đang di chuyển thẳng đứng trên bề mặt cong và bao la của quả địa cầu tròn. Và, như thể trao tặng sự nhận biết của tôi một ngữ cảnh của toàn cầu, cái gì đó khổng lồ và trắng xóa trỗi dậy nổi lên chầm chậm từ chiều sâu của biển cả trên đường chân trời phía đông: mặt trăng tròn đang lên cao trên những dòng nước đang phản chiếu. Tại cùng khoảnh khắc, nhìn về phía tây, tôi thấy mặt trời đang lặn đằng sau những nền đen của hình bóng những cây dừa và những cây bồ đề.

 Chúng tôi đang dạo bộ trong từng nhóm bốn người dọc theo con đường hẹp trải nhựa song song với bãi biển. Chúng tôi đến chân cây cầu bắc qua cửa sông Adyar, tại chỗ đó chỉ còn một phần hẹp sót lại, và thấy Krishnamurti đang đứng ở đó một mình, ba người bạn đồng hành của ông phía sau ông vài feet. Ông đứng bất động, một tượng đài của sự yên lặng, cô đơn cùng vẻ đẹp của quả đất. Gió giật mạnh quần áo của ông, làm chúng bay phần phật giống như những cánh buồm rực sáng. Ông đang nhìn ngắm nhiều người chài lưới có nước da đen bóng trong những cái khố, đang lội qua những con sóng lớn có bọt trắng náo loạn và đang cố gắng kéo những cái lưới có vài con cá ngọ nguậy đang tìm lối thoát. Sau một lúc, ông quay lại và đi về từ nơi ông đã đến. Khi ông đi ngang qua tôi, khuôn mặt của ông dường như được chạm trổ trong vàng, hoang vắng nhưng tỏa sáng. Mái tóc bạc của ông đang bay lung tung, và ông dựa vào gió biển khi ông đi qua. Từ bi vô hạn tỏa ra từ ông.

 

 

Chương 24

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG

 

“Khi người ta nhìn chiếc lá chết đó

cùng tất cả vẻ đẹp và màu sắc của nó,

có lẽ người ta sẽ hiểu rõ thăm thẳm,

nhận biết được, chết riêng của người ta phải là gì,

không phải tại điểm kết thúc,

nhưng tại ngay khởi đầu.

Chết không là điều gì kinh hãi lắm,

cái gì đó phải được trốn tránh,

cái gì đó phải bị trì hoãn,

nhưng trái lại cái gì đó phải ở cùng,

ngày sang ngày.

Và từ đó hiện diện,

Một ý thức lạ thường của vô hạn.”

 

 

 

 

-J. Krishnamurti

 Krishnamurti Độc thoại

N

gày hôm sau, Krishnamurti bất ngờ tham gia cùng những người khách và những ủy viên nước ngoài cho bữa ăn trưa trong phòng ăn dành cho khách. Thấy ông giữa chúng tôi, nói chuyện và ăn uống như lúc trước, ấp ủ hy vọnggiảm bớt sự sợ hãi của chúng tôi rằng ông có lẽ không thể sống bình thường bởi một căn bệnh trầm trọng. Những Nói chuyện trước Công chúng Madras sẽ bắt đầu chiều hôm sau, ngày 28 tháng mười hai năm 1985, và chúng tôi khá chắc chắn rằng chúng sẽ tiếp tục theo lịch trình. Nhưng suốt đêm nhiều triệu chứng bất lợi thể hiện một xuống dốc tồi tệ cho sức khỏe của ông. Quan trọng hơn cả, ông đã phát triển một cơn sốt thật cao. Đang lắng nghe kỹ càng lời khuyên của những bác sĩ, ông bày tỏ sự quan tâm cho những người đã phải cố gắng nhiều để từ xa đến đây lắng nghe những nói chuyện của ông. Cuối cùng, một nhất trí được mọi người chấp thuận: bất kể cơn sốt cao của ông, nói chuyện đầu tiên sẽ xảy ra cùng buổi chiều hôm đó như đã được lên kế hoạch.

 Hầu như ngay từ khi bắt đầu của nói chuyện, nó rõ ràng rằng Krishnamurti ‘không là chính ông’. Thái độ và cách nói của ông, và quá nhiều thời gian ông nói, không còn nghi ngờ gì cả, thể hiện rằng ông bị sốt nặng lắm. Sau nói chuyện, ông xoay xở đi xuống một cách run rẩy từ bục giảng và ngay lập tức bị kéo ùa vào bởi những đám đông của những người lắng nghe nhiệt tình. Ông vẫn còn phải lội lơ lửng qua một biển nhân loại đang dâng lên để đến được nhà, cách đó hai trăm yard. Hai hiệu trưởng, từ Ojai và Brockwood Park, mau lẹ cứu thoát ông bằng cách đi cầm tay và đi kề hai bên ông và hộ tống ông qua đám đông hỗn loạn. Một trong hai người, giống như một người truyền lệnh của vua chúa, hét lên lớn tiếng, “Nhường lối, nhường lối!” Được quan sát từ xa, Krishnamurti có vẻ kiệt sức và không còn khả năng hoạt động; ông đang run rẩy và bất tỉnh.

N

gày hôm sau người ta quyết định chỉ có hai nói chuyện nữa tại Brockwood Park vào ngày 1 và ngày 4 tháng giêng năm 1986. Tất cả những chương trình khác, kể cả Những Nói chuyện Bombay, đều bị hủy bỏ.

 Đối diện với tình trạng bệnh trầm trọng cho đến bây giờ vẫn chưa chẩn đoán được của ông, ông yêu cầu quay về California thật mau qua lộ trình Pacific. Bởi vì ông đã lên kế hoạch đến Ojai trong khoảng hai tuần lễ nữa, tôi cũng cần quay lại mau, để cho tôi có thể chuẩn bị công việc nấu nướng cho biến cố bất ngờ này. Cuối cùng, tôi đã mua một vé máy bay mới: tôi sẽ khởi hành từ Madras trễ vào buổi chiều ngày 30 tháng mười hai năm 1985.

 Trước khi rời, tôi đến chào tạm biệt Krishnamurti. Ông đang nằm trong một cái giường rộng, nhìn khá sinh động. Rất vui mừng khi gặp tôi, ông chào hỏi đầy hứng thú. Tôi bị choáng váng khi thấy ông quá hốc hác, hầu như gầy mòn, và nhận thấy một miếng băng lớn trên trán của ông. Ngay lập tức ông giải thích, “Tối qua tôi đang ra khỏi giường và bị trượt chân rồi té xuống.” Nhận thấy sự lo ngại đến choáng váng của tôi, ông vội vã thêm vào bằng sự hồn nhiên như đứa trẻ, “Đừng lo lắng, tôi chỉ đập đầu vào cạnh giường – lúc này đã bớt rồi.” Ông chuyển động bàn tay run run của ông đến nơi bị thương. Tôi bảo với ông rằng tôi sẽ rời đây khoảng vài tiếng đồng hồ nữa và lắc hai bàn tay nhạy cảm, mềm mại của ông. Luôn luôn vắn tắt và không cảm tính với những lần tạm biệt, ông tự tin một cách yên lặng khi nói, “Chúc chuyến đi vui vẻ nhé. Hẹn gặp bạn ở California!”

 

*

 

Từ Madras tôi đi máy bay đến New Delhi và sau đó quá cảnh Châu âu để đi California, đến Ojai ngày 6 tháng giêng năm 1986. Năm ngày sau, ngày 11 tháng giêng, chúng tôi lại nghênh đón Krishnamurti một lần nữa dưới cây tiêu. Nhưng nó là một sự kiện đầy thương tâm: ông cạn kiệt năng lượng và trông ốm yếu ghê lắm, không thể xoay xở đi một mình từ xe hơi đến Pine Cottage. Hóa ra ông quá yếu không đến Arya Vihara ăn trưa được, và thay vì thế ông dùng mọi bữa ăn rất ít tại Pine Cottage. Ba người săn sóc ông tại mọi thời điểm – Mary Z., Dr. Parchure, và Scott Forbes, hai người sau đã theo cùng ông trên chuyến bay từ Madras đến Los Angeles.

 Bởi vì tôi bận rộn chuẩn bị những bữa ăn cho những người ở đó và những khách viếng thăm tại A.V., tôi không thấy Krishnamurti nhiều nhưng nhận được tin tức về sức khỏe hiện nay của ông chủ yếu từ Dr. P. Thỉnh thoảng dường như có một tia hy vọng và sự hứa hẹn hồi phục, như khi ông dạo bộ ngắn tới lui trên đường lái xe vào khu nhà.

 Vào ngày thứ ba 21 tháng giêng, tôi đang mang khay đựng thức ăn đến Pine Cottage và đang ra khỏi rừng cam đến khúc quẹo, bỗng nhiên một cảnh lạ thường nhất gặp gỡ mắt tôi, Krishnamurti đang ngồi bất động trên bức tường tròn xây thấp quanh cây tiêu, cùng Dr. P. và Scott đứng chỉ một vài feet phía sau ông, sẵn sàng giúp đỡ ông nếu được cần đến. Ông đang nhìn những đường nét của những quả đồi xanh trong ánh sáng mặt trời, yên lặng hiệp thông cùng quả đất, cùng cái gì đó vượt khỏi những quả đồi và những thung lũng. Tôi cảm thấy một ngượng ngùng đột ngột tràn ngập tôi, như thể tôi đang xâm phạm mảnh đất thiêng liêng và đang chứng kiến hành động của tình yêu, chết và sáng tạo. Cùng lúc tôi bị kinh hoàng bởi nước da xanh xao, sự mệt nhọc và hốc hác của ông. Ông không nhận thấy tôi, do bởi tôi kiễng chân đi qua nhóm người, nhưng hai người còn lại yên lặng nhận ra sự hiện diện của tôi.

 Bởi vì sự đau đớn kinh khủng, sáng hôm sau ông được chấp thuận vào khu chăm sóc chuyên sâu của Santa Paula Hospital. Ba người chăm sóc theo cùng ông suốt tám ngày ông ở bệnh viện. Khi ở đó, ông trải qua nhiều thử nghiệm, mà cuối cùng khẳng định rằng ông đang bị một khối u ác tính.

 Nó là một thời điểm của những sự kiện xúc động vô cùng. Trong khi ông đang phải điều trị bằng tia X quang, những ống thông mũi, nuôi ăn bằng tĩnh mạch, những lần chích morphine, những lần truyền máu, những lần chụp bằng máy rọi cắt lớp, và cuối cùng một sinh thiết gan; càng ngày càng nhiều những bạn bè và những người kết giao của ông từ nước Anh, Ấn độ và những vùng đất khác của thế giới tụ họp tại A.V. để nghe tin rằng ông bị một ung thư tuyến tụy không thể chữa trị. Đến lúc này, vài tuyên bố trước công chúng đã được thực hiện liên quan đến tình trạng sức khỏe của ông, và Những Nói chuyện Ojai tháng Năm chính thức được hủy bỏ. Mỉa mai thay, chúng sẽ là những nói chuyện đầu tiên tại Ojai có một lệ phí vào cửa cố định. Những cái vé đã được in, những đặt chỗ trước đã được thực hiện, và cuối cùng văn phòng bị bắt buộc phải hoàn lại tiền cho những người đã gửi trước.

 

*

 

Vào lúc 10:00 thứ năm ngày 30 tháng giêng, một chiếc xe cứu thương ngừng lại dưới cây tiêu, và Krishnamurti được khiêng bằng cáng vào Pine Cottage bởi hai người phụ giúp y tế. Một cái giường bệnh viện và một hệ thống chảy nhỏ giọt vào tĩnh mạch đã được thiết lập, và những y tá sẽ chăm sóc ông suốt ngày đêm. Đến lúc này ông không thể thâu nhận bất kỳ thức ăn nào và được nuôi sống hoàn toàn bởi phương tiện truyền tĩnh mạch.

 

*

 

Mang một cái khay vào nhà bếp Pine Cottage khoảng một giờ chiều ngày 1 tháng hai, khi đi ngang qua tôi nhận thấy một cái giường bệnh viện đã được thiết lập trong phòng khách. Một cái giá kim loại có góc cạnh kế giường ngủ có nhiều chai plastic được treo từ một cánh tay bằng chrome, đang cho ăn một chất lỏng trong từng giọt một qua những cái ống trong suốt vào những mạch máu của bệnh nhân đang ngủ. Một nam y tá trong một đồng phục hồ trắng không vết nhơ ngồi bên cạnh giường ngủ đó, yên lặng quan sát bệnh nhân, máy theo dõihệ thống nhỏ giọt. Trên lối ra, tôi ngừng chút xíu tại một khoảng cách kính trọng để quan sát quang cảnh hiếm hoi này. Nó là việc gì đó mà trước kia tôi chưa bao giờ thấy: Krishnamurti đang ngủ.

 Một đứa trẻ bé tí và mỏng manh bị mất hút trong khăn trải giường bằng vải lanh cuồn cuộn, ông đang thở đều đặn và nhe nhẹ, rõ ràng không bị đau đớn trong thời điểm đó. Mái tóc bạc của ông xõa ra và rối bời giống như một hào quang quanh nét mặt vẫn còn đẹp của ông. Nó là một hình ảnh của sự thương tâm xé ruột. Tôi cảm thấy một thôi thúc đột ngột phải che chởbảo vệ sự sống quý báu này, tại cùng lúc cũng nhận ra sự vô vọng hoàn toàn của tôi. Rõ ràng, không ai được loại trừ khỏi quy luật của sống, mà quy định rằng tuổi già, bệnh tật và chết là số mạng chung của chúng ta. Chính ông đã thường xuyên nói về nó, đùa giỡn trích dẫn một ngạn ngữ của người Ý: “Tutti gli uomini debbeno morine, forse anch ′io.” Khi tôi hỏi ông nó có nghĩa gì, ông đã giải thích nó, “Tất cả mọi người đều phải chết, có lẽ tôi cũng vậy.” Sau đó tất cả chúng tôi đều bật cười. Nhưng lúc này, suy nghĩ về sự kết thúc sống của ông, tiếng cười không cất lên nổi.

 Khi tôi nhìn ông đang ngủ trên giường bệnh, tôi nhận ra rằng sự bảo vệ bí mật đó, mà ông đã tận hưởng suốt sống dài của ông và mà chính ông thường kinh ngạc, vẫn còn ở đó – nhưng chỉ rất mong manh. Mọi việc chúng tôi có thể làm là, bằng sợ hãi yên lặng, quan sát sự phơi bày sống của ông ngay tại hé rạng cuối cùng của nó. Tôi đứng đó như chôn chân lại, đang lắng nghe hơi thở nhe nhẹ của ông. Một tiếng thở dài nhẹ bỗng nhiên thoát khỏi hai môi của ông, và cái đầu da đen của ông nổi bật trong mái tóc rối bù trắng như tuyết. Nhớ lại hai mươi người khách trong phòng ăn A.V. đang cần sự chăm sóc của tôi, tôi vội vã rời khỏi Pine Cottage.

 Vào căn phòng đầy người đang ăn và đang nói chuyện. Tôi trải nghiệm một tương phản đột ngột rõ ràng: ở đó, hơi thở nhe nhẹ của người đàn ông đang hấp hối trong không gian của ngôi nhà yên lặng; ở đây, yến tiệc ăn uống của bạn bè ông, dường như giống hai cảnh khác biệt trong một vở kịch gay cấn? Liệu chúng tôi nhận ra sự bao la của sự kiệnchúng tôi đang chứng kiến, và chúng tôi là một bộ phận hiệp thông của nó?

 

*

 

Vào cuối buổi chiều, chúng tôi tụ họp trong phòng khách A.V. để được nói vắn tắt bởi Dr. P. về tình hình hiện nay liên quan đến sức khỏe của Krishnamurti. Không ai trong chúng tôi có thể nuôi ảo tưởng về sự hồi phục căn bệnh trầm trọng của ông. Sự kết thúc đang nhìn thấy. Nó có lẽ tiếp tục trong những ngày, những tuần lễ, hay thậm chí những tháng, nhưng không gì có thể ngăn cản sự tàn tạ suy sụp không thể tránh khỏi. Tình trạng của ông liên tục đang chuyển hướng và giống như một chuyến đi xe roller-coaster dốc đứnggập ghềnh tại hội chợ, lên xuống từ cơn đau đớn cực độ, chắc chắn không được giảm bớt bởi sự trợ giúp của morphine, đến những khoảnh khắc của sự minh mẫn ban sơ và những tỉnh táo rõ ràng trong thiền định. Vào nhiều dịp, ông cam đoan với những người quanh ông rằng những loại thuốc giảm đau không có ảnh hưởng độc hại nào vào bộ não của ông và không cản trở sự hiểu rõ của ông.

 Dr. P. báo cáo rằng, suốt đêm qua, Krishnamurti đã có thể ngủ mà không cần một viên thuốc ngủ hay bất kỳ loại thuốc nào khác, và ông đã thức dậy khỏe khoắn và mạnh mẽ. Buổi sáng trôi qua mà không có bất kỳ những tấn công dữ tợn của sự đau đớn, mà ông đã phải chịu đựng hơn vài tuần qua. Suốt ngày ông đã gặp những người bạn và những ủy viên, những người từ nước ngoài đến để nhận những hướng dẫn cuối cùng của ông liên quan đến những School và những Foundation, và để bày tỏ những kính trọng cuối cùng của họ.

 Suốt đêm chủ nhật sang thứ hai, những cơn gió cuồng nộ từ những hòn núi, xoáy tung những bụi thấp, chao đảo những cái cây, và kêu rít trên những mái nhà và quanh những góc nhà giống như những thần linh uy quyền của không khí. Nó là một đêm của sức sống mãnh liệt, của những quyền năng thiên nhiên được giải phóng.

 

*

 

Chiều ngày 3 tháng hai, Krishnamurti yêu cầu được đẩy xe lăn ra ngoài, để cho ông có thể nhìn ngắm những quả đồi và những cái cây một lần nữa. Có lẽ ông muốn nói lời tạm biệt với hành tinh mà ông thương yêu nhiều lắm. Thật ra, hóa ra đó lại là lần cuối cùng ông có thể đi ra ngoài dưới bầu trời mênh mang, trong sự bầu bạn của cây cối, hiệp thông cùng thiên nhiên.

 Ngay lập tức chúng tôi ấp ủ một hy vọng vô lý rằng ông sẽ đang thực hiện một quay lại – trông ông có vẻ trong sáng và mạnh mẽ.

 Cùng buổi chiều đó, tôi đi bộ đến Pine Cottage, đem theo thức ăn cho những người đang chăm sóc Krishnamurti. Trên đường qua cánh rừng cam tối sẫm, tôi đang tự hỏi liệu có khi nào tôi sẽ gặp lại Krishnamurti và có một cơ hội để nói chuyện cùng ông. Tôi cảm thấy ngượng ngùng về việc phải thỉnh cầu một gặp gỡ, bởi vì tôi không có bất kỳ những câu nói hay những câu hỏi cuối cùngý nghĩa nào mà tôi có thể đưa ra cho ông. Tôi cũng không muốn phải ép buộc ông chấp nhận thêm một cái tôi khác cùng những đòi hỏi và những quyến luyến của nó. Dẫu vậy, cùng lúc, ông là một người bạn tuyệt vời. Làm thế nào tôi lại không thể ao ước nói những lời tạm biệt ông, thậm chí nó chỉ là một hay hai phút? Đến lúc này những câu hỏi này đã ở trong cái trí của tôi suốt nhiều ngày, và tôi đang dò dẫm không biết phải làm gì cho nó.

 Sau khi đặt khay có những bình đựng thức ăn trên quầy của nhà bếp, tôi hỏi Mary Z. liệu bà ấy cảm thấy tôi có thể gặp Krishnamurti một chút xíu. Sau khi suy nghĩ nhanh, bà ấy nhờ ai đó đến hỏi ý kiến của ông.

 Chốc lát sau tôi đi bộ qua hành lang dùng nối phần mới xây của Pine Cottage với phần cũ nơi có những phòng của Krishnamurti. Vào phòng ngủ của ông, tôi ngạc nhiên khi thấy nó hoàn toàn tối thui: chỉ một ngọn đèn mờ mờ chiếu sáng căn phòng ban đêm. Tôi phải mất một phút yên lặng nín thở để định hướng và điều chỉnh hai mắt của tôi với những đường nét của căn phòng. Nó là một cảnh lạ thường. Krishnamurti trong bộ quần áo ngủ của ông, nằm sấp sóng xoài trên cái giường bệnh, hai chân của ông quấn chặt trong một cái mền. Dr. P. đang đứng bên trái ông, xoa bóp thật mạnh hai vai và lưng của ông.

 Tôi không thể nghĩ bất kỳ điều gì để nói ra. Thậm chí một chào hỏi đơn giản như, ‘Chào ông?’ dường như sẽ là mơ hồ và không phù hợp. Cũng vậy, không ai trong họ nói bất kỳ điều gì khi tôi đến gần nhờ những cái bóng của căn phòng. Cổ họng của tôi như bị tắc lại, và tôi bị tràn ngập bởi một cơn sóng mãnh liệt của đau khổ, từ bi, và hiệp thông cùng con người vĩ đại mà đã trao tặng quá nhiều – cho tất cả chúng tôi, cho nhân loại, và cho chính tôi. Tôi nhận ra rằng bất kỳ sự bộc lộ cảm xúc của sự thương hại, những giọt nước mắt và thương tiếc sẽ là sự kinh tởm đối với ông. Tất cả mọi từ ngữ mà tôi xoay xở để thốt ra chỉ là ríu rít, “Ô, Krishnaji.”

 Tôi duỗi tay ra, và ông cầm trong bàn tay của ông, khi ông nhấc mình lên nhè nhẹ từ vị trí nằm sấp của ông. Trong khi đó Dr. P. liên tục sự xoa bóp của ông ấy, thừa nhận sự hiện diện của tôi bằng một nụ cười thân thiện, yên lặng. Sự tiếp xúc bàn tay của Krishnamurti là sự tiếp xúc mềm mại nhất và dịu dàng nhất mà tôi đã từng cảm thấy. Giống như lụa và nhung, nó êm ả và mềm mại – không mồ hôi, ẩm ướt hay nóng hổi, cũng không cằn cỗi, thô ráp, hay lạnh lẽo.

 Ông nhìn tôi bằng hai mắt mở lớn, “A, chào, Michael.”

 Tôi nhận biết một hiện tượng lạ thường nhất, mà cũng không gây kinh hãi và cũng không gây kinh ngạc cho tôi, nhưng trái lại ngập tràn tôi bằng sự kính trọng và hơi hơi hoảng hốt. Tôi có thể thấy ánh sáng trong Krishnamurti. Ánh sáng thực sự đang chiếu ra từ các cơ quan đó, lúc này gần như đã già gần một thế kỷ và bị ốm nặng vô phương cứu chữa. Một ánh sáng tinh tế nhìn thấy được chiếu sáng qua ông, và nó như thể ông đang chiếu sáng nó vào tôi khi tôi đứng đó, đang cầm bàn tay của ông. Trong khi Dr. P. tiếp tục công việc xoa bóp của ông ấy, Krishnamurti và tôi yên lặng cầm tay nhau – những người bạn không có những rào chắn. Có một ý thức của trạng thái mới mẻ và sự tự do vô hạn, của một vô nhiễm không thể ô uế mà tự chuyển tải.

 Theo đồng hồ, đang nắm tay không lời của chúng tôi không kéo dài lâu hơn một vài phút. Nhưng nó không ở trong những giới hạn của thời gian thông thường. Nó ở trong thời gian chính giữa, trong khoảng trống từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc kế tiếp. Một cách cảm xúc, tôi cảm thấy lặng người. Và rất yên lặng, ông nói, “Tôi rất xin lỗi khi bạn phải nấu nướng cho quá nhiều người.”

 Khi hai bàn tay của chúng tôi rời ra, tôi vẫn có thể nhận thấy ánh sáng tinh tế đang tỏa ra từ ông, trong khi Dr. P. tiếp tục sự thao tác khéo léo của ông ấy để dịu bớt sự đau đớn vật chất. Tôi cảm thấy một cơn sóng mãnh liệt của sự biết ơn phát ra phía bên trong tôi. Trước khi quay lại để rời căn phòng, tôi nói, “Cám ơn ông, Krishnaji, cám ơn ông, thưa ông!”

 Ông trả lời bằng cách nói, “Tạm biệt, thưa bạn.”

 

*

 

Ngày hôm sau ông cảm thấy khỏe lại bất thường, khi suy nghĩ về tiến triển tốt trong căn bệnh của ông. Người bác sĩ cùng chăm sóc từ Santa Paula, Dr. Deutsch, chỉ rõ một khả năng của thuyên giảm. Thậm chí Krishnamurti còn hỏi liệu ông có thể đi lại và nói chuyện. Đây cũng là lần cuối, sự hy vọng nảy ra trong chúng tôi, sự ao ước mãnh liệt cho một điều kỳ diệu, một mong chờ xuẩn ngốc chống lại tất cả số mạng. Điều này cho một ý tưởng của loại cảm tính mà lan tràn suốt những ngày cuối cùng của Krishnamurti trên quả đất. Chuyến xe roller-coaster gập gềnh lên xuống tiếp tục.

 Đến ngày 5 tháng hai, hầu hết những người bạn và những người kết giao, mà ông muốn chuyển giao những vấn đề cấp thiết cuối cùng, đã đến Ojai. Chúng tôi đếm được ba mươi người, được trọ lại tại Arya Vihara và tại nhà những ủy viên và bạn bè địa phương. Ngoài việc dạy lớp Affairs Current World tại Oak Grove High School, tôi cũng đang chuẩn bị cả bữa ăn trưa lẫn ăn tối cho tất cả những người khách mọi ngày trong tuần – mà khiến tôi bận rộn lắm. Có lẽ do bởi tỷ lệ cao độ của hoạt động này mới tạo ra một lớp bảo vệ cho tôi chống lại sự ảnh hưởng của đau khổ trọn vẹn về việc gì đang xảy ra chỉ cách đây một trăm yard ở phía bên kia cánh rừng cam. Tôi cảm thấy bị chết lặng và hoàn toàn được cởi bỏ khỏi những bàn luận sôi nổi của hầu hết những người khách. Thường xuyên, những câu nói được lọt ra về tình trạng sức khỏe hiện nay của ông, và luôn luôn tôi thấy ông trong phòng khách của Pine Cottage khi tôi mang thức ăn đến. Lạ lùng thay, tôi không thể suy nghĩ về ông. Tại một mức độ sâu thẳm hơn, tôi nhận biết rằng sự tưởng tượng và hiểu biết của tôi không thể đo lường chiều sâu của sự đau khổ mà ông đang chịu đựng.

 

*

 

Cuối ngày đó, ngày 5 tháng hai, sự suy sụp thông thường từ trước lại bắt đầu. Ông đã yêu cầu tập hợp những người đứng đầu từ những Foundation, và trong tiến hành của nói chuyện cùng họ, sự đau khổlo lắng quá mãnh liệt trong ông đến độ ông sụp đổ nhiều lần, khóc vùi do bởi đau đớnyếu ớt. Ông cầu xin họ rời Ojai và đừng loanh quanh ở đây chờ đợi cái chết của ông. Hầu hết, nhưng không phải tất cả, thể hiện sự tôn trọng thỉnh cầu của ông. Dĩ nhiên, nó là một tình thế tiến thoái lưỡng nan sâu thẳm. Không phải tất cả những người hiện diện đều thương yêu lẫn nhau, nhưng tất cả chúng tôi, không nghi ngờ gì cả, đều hợp nhất trong thương yêu K quá không hoàn hảo của chúng tôi.

 

*

 

Hai ngày sau, một trong những ủy viên người Anh đưa ra một câu hỏi cho ông: “Điều gì thực sự xảy ra cho sự tập trung lạ thường của hiểu rõnăng lượng đó mà là K sau cái chết của ông ta?” Câu trả lời của ông ngay tức khắc, ngắn gọn và không mơ hồ, “Nó không còn nữa.” Hầu như giống một lời giải thích đến sau, thương tâm, chua xót và thi vị, và không phải không có một xúc động huyền bí, ông thêm vào, “giá như bạn biết được bạn đã bỏ lỡ cái gì – trống không vô hạn đó.”

 Khi tôi được hỏi về lời nhận xét này, tôi nghĩ nó là một nhận xét kích thích sự tò mò nhất. Nhưng tôi không bao giờ cảm thấy hoàn toàn chắc chắn liệu ông có ý rằng hầu hết chúng tôi, trong khi còn sống, đã mất một cơ hội tận hưởng sự huy hoàng đẹp đẽ của sống, sự trống không vô hạn của nó trong ý nghĩa đó; hay liệu ông đang bàn đến cụ thể sự kiện rằng chúng tôi đã bỏ lỡ cơ hội để nhận biết sự trống không mà ông đã và đang chỉ ra cho chúng tôi qua những lời giảng của ông và sự hiện diện của ông. Hay cả hai.

 Nhiều tiếng đồng hồ sau, với sự chủ động sáng tạo riêng của ông, ông thực hiện câu phát biểu được ghi lại cuối cùng của ông. Trong nó, ông nói về năng lượngthông minh đó mà đã chuyển qua và đã sử dụng cơ thể của ông. Ông cũng trình bày rõ ràng rằng, trong hai mắt của ông, không người nào đã có bất kỳ sự hiểu rõ thoang thoáng nào về cái vô hạn của việc gì đã xảy ra, đang nhấn mạnh lặp đi và lặp lại rằng không người nào quanh ông, cũng không người nào trong thế giới rộng lớn, đã hiểu rõ điều gì ông đã và đang nói. Nó là một tuyên bố chấn động, đặc biệt cho những người đã rất gần gũi ông. Khi tôi được kể lại về điều đó, nó nhắc nhở tôi một cách sinh động về một câu chuyện ông đã kể lại vào nhiều dịp: chỉ có hai người trong số những đệ tử của Phật đã thực sự hiểu rõ Đấng Giác ngộ, và cả hai đều đã chết trước khi người thầy của họ nhập niết bàn.

 

*

 

Nó là tuần lễ thứ hai của tháng hai, và nhiều người khách đã bắt đầu rời đi đúng theo sự thỉnh cầu của ông. Nhưng một vài người trong những ủy viên từ nước ngoài đơn giản là không thể tự thuyết phục họ để rời đi trong tình hình này; họ ở lại để theo dõi sự suy sụp chầm chậm của ông từ xa. Vì vậy, số lượng khách dùng bữa trưa và bữa tối tại A.V. rút lại từ ba mươi người còn khoảng hai mươi hay mười lăm người.

 

*

 

Vào đầu buổi chiều ngày 10 tháng hai, tôi mang một khay thức ăn đến Pine Cottage. Nếu không phải vì Krishnamurti bị bệnh nặng, khung cảnh trong phòng khách sẽ là một thanh thản. Một vài người đang ngồi trong những cái ghế bành và những sofa, trong khi một ngọn lửa rực sáng đang bừng bừng nơi lò sưởi, mặc dù thời tiết không lạnh lắm. Một cái sofa đã được đặt căng hết chiều dài trước mặt nó. Trên đường đi ra của tôi, tôi nhận thấy Krishnamurti, người đã và đang nằm trên cái ghế sofa, đang được giúp đỡ bởi người y tá nam để ngồi thẳng đứng. Nó khiến cho tôi choáng váng khi thấy ông như thế: suốt sống của ông, ông đã khẳng định sự độc lập, không chỉ của cái trí của ông nhưng còn cả của cơ thể của ông, và lúc này ông phải phụ thuộc vào một người khác cho hành động ngồi dậy đơn giản. Việc đó làm cho tôi rơi nước mắt. Thật thương tâm.

 Tôi cảm thấy bị thúc ép phải di chuyển gần hơn cái hình bóng mong manh được cuốn trong những cái mền, và tôi quỳ xuống bên cạnh ông. Hầu như ông không thể chuyển động bộ đầu của ông; thay vì thế, ông quay hai mắt to của ông về phía tôi. Chúng giống như những cái gương soi, cùng chiều sâu vô hạn của chúng, được cân bằng khi chúng ở giữa sống và chết. Cẩn thận đi vào tầm mắt của ông, tôi nói lớn tiếng, to hơn tiếng kêu lách tách của ngọn lửa đang cháy, “Chào buổi chiều, Krishnaji.” Tôi không thể nghĩ ra bất kỳ từ nào để nói thêm.

 Đáp lại, ông nhấc bàn tay phải của ông một vài inch và buông nó xuống do bởi sự kiệt lực hoàn toàn. Không sức mạnh nào còn sót lại nơi ông. Ông từ từ mở miệng ra, lắp bắp điều gì đó, thều thào như người nào đó đang chết khát trong sa mạc. Giọng nói của ông nghe rất yếu, và những từ ngữ của ông bị át đi bởi tiếng lách tách của lửa. Tôi chạm vào bàn tay của ông rất nhẹ bằng những đầu ngón tay của tôi, hầu như không nhận biết được nhịp đập dưới làn da mềm như lụa đó. Nghẹn ngào nuốt chửng để kiềm chế sự bột phát của thương tâmđau khổ trong tôi, tôi thì thầm, “Cám ơn ông, thưa ông. Tạm biệt.”

 

*

 

B

ẢN TIN #1, Ngày 13 tháng hai, 1986: ‘Krishnaji ngủ ngon. Ông không đau đớn hay có bất kỳ bất ổn cơ thể nào. Ông cảm thấy yếu ớt. Ông không muốn nói nhiều. Nhiệt độ, mạch, và hô hấp và huyết áp của ông trong những giới hạn bình thường. Sự nuôi ăn bằng tĩnh mạch thỏa đáng. Ông thích xem truyền hình và nghe tin tức.’

 

BẢN TIN #2, cùng ngày (Bản tin Y tế cho những người hỏi về tình trạng của Krishnaji từ ngày 13 tháng hai, 1986): Krishnaji có một đêm nghỉ ngơi yên ổn. Nhiệt độ của ông tăng hai lần trong những thời kỳ ngắn. Ông ngồi dựa thẳng trước lò sưởi thưởng thức cảnh những ngọn lửa đang nhảy múa. Ông muốn tin tức thế giới được đọc lớn tiếng cho ông nghe. Ngồi 5 hay 6 tiếng đồng hồ như thế này, sau đó nghỉ ngơi. Nuôi dưỡng được duy trì qua phương tiện truyền tĩnh mạch. Ông thay thế giấc ngủ của ông bằng những lần ngủ ngắn suốt ngày. Ông xem truyền hình vào buổi tối. Ký tên Dr. P.’

 

BẢN TIN #3, ngày 14 tháng hai, 1986 (Báo cáo y tế về Krishnaji cho những người bạn hỏi thăm ông [không loan cho báo chí] của ngày 14 tháng hai, 1986):

 ‘Krishnaji không có một buổi sáng yên ổn. Ông cũng không có một đêm yên ổn, mặc dù ông không bị đau đớn. Trong buổi sáng trước 12 giờ trưa ông có hai đợt đau đớn nhẹ trôi qua mau. Ông thích nằm trong giường, thay vì ra ngoài phòng khách. Ông bị sốt mức độ thấp trong chốc lát. Dr. Deutsh thăm ông vào buổi chiều và họ có vài nói chuyện lý thú về phim ảnh, golf, trượt tuyết. Krishnaji ngủ ngon. Dr. P.’

 

BẢN TIN #4, ngày 15 tháng hai, 1986: ‘Krishnaji ngủ ngon, liên tục suốt 8 tiếng đồng hồ, và thức dậy tươi tắn và tỉnh táo. Ông cảm thấy yếu ớtmệt mỏi và có khuynh hướng ngủ lơ mơ. Không có vẻ sốt nhiều nhưng cơ thể toát mồ hôi tiếp tục. Ông xem một cuốn phim vào buổi chiều và trao đổi vài chuyện đùa với những người chung quanh. Ông đi ngủ lúc 8:30 tối.’

 

BẢN TIN #5, ngày 17 tháng hai, 1986: ‘Krishnaji ngủ khá ngon giấc đến 3 giờ sáng ngày 16 tháng hai. Từ đó trở đi nó là một ngày rất nặng nề. Nguyên ngày ông bị đau đớn những mức độ khác nhau tại những khoảng thời gian không đều đặn. Đến buổi chiều ông hoàn toàn kiệt sức và muốn ngủ. Lượng thuốc ngủ thông thường của ông được cho lúc 7:00 tối. Ông không thể ngủ suốt một tiếng đồng hồ bởi vì đau đớn, nhưng sau đó, khi sự đau đớn bắt đầu dịu bớt, ông bị bất tỉnh và qua đời lúc 12:30 sáng thứ hai ngày 17 tháng hai, 1986. Dr. Parchure.’

 

 

 

Phần kết

 

M

ười năm đã trôi qua kể từ khi Krishnamurti từ trần, vừa sau nửa đêm ngày 17 tháng hai năm 1986. Suốt những năm này, sự thay đổi lớn lao là sống không có Krishnamurti, người bạn của thông minh, người bạn của sự sống và sự thật. Dĩ nhiên, Schools và Foundations vẫn tiếp tục – mặc dù khá nhiều ủy viên, hiệu trưởng và giáo viên đã đến và đi. Nhiều thay đổi khác đã xảy ra, trong chính chúng tôi và khắp thế giới. Có những thách thức liên tục. Quan trọng nhất trong tất cả là nghi vấn: Chúng ta, cùng nhau và cá thể, sẽ làm gì với viên ngọc quý mà chúng ta đã được trao tặng?

 Ông để lại cho chúng ta một di sản vĩ đại – nếu được đo lường chỉ trong số lượng: hai ngàn năm trăm băng ghi lại, trên năm trăm videotape, gần một trăm ngàn trang giấy in (sách và bản đánh máy), hàng ngàn trang bản thảo viết tay và thư từ, vô số ảnh, và một lượng đáng kể của những thước phim – nói tóm lại, một núi tài liệu lịch sử, đa số chúng chưa đuợc xuất bản. Rõ ràng, sự giữ gìncông bố những tài liệu này là quan trọng, cả từ quan điểm lịch sử lẫn thực tế. Nhưng chính Krishnamurti nhấn mạnh rằng những lời giảng của ông là một vật đang sống, và rằng những quyển sách và những ghi lại không phải.

 Thế là, đó là cái gì chúng ta được tặng lại – vật đang sống, những sống riêng của chúng ta. Chúng ta đã sẵn sàng như thế nào để thâu nhận sự thách thức mà Krishnamurti đưa ra cho tất cả chúng ta: nghi vấn của hoàn toàn tự do? Không chỉ sự tự do khỏi sợ hãixung đột – mặc dù những việc đó có tầm quan trọng sống còn – nhưng tự do, tự do một cách đơn giản, tự do một cách không bị quy định.

 

 

 

 

 

BÀI ĐỌC THÊM

[Trích dẫn từ: Star in the East Krishnamurti the invention of a Messiah bởi Roland Vernon.]

 

Tất cả thế giới là lớp học của ông.

 

K

hi ông già, những thành viên thuộc vòng tròn phía bên trong của ông bắt đầu hỏi ông về vấn đề ông dự tính ‘công việc’ của ông được tiếp tục như thế nào sau khi ông qua đời, và khi nào sự kiện đó có lẽ xảy ra. Thỉnh thoảng ông khẳng định có một ý tưởng rõ ràng về khi nào ông sẽ chết, nhưng biểu lộ những dấu hiệu mâu thuẫnmơ hồ cho những người khác nhau. Một điều ông quả quyết là rằng ông hiện diện ở đây để thực hiện một công việc, và công việc đó là nói chuyện. Ngay khi ‘cơ thể’ không còn có thể tiếp tục công việc đó nữa, bởi vì bất kỳ lý do nào, cái nguồn của sống và động cơ của ông sẽ rút lui, và chết sẽ theo sau thật mau lẹ. Nhưng khi ông đến giữa những năm 1980, có vẻ đã không có bất kỳ dấu hiệu rút lui nào sắp xảy ra và ông tiếp tục công việc của ông bằng một sinh lực mãi mãi mãnh liệt, càng lúc càng thuyết phục về vai trò độc nhất của ông trong lịch sử. Tuy nhiên, bất kể sự kiên cường của ông, cuối cùng suốt năm 1985 ông bắt đầu biểu hiện những dấu hiệu của sự kiệt lực.

 

Krishnamurti khởi đầu việc gì sẽ là năm kết thúc của ông ở Ấn độ, nơi ông đã thực hiện nhiều xuất hiện trước công chúng trước khi tiếp tục đến Mỹ cho một vòng khai sáng chói lọi của những nói chuyện, gồm có một tại Liên Hiệp Quốc, bốn ở Ojai, và hai ở Washington, cùng nhiều đối thoại và những câu hỏi-trả lời trước công chúng. Kế tiếp, ông đến Châu âu cho mùa hè, thực hiện tám nói chuyện tại Saanen, sau đó bốn nói chuyện tại Brockwood, và tổ chức một loạt những đối thoại cùng những giáo viên và những học sinh ở đó. Cuối cùng, ông rời đó để lại đi Ấn độ vào tháng mười, nơi thời khóa biểu của ông gồm có những nói chuyện tại Varanasi (Benares), Rishi Valley và sẽ được kết thúc tại Madras. Chính ở đây mà nghề nghiệp của ông như một người nói trước công chúng kết thúc, gần sát nơi nó đã bắt đầu, bằng một loạt ba nói chuyện, chấm dứt vào ngày 4 tháng giêng năm 1986.

 

Trước khi thực hiện chuyến đi kết thúc đến Ấn độ, rõ ràng rằng sức khỏe của ông đang suy giảm, và rằng có thể ông sẽ không thể hoàn tất tất cả những ước hẹn đã lập thời khóa biểu. Sự sợ hãi này được củng cố bởi sự hao hụt khủng khiếp về trọng lượng và sức khỏe của ông suốt những tháng mười một và mười hai, cùng với sự cần thiết liên tục của ông về quần áo và những cái mền ấm áp, ngay cả trong sức nóng của Ấn độ. Giọng nói của ông bắt đầu yếu ớt, ông cảm thấy nôn mửa và chịu đựng một cơn sốt tái diễn. Mọi người quanh ông bắt đầu chờ đợi điều tồi tệ nhất. Ông bày tỏ một mong ước quay về nhà ở Ojai ngay khi có thể được và bắt đầu trao tặng quần áo Ấn độ của ông cho những bạn bè ở Madras. Những nói chuyện cuối cùng của ông được theo sau bởi vài gặp gỡ phiền phức với những ủy viên của Krishnamurti Foundation of India, tại đó những vấn đề quản lý bất hòa được phân loại, trước khi cuối cùng ông đáp máy bay ra khỏi quốc gia nơi ông sinh ra trong buổi sáng rất sớm của ngày 11 tháng giêng. Vài tiếng đồng hồ trước khi rời để đến phi trường, ông thực hiện chuyến dạo bộ cuối cùng dọc theo bãi biển tại Adyar, gần nơi ông đã tình cờ gặp Leadbeater. Trước khi rời đi, ông ngừng lại và nhìn chăm chú hướng ra ngoài biển cả, được quan sát bởi một nhóm bạn bè từ xa, gió mạnh đang thổi rối tung mái tóc của ông quanh khuôn mặt hốc hác của ông.

 

Ông đến Ojai vào buổi sáng ngày 12 tháng giêng và nghỉ ngơi một ngày trước khi thăm bác sĩ tin cậy của ông, Gary M. Deutsch, tại phòng khám Santa Paula của ông ấy. Một chẩn đoán chắc chắn chỉ có thể được thực hiện khi Krishnamurti được chấp thuận nhập viện vào ngày 22 tháng giêng, nơi ông nhận được sự nuôi ăn qua tĩnh mạch và trải qua nhiều chụp cắt lớp và những thí nghiệm khác nhau. Ông ở trong bệnh viện một tuần, được chăm sóc liên tục bởi Mary Zimbalist và Scott Forbes, một thành viên của khối nhân viên từ Brockwood Park. Rõ ràng, Krishnamurti không hạnh phúc bởi bầu không khí và sự bất tiện của bệnh viện và mong mỏi quay về Pine Cottage, một ước muốn được chấp thuận ngay khi nó trở nên rõ ràng rằng không việc gì có thể giúp đỡ ông ngoại trừ thuốc giảm bớt sự đau đớn. Tình trạng bệnh tật được chẩn đoán là ung thư tuyến tụy mà đã lan đến một khối u phụ trong gan.

 

Krishnamurti, lúc này đã bị tàn phá và co rút lại, được đưa trở lại Ojai, bao bọc kín mít vào ngày 30 tháng giêng, và được cho nghỉ trong cùng căn phòng nơi ông đã trải nghiệm sự thức dậy tinh thần lạ thường hơn sáu thập niên trước, cùng người em của ông. Dr. Deutsch đều đặn đến bên giường của ông để khám, cho ông những phụ thêm của thức ăn, thuốc giảm đau và thuốc ngủ. Khi bắt đầu rõ ràng rằng những tuần lễ cuối cùng có lẽ đã dần dần đến và đau đớn lắm. Deutsch ‘một cách cụ thể đã hỏi ông về cách giải quyết sự sống riêng và ông phát biểu rằng ông không muốn chết “một cách nhân tạo” nhưng nói rõ điều này bằng cách phát biểu rằng ông không muốn trải nghiệm nó’. Bác sĩ và bệnh nhân đã bắt đầu một tình bạn khắn khít trong những ngày cuối cùng, và Deutsch quả quyết đã là người học trò cuối cùng của Krishnamurti.

 

Hiển nhiên, nhiều bạn bè và những người kết giao từ khắp thế giới đến thăm ông khi tin tức về cái chết sắp đến của con người vĩ đại bắt đầu lan rộng. Họ bị tan nát giữa việc muốn bày tỏ những kính trọng cuối cùng của họ và cùng lúc vẫn chưa từ bỏ hy vọng về một hồi phục kỳ diệu. Không gì là không thể được cho một con người như thế, họ tin tưởng, và khi ngày 4 tháng hai Deutsch bóng gió báo cho biết rằng đã có những dấu hiệu của sự thuyên giảm có thể xảy ra, những hy vọng bắt đầu bay cao. Trong khi đó, Krishnamurti tự chuẩn bị cho sự kết thúc. Ông gửi những tìm hiểu đến những học giả Brahmin ở Ấn độ để tìm ra những sắp xếp chôn cất phù hợp cho một con người thiêng liêng, chỉ để sau đó khước từ chúng ngay lập tức do bởi sự vô lý và đầy mê tín. Ông tiếp tục thực hiện những ghi lại cuối cùnggiải quyết những vấn đề còn sót lại lỏng lẻo về sự xuất bản sách và công việc quản lý. Gắn bó cùng ông là những kế hoạch cho một trung tâm học hành mới dành cho những người trưởng thành tại Brockwood, một viên đá đầu tiên mà, nếu sự tài trợ cho phép, sẽ được đặt vào mùa hè sau. Ông cũng đặc biệt háo hức để thấy những người trẻ tuổi quan tâm trong công việc của ông, những người có những sống dài phía trước nhưng lại chẳng có bao nhiêu sự trải nghiệm của ông một cách cá nhân, với mục đích bảo đảm rằng sự cam kết của họ được đặt nền tảng trong những cốt lõi của ông và sẽ không bị thoái hóa.

 

Cái trí của ông vẫn còn minh mẫn trong những bàn luận này, bất kể những thuốc men mà ông đang thâu nhận từng đợt, và ông cảm thấy sự cần thiết phải lặp lại rằng ông vẫn còn kiểm soát những công việc của ông. Những người khách viếng thăm, kiềm chế những giọt nước mắt của họ, bị tác động bởi uy quyền phía bên trong liên tục của ông, và cái gì có vẻ là ánh sáng chói lọi đang chiếu sáng từ ông. Ông đang bám vào sự sống bằng một sợi chỉ mong manh, trong sự trợ giúp của một nuôi ăn nhỏ giọt, phụ thuộc vào những cái ống không xứng đáng đang gắn vào cơ thể của ông, và gần như không thể cựa quậy, họ kể lại, nhưng năng lượng lạ thường của ông vẫn còn ngập tràn căn phòng nhiều như trong quá khứ. Và khi ông nằm trong trạng thái kiệt lực này, ông gây kinh ngạc mọi người và tất cả bằng cách phát biểu vững vàng rằng trong khi ông còn sống ông vẫn còn là ‘Thầy Thế Giới’.

 

Bất công thay, vài người cảm thấy rằng không phù hợp cho một con người như Krishnamurti khi phải đầu hàng một căn bệnh như ung thư. Chính ông cũng bày tỏ cảm thấy này trong một dịp, bóng gió rằng căn bệnh có lẽ đã bị gây ra bởi cái gì đó mà ông đã làm sai trái, sự không tinh khiết thuộc tâm lý hay cấu tạo cơ thể. Tuy nhiên, sự gợi ý rằng một chẩn đoán khác được cần đến bằng cách tuyên bố công khai bệnh tình của ông cho mọi người đã bị khước từ một cách thông minh, và những học trò của ông được bỏ lại bằng sự thật có lẽ không thể chấp nhận được, rằng ngay cả những bậc thánh cũng có thể phát triển những khối u gây chết người.

 

Ngày 3 tháng hai, Krishnamurti được khiêng xuống từ hàng hiên của Pine Cottage, trong chiếc xe lăn của ông, và được đặt dưới cây tiêu, không còn là cây non của năm 1922, nhưng lúc này đã ban phát một bóng râm tỏa rộng và dầy dặc. Nó sẽ là chuyến dong chơi cuối cùng của ông ngoài trời, và ông ngồi trong sự suy nghĩ yên lặng về quang cảnh của những chuyến phiêu lưu quá khứ này. Phía sau ông, chú ý và tỉnh táo, một nhóm những người hiến dâng đang đứng, giống hệt như những ngày xa xưa, những người đi trước của họ, đầy say mê và tự hiến dâng như thế, đã qua đời nhiều thập niên trước. Dĩ nhiên, hai thành viên của thế hệ trước vẫn còn sống, và cả hai đã là những vai chính trong những trải nghiệm lạ thường đầy thông tin. Rosalind và Rajagopal vẫn còn cư ngụ không xa lắm, nhưng trong thời gian này hoàn toàn xa lạ Krishnamurti, thậm chí họ có lẽ đã không biết sự nghiêm trọng về tình trạng bệnh tật của ông. Không nỗ lực nào được thực hiện ở cả hai phía để đạt được một hòa giải hay nói lời chào tạm biệt. Rajagopal sẽ còn sống đến tháng tư năm 1993, vẫn còn là một thành viên của Theosophical Society và cũng có tuổi bằng một thế kỷ. Rosalind còn sống đến tháng giêng năm 1996, cũng gần chín mươi ba tuổi, cuối cùng sự bí mật của bà cũng được tiết lộ cho thế giới qua quyển sách của con gái bà.

 

Khi bắt đầu rõ ràng rằng ngày chính xác của sự chia tay cuối cùng của Krishnamurti sẽ khó khăn để tiên đoán, và rằng không người nào sẽ thích thú khi có một nhóm đông của những người than khóc đang chờ đợi tại Ojai cho sự kiện kinh hoàng này, Krishnamurti tế nhị yêu cầu hầu hết những người đó rời khỏi, và họ miễn cưỡng tôn trọng những mong ước của ông. Khi ông trôi giạt qua nửa thứ hai của tháng hai, ông vẫn còn tỉnh táo nhưng mỗi lúc một phụ thuộc vào thuốc men để làm giảm bớt sự đau đớn. Vào buổi tối cuối cùng của ông, sau khi đã uống thuốc ngủ, ông dịu dàng chúc Scott Forbes và Mary Zimbalist ngủ ngon. Mỗi người cầm một bàn tay của ông, tin tưởng rằng họ đã nghe những từ ngữ cuối cùng của ông. Tim của ông ngừng đập lúc 12:10 sáng giờ địa phương vào ngày 17 tháng hai.

 

Cơ thể của ông được rửa sạch và quấn trong lụa mới. Vài tiếng đồng hồ sau ông được khiêng trong quan tài bằng ván đến nơi hỏa táng tại Ventura, được theo cùng trong xe tang bởi Mary Zimbalist, người đang thành tựu lời hứa lúc đầu rằng bà sẽ theo ông đến tận khúc cuối cùng. Với mục đích để bảo đảm rằng tro của ông được giữ gìn tinh khiết, cá nhân Krishnamurti đã đưa ra những hướng dẫn từ trước rằng lò hỏa táng phải được tẩy sạch hoàn toàn và sau đó được kiểm tra bởi một thành viên trong những người riêng của ông. Ngay khi việc này đã được hoàn tất, cùng một nghi lễ tối thiểu và trong sự hiện diện của vài người bạn địa phương, cơ thể của Krishnamurti được giao phó cho ngọn lửa. Phù hợp với những ước muốn của ông, tro được chia thành ba phần, một phần ở lại Ojai, một sẽ được rải tại Brockwood Park, và phần còn lại trong sông Ganges. Ông đã hướng dẫn cụ thể rằng không nghi lễ đặc biệt nào sẽ theo cùng những công việc này, và rằng không đài kỷ niệm nào được dựng lên để tôn vinh ông, lúc này hay mãi mãi.

 

ÔngKhông bắt đầu dịch: 14:00 pm ngày 25 tháng 7 năm 2011
 Dịch nháp xong: 12:37 pm ngày 10 tháng 12 năm 2011
 Ông Q đọc xong bản nháp ngày 26 tháng 12 năm 2011
 Ông Không sữa xong bản nháp, in sách:
 8:42AM ngày 8 tháng 4 năm 2012
 Ông Q đọc lại sách in: 28-4-2012
Đã dịch:

1 – Sổ tay của Krishnamurti
Krishnamurti’s Notebook
2 – Ghi chép của Krishnamurti
Krishnamurti’s Journal
3 – Krishnamurti độc thoại
 Krishnamurti to Himself
4 – Ngẫm nghĩ cùng Krishnamurti
Daily Meditation with Krishnamurti
5 – Thiền định 1969
 Meditation 1969
6 – Thư gửi trường học
 Letters to Schools
7 – Nói chuyện cuối cùng 1985 tại Saanen
 Last Talks at Saanen 1985
8 – Nghĩ về những việc này
 Think on these things
9 – Tương lai là ngay lúc này
The Future is now
10 – Bàn về Thượng đế
 On God
11– Bàn về liên hệ
 On Relationship
12 – Bàn về giáo dục
 On Education
13 – Bàn về sống và chết
 On living and dying
14 – Bàn về tình yêu và sự cô độc [2-2009] 
 On Love and Loneliness
15 – Sự thức dậy của thông minh Tập I/II [2009 ]
 The Awakening of Intelligence
16 – Bàn về xung đột [4-2009]
 On Conflict
17 – Bàn về sợ hãi
 On Fear
18 – Vượt khỏi bạo lực [6-2009]
 Beyond Violence
19 – Bàn về học hànhhiểu biết [8-2009]
 On Learning and Knowledge
20 – Sự thức dậy của thông minh Tập II/II [12-2009 ]
 The Awakening of Intelligence
21 – Nghi vấn không đáp án [2009]
 The Impossible Question
22 – Tự do đầu tiên và cuối cùng [4-2010]
 The First and Last Freedom
23 – Bàn về cách kiếm sống đúng đắn [5-2010]
 On Right Livelihood
24– Bàn về thiên nhiên và môi trường [5-2010]
 On Nature and The Environment
25– Tương lai của nhân loại [5-2010]
 The Future of Humanity 
26– Đoạn kết của thời gian
 The Ending of Time [5-2010]
27– Sống chết của Krishnamurti – 2009
 The Life and Death of Krishnamurti 
 A Biography by Mary Lutyens [Đã dịch xong]
28–Trách nhiệm với xã hội [6-2010]
 Social Responsibility
29– Cá thểxã hội [7-2010]
 Individual & society
30– Cái gương của sự liên hệ [11-2010]
 The Mirror of Relationship
31­– Bàn về cái trí và suy nghĩ [8-2010]
 On mind & thought
32– Tại sao bạn được giáo dục? [2-2011]
Why are you being educated?
33– Bàn về Sự thật [3-2011]
 On Truth
34– Tiểu sử của Krishnamurti – Tập I/II [5-2011]
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
35– Tiểu sử của Krishnamurti – Tập II/II [6-2011]
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
36- Truyền thốngCách mạng [7-2011]
Tradition & Revolution
37- Khởi đầu của học hành
 Beginnings of Learning [8-2011]
38- Giáo dụcý nghĩa của sống [9-2011]
 Education and Significance of Life
39- Cuộc đời trước mặt [10-2011]
 Life Ahead
40- Gặp gỡ cuộc sống [11-2011]
Meeting Life
41- Giới hạn của suy nghĩ [12-2011]
 The Limits of Thought
42- Lửa trong cái trí [1-2012]
 Fire in the mind
43- Ghi chép tại nhà bếp [4-2012]
The Kitchen Chronicles
 1001 Lunches with J. Krishnamurti[2-2012]

Đón đọc:
44- On Freedom [3-2012]
45-Commentaries on living-First Series [4-2012]
46- Commentaries on Living-Second Series
47- Commentaries on Living- Third Series

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2013(Xem: 16737)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.