Năm năm đầu nơi xứ người, tôi đã phải
trải qua cuộc sống mới đầy khó khăn và
thử thách do cái gì cũng mới, cái gì cũng lạ,
đặc biệt là
văn hóa và giao tiếp
ngôn ngữ. Có lẽ do phước duyên tốt, tôi
may mắn được
gia nhập vào môi trường học đường ngay từ ngày ra khỏi trại tiếp cư Fort Indiantown Gap.
Thay vì giống như
đa số những người tị nạn khác, phải bắt đầu bằng những công việc lao động nhọc nhằn, với đồng lương
tối thiểu ở Mỹ, mà lúc đó ở tiểu bang tôi sống là một dollar 95 cents một giờ làm việc trong các hãng xưởng sản xuất hay nhà hàng; tôi được nhập học ngay vào khóa học
mùa Xuân năm 1976 với tiền học do chính phủ
trợ cấp qua
chương trình Pell Grant và làm part time dưới
hình thức work-study tại trường để trang trải tiền ăn và tiền ở.
Sau khóa học
mùa Xuân tại trường
đại học đầu tiên tôi theo học: University of Missouri, Rolla tôi chuyển về trường University of Mississippi, Oxford do chi phí ăn ở và học ở đây ít
tốn kém hơn và cũng do tôi được đặc cách đóng tiền học phí thấp, giống như sinh viên tiểu bang (không phải non-resident student).
Cảm ơn giáo sư và bà Leon, người thầy
dễ thương và khả kính của tôi đã
hết lòng giúp đỡ tôi.
Được biết, ở Hoa Kỳ,
hệ thống giáo dục 12 năm
phổ thông được chính phủ
đài thọ hoàn toàn.
Học sinh không phải trả một đồng nào, lại được ăn trưa tại trường
miễn phí. Lên
đại học,
tùy theo lợi tức của
cá nhân hoặc của
cha mẹ, sinh viên có thể được chính phủ
trợ cấp một phần hay
toàn phần và có thể mượn thêm tiền với lãi xuất thấp để theo học bất kỳ ngành chuyên môn nào, ở cấp học nào, kể cả học
Tiến sĩ nếu muốn. Đây là một điều
tuyệt vời ở xứ này mà ai cũng có thể đi học được, được
thừa hưởng những
lợi ích xã hội tốt nhất để vươn lên và
thành công.
Mặc dầu tôi đã từng học Anh văn tại Hội Việt Mỹ ở Sài Gòn và tự học
trong suốt thời gian ở các trại tiếp cư Orote Point và Fort Indiantown Gap nhưng khi đối mặt với
thực tại, khi mà
ngôn ngữ tiếp xúc hàng ngày ngoài đời thường rất khác biệt so với những gì học được khi ở
Việt Nam, nên giai đoạn đầu mới đến rất khó khăn, mà
ngôn ngữ là rào cản gây khó khăn lớn nhất cho tôi.
Cả hai trường tôi theo học đều có học trình tín chỉ và mỗi niên học có hai khóa học chính, khóa
mùa Thu bắt đầu từ tháng 9 và khóa
mùa Xuân bắt đầu vào tháng Giêng của năm sau.
Ngoài ra còn có học kỳ mùa hè là thời điểm để sinh viên
tranh thủ học thêm một số lớp để tốt nghiệp sớm hoặc học lại một lớp bị điểm F trong học kỳ trước.
Để tốt nghiệp
Đại học, sinh viên cần
hoàn thành tối thiểu 120 tín chỉ (semester credit unit). Theo thống kê, tính trung bình trên toàn nước Mỹ chỉ có 41 phần trăm sinh viên có thể
hoàn thành chương trình học cấp
cử nhân trong vòng 4 năm, có những sinh viên phải mất 6 năm mới có thể học xong. Trung bình là 5 năm để học xong bậc
cử nhân là rất
phổ thông ở Mỹ. Riêng tôi phải mất 5 năm rưỡi mới tốt nghiệp.
Mỗi trường đều có một cuốn sách cẩm nang
liệt kê các hương trình học từng năm, từng nghành gồm các
môn học bắt buộc và các
môn học không bắt buộc, mỗi
môn học là 3 hoặc 4 tín chỉ. Sinh viên được quyền chọn lớp, chọn giờ, chọn thầy cô dạy sao cho
phù hợp với
chương trình học đã định hướng của mình. Không khéo chọn sẽ chỉ uổng phí
thời gian và kéo dài
thời gian ra trường. Các
môn học bắt buộc thường là Anh ngữ, Toán học,
Vật Lý và Hóa học.
Việc chọn lựa
môn học trong khóa học đầu tiên của tôi tại Mỹ rất là khó khăn do chưa có
kinh nghiệm, chưa biết rõ
vị trí trường lớp và thầy dạy, nên đã gặp trở ngại khi chuyển lớp học vì lớp học này ở tòa nhà này, lớp học tiếp lại ở một tòa nhà khác. Campus
đại học ở Mỹ rất rộng lớn nên có khi chuyển lớp không kịp, nhất là khóa học
mùa Xuân bắt đầu vào giữa
mùa Đông thường có tuyết đổ, đường đi trong campus trơn trợt.
Qua khóa học
kế tiếp tôi đã có
kinh nghiệm và hơn nữa ngôi trường mới của tôi theo học không có nhiều tuyết rơi vào
mùa Đông và hơn nữa tôi ở trong nội trú xá ngay trong campus của
đại học nên việc
di chuyển đổi lớp dễ dàng. Tôi rất
hài lòng với cuộc sống nội trú xá nơi đây, yên tĩnh và
xung quanh có rất nhiều cây. Phòng tôi ở là kiểu chung cư nhiều tầng, mỗi tầng có nhiều phòng và mỗi phòng được trang bị hai giường và bàn học cho một hoặc hai sinh viên
ở chung nhưng phòng vệ sinh là phòng vệ sinh chung và phòng
tiện nghi cũng chung gồm máy giặt, máy sấy, tủ lạnh, bếp vi sóng và bếp gas ở mỗi cuối hành lang. Tôi cũng như hầu hết sinh viên ăn sáng, trưa và chiều tại cafeteria của trường nên ít
sử dụng phòng
tiện nghi.
Có một điểm khá
đặc biệt về việc học ở Hoa Kỳ khác với nhiều
quốc gia khác trên
thế giới là các trường
đại học ở Hoa Kỳ khuyến khích sinh viên tự
học hỏi và phát huy
sáng tạo.
Phương pháp giảng dạy và học tập mang tính
thực tiễn cao, huấn luyện cho các sinh
viên không chỉ các
kiến thức và
kinh nghiệm về chuyên môn,
mà cả những
kiến thức về
xã hội, cũng như cách học nhóm, làm việc nhóm, cách
tìm kiếm thông tin trong thư viện lẫn trên mạng, và quan trọng hơn cả là khuyến khích sinh viên tự phát triển khả năng
suy nghĩ, khả năng
tư duy. Trong lớp học giáo sư thường chỉ nói một vài điểm
nhấn mạnh trong một hay hai chương trong sách giảng dạy rồi phần còn lại là
trả lời câu hỏi. Cho nên sinh viên phải học ở nhà trước khi đến lớp. Vì kém Anh văn nên tôi học ở nhà rất kỹ, đọc đi đọc lại nhiều lần rồi tóm lược những ý chính trong mỗi một chapter, nên khi nghe giáo sư giảng tôi không ngỡ ngàng. Lớp học thường bắt đầu lúc 8 giờ sáng và mỗi lớp học có
thời lượng là 50 phút. Sinh viên có 10 phút để chuyển lớp.
Khóa học
mùa Thu ở trường tôi học thường bắt đầu vào ngày
tiếp theo sau ngày lễ Lao
Động tức là vào ngày thứ Ba đầu tiên của tháng Chín, kéo dài đến ngày 23 tháng 12 tức trước kỳ nghỉ lễ Giáng là
kết thúc. Ở giữa khóa học là lễ Thanksgiving kéo dài 3 ngày. Sau khi nghỉ lễ
Giáng sinh và năm mới là bắt đầu khóa học
mùa Xuân và cứ
tiếp tục như
thế cho đến khi tôi tốt nghiệp sau năm năm học ở trường này.
Kết thúc năm học,
đa số sinh viên về với
gia đình nên campus
đại học vắng vẻ. Thành phố Oxford nơi tôi ở vắng vẻ
đìu hiu suốt ba tháng hè mỗi năm. Đa phần sinh viên ngoại quốc ở lại học hè. Riêng tôi, có mùa hè tôi ở lại học thêm, có mùa hè tôi đi kiếm
việc làm hè ở Houston, Texas.
Cần kể thêm ở đây. Đối với sinh viên ngoại quốc, trong đó có tôi, nếu ở nội trú thì có hai lễ lớn là Thanksgiving và Christmas là buồn và khổ nhất vì nội trú xá
đóng cửa, cafeteria không mở. Buồn vì
cô đơn xa nhà, khổ là không biết đi đâu tạm trú trong cái giá lạnh tuyết rơi của
mùa Đông.
Cũng may, để giúp các sinh viên quốc tế xa nhà nên
thường có một tổ chức không vụ lợi do một nhà thờ
bảo trợ đón các sinh viên đã ghi danh trước đó về
tham dự lễ tết chung với
gia đình hay họ đạo nhà thờ. Họ lo hết chỗ ăn chỗ ở và xe đưa đón đi tham quan
thắng cảnh địa phương. Trong dịp lễ
Giáng sinh vào năm thứ hai, tôi cùng khoảng 40 sinh viên ngoại quốc khác từ nhiều trường
đại học khác nhau đã tụ hội về một thành phố miền biển Florida nắng ấm để
tham dự một kỳ nghỉ lễ
Giáng Sinh và Tết Dương Lịch tại campus trường Jacksonville University, Florida. Ban tổ chức tổ chức rất chu đáo, họ đưa
chúng tôi đi tham quan nhiều nơi
nổi tiếng ở bang Florida như Disney Word, NASA. Riêng hai ngày 24 và 25, họ
thu xếp để mỗi hoặc hai sinh viên về
ở chung với một
gia đình Thiên Chúa Giáo trong họ đạo để
chúng tôi bớt
cô đơn trong nỗi niềm xa nhà.
Gia đình này tổ chức
ăn uống mừng
Giáng sinh, đến tối họ đưa đi dự Thánh lễ nửa đêm. Cũng nhờ vậy tôi được
học hỏi thêm về
đạo Thiên Chúa và nét
văn hóa Giáng Sinh của nước Mỹ. Xin
cảm ơn họ đạo Jacksonville, Florida và
gia đình ông bà Johnson. Vào một dịp lễ khác tôi ghi danh
tham dự một trại hè trong một khu nghĩ dưỡng của một hội nhà thờ lớn. Họ tổ chức rất hay và đón tiếp rất nhiệt tình. Họ
cung cấp chỗ ngủ, chỗ ăn và tổ chức các
sinh hoạt vui chơi, không gò bó, không bắt buộc kể cà việc dự lễ cuối tuần tại một nhà nguyện trong khu nghĩ dưỡng. Tôi rất cảm kích và ngưỡng mộ. Nếu
như không là một
Phật tử tôi đã theo đạo họ rồi. Bây giờ nhớ lại mới biết tấm lòng của những người có đạo. Vì muốn vinh danh Chúa
trên trời nên họ đã
hết lòng lo cho người khác và muốn người khác cũng sẽ như họ. Một cách
truyền bá phúc âm thật
tuyệt vời.
Nhớ lại, trong dịp lễ ra trường của tôi trước đây, tôi được
vinh dự phát biểu trước các sinh viên tốt nghiệp, tôi đã nói ngắn gọn lời đầu tiên và trên tất cả là
lời nói chân thành cám ơn nước Mỹ,
cảm ơn nhân dân Mỹ, cám ơn miền đất không phải nơi tôi
chào đời nhưng
chắc chắn sẽ bao bọc tôi, sẽ
cưu mang tôi những tháng ngày còn lại. Tôi nói
lên tiếng lòng
cảm ơn không chỉ
nhân dân Mỹ mà còn cả những bậc
tiền nhân và những sự
hy sinh của những người đã
dày công xây dựng đất nước này. Tôi nhớ còn nói thêm tôi xin
cảm ơn cả hột bắp, củ khoai và
cảm ơn xa lộ cầu cống. Sinh viên và giáo sư vỗ tay quá trời. Chắc là họ nghĩ tôi nói tếu vì tôi
cảm ơn cả củ khoai hột bắp,
cảm ơn xa lộ mà họ đâu biết rằng tôi ngầm
cảm ơn những người trồng khoai hột bắp đã nuôi sống tôi và những người làm nên xa lộ đã cho tôi lướt nhẹ
an toàn những ngày tháng rong ruổi trên đường.
Đến hôm nay, sau gần nửa thế kỷ sống trên đất Mỹ, nhìn lại và nhớ lại những lời xưa tôi nói quả là những
lời nói có cánh
lúc ấy, những
lời nói của người mới nhập cư chỉ vỏn vẹn có hơn năm năm trời chưa biết gì nhiều về nước Mỹ.
Nay,
nhân dịp viết hồi ức này tôi xin bổ túc thêm là tôi vẫn cám ơn nước Mỹ, một đất nước đã
cưu mang tôi và
toàn thể gia đình tôi. Có thể đất nước này không phải là
thiên đường nhưng có
điều chắc chắn không phải là
địa ngục. Gần nửa thế kỷ sống trên mảnh đất này, có nhiều điều tôi yêu thích lắm nhưng cũng có những điều tôi không
hài lòng. Đất nước vẫn còn đầy rẫy những bất công
xã hội, vẫn còn khoảng
chênh lệch quá độ giữa kẻ giàu và người nghèo, vẫn còn những người giầu và siêu giầu không đóng thuế hoặc đóng thuế ít hơn những người
trung lưu. Đất nước không chiến tranh nhưng vẫn không có nơi nào
an toàn, kể cả nơi được cho là
an toàn nhất thế giới là tòa Bạch Ốc, Capitol Hill quốc hội và thánh đường nhà thờ. Vẫn luôn có những nỗi
bất an lo sợ của súng đạn xảy ra hàng ngày.
Vẫn có tình trạng phân biệt chủng tộc mầu da. Những điều không
hài lòng vẫn còn nhiều, nhưng để thù ghét, để rời bỏ đất nước về lại cố hương hay đi
nơi khác,
chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra đối với tôi, với
gia đình tôi. Nước Mỹ vẫn là nơi
lựa chọn tốt nhất để
học hành, để thăng tiến tương lai. Nhờ nước Mỹ, những con cái, anh em và các cháu của tôi từ
Việt Nam qua đã
thực hiện được
ước mơ du học Mỹ, thẳng tiến
học hành, tốt nghiệp
tiến sĩ, dược sĩ, kỹ sư, lập trình IT điện toán, góp phần
thịnh vượng cho
quốc gia này. Trong sự góp phần này, phải kể đến ba cháu gái con anh Lâm kế tôi tốt nghiệp
tiến sĩ Dược, cháu trai con cô Xoa, em gái kế tôi cũng tốt nghiệp
tiến sĩ Dược và còn lại các con tôi và các cháu ngoại tôi đều tốt nghiệp
đại học ngành IT lập trình điện toán (Programmer) và phân tích
hệ thống (System Analysis).
Và trên hết nữa, tôi xin
cảm ơn Trời Phật, cám ơn
cha mẹ tôi đã sinh ra tôi và nuôi tôi khôn lớn và cùng chú thím Ức tôi đã gồng gánh
chúng tôi đến bến bờ
tự do. Và cũng xin cám ơn đấng
sinh thành ra nhà tôi do đã
tin tưởng trao gửi cho tôi cô con gái yêu quý của ông bà. Nhất là nhạc mẫu tôi đã
hết lòng săn sóc bốn cháu ngoại của bà và nhà tôi khi nhà tôi phải đi dạy học hàng ngày và tôi biền biệt nơi xa. Cũng không quên
cảm ơn em
hết lòng đã lo cho các con khi tôi vắng nhà, đã đợi tôi và ở bên cạnh tôi đến cuối
cuộc đời.
Cuối cùng tôi xin được
chấm dứt bài viết về
đời sống mới của tôi này bằng lời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
“Dù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai đã cho tôi tình sáng ngời như sao xuống từ trời”.