Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (101)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Phước Nguyên
Mới nhất
A-Z
Z-A
Thành duy thức luận - chuyên đề IV: Nhân - Duyên - Quả
02/12/2019
1:02 SA
Thành duy thức luận, trình bày hệ thống vận hành của các pháp theo một định lý: nhân – duyên – quả, trong đó thuyết minh về 4 duyên, 10 nhân, 5 quả. Trong đây: Skt hetu: nhân, tức nguyên nhân; Skt pratyayatā: duyên tính, tính chất làm điều kiện hỗ tương; tức những năng lực tương tác, hỗ trợ và kích khởi; Skt phala: quả, tức kết quả. Nguyên lý này tạo chỉnh thể hoạt động và tiến hành hoàn chỉnh các các pháp.
Duy thức tông Đại thừa bách pháp - Chuyên đề I & II
20/10/2019
4:42 SA
Trong Duy thức tông, phân loại các pháp theo nguyên tắc "ngũ vị bách pháp", tức năm hạng mục gồm 100 pháp. Theo trình tự: I. Tâm pháp; II. Tâm sở hữu pháp; III. Sắc pháp; IV. Tâm bất tương ưng hành pháp; V. Vô vi.
Thành duy thức luận - chuyên đề III. Lộ trình tu tập
15/10/2019
4:23 CH
Thành duy thức luận mô tả sự tu tập trải qua năm giai đoạn: tư lương, gia hành, thông đạt, tu tập, cứu cánh. Đối chiếu với năm lớp Bồ-đề được ngài Long Thọ đề cập trong Đại trí độ luận. Từ đó phác hoa một tầm nhìn chung về các hệ thống Thánh điển Phật giáo.
Duy Thức Học: Tâm - Ý - Thức
11/10/2019
1:01 SA
三點如星像 橫鉤似月斜 披毛從此得 做佛也由他 Tam điểm như tinh tượng, Hoành câu tợ nguyệt tà. Phi mao tùng thử đắc, Tố Phật dã do tha”.
Bảo tồn truyền thống Phật giáo Việt Nam
30/09/2019
1:00 SA
Trong những thập niên trở lại đây, nhiều giá trị truyền thống trong Phật giáo Việt Nam dần trở nên mai một và bị lãng quên, hoặc thay thế bởi những xu hướng thời thượng của xã hội. Phật giáo không nằm nơi hình thức khuôn khổ, nhưng nếu không có những quy củ và nguyên lý nhất định, thì khó mà giữ bản sắc thuần túy; nhất là khi giá trị vật chất dần len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống dân Việt nói chung, và chùa chiền tăng xá nói riêng, nguy cơ mất hướng và vong bản là điều sớm muộn không thể tránh khỏi. Vì vậy, trong giới hạn của bài viết này, xin được gợi ý một số điểm ngắn gọn của cá nhân, để các độc giả hữu duyên rộng đường tham khảo.
Nghiệp & dị thục
25/09/2019
1:03 SA
Viên mãn nên biết! Ở thế gian có một hạng Bổ-đặc-già-la tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại. Kẻ kia đã tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại. Kẻ kia đã tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể có tổn hại. Kẻ kia đã chiêu cảm được tự thể có tổn hại rồi, tức sinh trong thế gian có tổn hại. Kẻ kia do sinh trong thế gian có tổn hại rồi, nên xúc chạm với xúc có tổn hại. Kẻ kia đã xúc chạm với xúc có tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại, hoàn toàn không đáng yêu, hoàn toàn không đáng thích, hoàn toàn không đáng vui, hoàn toàn không vừa ý, như các loại hữu tình Na-lạc-ca. Kẻ ấy do loại này, nên có loại sinh này, sinh rồi lại xúc chạm loại xúc như thế. Do đó Ta nói: các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo. Viên mãn nên biết! Đó gọi là nghiệp đen dị thục đen
Thánh ngôn và Phi Thánh ngôn theo Tập dị môn túc luận
18/09/2019
1:01 SA
Bốn phi thánh ngôn: 1. Không thấy nói thấy; 2. Không nghe nói nghe; 3. Không cảm nhận nói cảm nhận; 4. Không nhận biết nói nhận biết. Bốn Thánh ngôn: 1. Không thấy nói không thấy; 2. Không nghe nói không nghe; 3. Không cảm nhận nói không cảm nhận; 4. Không nhận biết nói không nhận biết
Tám giải thoát theo Tập dị môn túc luận
15/09/2019
1:01 SA
“Thân tác chứng thành tựu và an trú tịnh giải thoát”: Thế nào là gia hành của tịnh giải thoát này? Tu quán hành giả do phương gì nhập tịnh giải thoát định? Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu quán, trước hết cần phải nắm lấy hình thái thanh thọ, như thanh hành, thanh chi, thanh diệp, thanh hoa, thanh quả, hoặc nắm lấy hình thái thanh y, thanh nghiêm cụ tướng, hoặc nắm lấy đa dạng thanh tướng nào khác. Khi đã nắm lấy các thanh tướng như thế rồi, do lực thắng giải, tư duy tưởng niệm, quan sát an lập, tín giải sắc này là thanh tướng ấy.
Giai Vị Tu Tập Trong Thành Duy Thức Luận
05/09/2019
6:22 CH
chân như làm sở y cho sự tự tại của nghiệp, v.v. Nếu chứng đắc chân như này thì có thể tự tại khắp tất cả đối với thần thông, tác nghiệp, tổng trì, định môn. Tuy chân như tính thật sự không có sự sai biệt nhưng tùy theo phẩm đức ưu thắng mà lập thành mười loại.
Sáu tùy niệm theo Thuyết nhất thiết Hữu Bộ
24/08/2019
2:19 SA
Bí-sô nên biết! ở đây, vị Thánh đệ tử, bằng đặc điểm như vậy tùy niệm chư Phật, nghĩa là vị Thế Tôn ấy là bậc Như Lai, A-la-hán, nói chi tiết cho đến: Phật Bạc-già-phạm”. Hoặc có vị Thánh đệ tử nào bằng đặc điểm như thế tùy niệm chư Phật, những gì là niệm tương ưng với kinh nghiệm nhận thức, mà kiến là căn bản: tùy niệm, chuyên niệm, ức niệm, không quên, không mất, không rơi sót, không rò rỉ, không mất trạng thái của Pháp, trạng thái ghi nhớ sáng suốt của tâm. Đó gọi là tùy niệm Phật.
Quay lại