Bồ tát vào đời

30/04/20206:06 SA(Xem: 7090)
Bồ tát vào đời

         

BỒ TÁT VÀO ĐỜI
TN Huệ Trân

 

          duc phat thuyet phapThời Đức Phật còn tại thế, trong một mùa an cư, Ngài và tăng đoàn có mặt tại thị trấn Vejanra khi nơi này đang bị mất mùa và dân chúng khắp vùng lâm nạn đói khổ. Kho lúa dự trữ của thị trấn được lệnh mở ra phân phát nhưng cũng chỉ như gió lùa vách trống, như muối bỏ đại dương, đâu đâu cũng thấy những bóng người vật vờ vì đói lả, vì kiệt sức!

          Dân không có thực phẩm nuôi thân thì lấy gì cúng dường người tu hành. Thế nên, nhiều vị Sa Môn, sau giờ khất thực, từng ôm bát trống rỗng mà rời làng. Ngay Đức Phật cũng nhiều lần về lại khu rừng trú ngụ mà không có một hạt cơm trong bát! Nhưng Đức Phật vẫn an nhiên thiền định và sau khi xả thiền, Ngài vẫn thuyết pháp.

          Cái đói là một thực thể nhưng thực thể đó như không làm vẩn đục tâm thanh tịnh. Tất nhiên, tình trạng này không thể kéo dài. Nên Tôn Giả Mục Kiền Liên đã trình Đức Phật, xin Ngài cùng tăng đoàn hãy di chuyển về miền Nam, nơi không gặp nạn đói. Đức Phật đã ôn tồn dạy rằng:

          - Chúng ta đến đây khi dân chúng đang gặp đói khổ, chúng ta phải ở lại để chia sẻ, để an ủi và để hướng dẫn tâm linh họ trước ách nạn này.

 Tôn giả đã quỳ xuống sám hối trước lời từ bi của Đức Phật nhưng lòng xót xa khi thấy Thế Tôn ngày thêm tiều tụy nên một lần khác, lại thưa rằng:

          - Bạch Thế Tôn, con thấy trong rừng có một khoảng đất, cây cỏ mọc rất xanh tươi, như vậy, đất dưới đó phải có chất dinh dưỡng tốt. Xin Thế Tôn cho phép con đào lên, lấy phần đất mềm ở dưới, hòa tan vào nước cũng có chút bổ dưỡng cho cơ thể.        Đức Phật lại chậm rãi mà dạy rằng:

          - Không đâu, nếu cây cỏ nơi đó xanh tươi là nhờ đất tốt, ta đào lên, cây sẽ chết, đó là chưa kể còn biết bao côn trùng đang ẩn thân dưới phần đất mềm đó. Hãy bình an. Dân chúng đói, chúng ta cùng đói; dân chúng còn đó, chúng ta sẽ còn đây.

          Sự thanh thản an nhiên của Đức Phậtsức mạnh vô song, giúp tăng đoàn giữ chánh niệm. Và sự nhiệm mầu đã tới, khi một lần, mọi người thấy Thầy A Nan khất thực về, lui cui nhặt củi khô nhóm lửa rồi đặt một đĩa sắt nhỏ lên đó, như chuẩn bị nấu nướng gì.

          Thấy huynh đệ chăm chú quan sát mình, thầy A Nan bèn mở lòng bàn tay có một gói giấy nhỏ, đựng dúm bột mầu vàng và nói:   

          - Đây là cám, cám nuôi ngựa, chúng ta rang cho thơm rồi dâng lên Thế Tôn dùng đỡ lòng. Hôm nay, khi khất thực trong làng, tôi gặp người lái buôn ngựa vừa di chuyển qua đây. Ông ta từng được nghe Thế Tôn thuyết pháp nên phát tâm cúng dường. Ông ta nói với tôi rằng, khi Sa Môn nào không xin được thực phẩm thì ghé qua trại ngựa, nhận một phần cám; và chỉ khi nào không xin được gì hãy ghé, vì cám này cũng là xẻ bớt từ phần ăn của 500 con ngựa.

Với khả năng hạn hẹp, ông ta chỉ có thể cúng dường như vậy thôi. Rồi ông vốc cho tôi một nắm. Tôi xin một phần nữa để dâng Thế Tôn và đang rang đây.

          Cám nuôi ngựa của người lái buôn đã đến kịp thời trước khi những cơn mưa kỳ diệu đổ xuống, hồi sinh sự sống của cây trái, mùa màng …..

                  

          Sự nghèo đói, bệnh tật, thiên tai, nhân tai, là nghiệp quả, nơi nào cũng có thể xảy ra. Khác chăng là thái độ chấp nhận tình huống, do từ nội lực, từ trí tuệ chẳng đồng.

          Nhưng dưới thời độc tài đảng trị, nếu chúng ta có thấy thấp thoáng những lời thơ thống hận, những giòng lệ khôn ngăn từ bậc cao tăng thiền đức, thì đó chỉ là phương tiện từ-chương để các Ngài chia sẻ.

Bằng phương tiện đó, các Ngài đã dũng cảm nói thay cho những người không còn được nói, khóc thay cho những người không còn được khóc, nên lời oán thán đó là lời từ bi an ủi, nước mắt đó là cam lộ Quán Âm.

                                        Vác cuốc xuống chân đồi

                                        Nắng mai hồng đôi môi

                                        Nghiêng vai hờn tuổi trẻ

                                        Máu đỏ rợn bên trời

                                        Sức yếu, lòng đất cứng

                                        Sinh nhai tủi nhục nhiều

                                        Thân gầy, tay cuốc nặng

                                        Mắt lệ nóng tình yêu (+)

          Không ít người Việt Nam nào đọc mấy câu thơ này mà không thấy ngay hình ảnh những vùng được kẻ đang cai trị gọi là vùng Kinh Tế Mới. Đó là những vùng đất hoang dã, khô cằn, thiếu mọi tiện nghi tối thiểu mà nhà cầm quyền đã lùa dân thành phố tới đó sau khi chiếm đoạt nhà cửa của họ, với lời phán “Sức người, sỏi đá phải thành cơm!”

Không biết có nhà thống kê nào ghi được con số bao nhiêu oan hồn đã kiệt sức vì đói, vì bệnh, ở những nơi “Sỏi đá phải thành cơm” đó không?!

 

          Lành thay, sứ giả Như Lai đã chưa từng vắng mặt nơi điêu linh, nơi tận khổ

                                        Thầy tóc trắng bơ vơ

                                        Con mắt xanh đợi chờ

                                        Đèn khuya cùng lẻ bóng

                                        Khúc ruột rối đường tơ

                                        Tuổi Thầy trông cánh hạc

                                        Cánh hạc vẫn chốc mồng

                                        Mắt con mờ ráng đỏ

                                        Ráng đỏ lệ lưng tròng (+)

          Sau cơn hồng thủy 30 tháng tư 1975, bao vị Sứ Giả Như Lai đã theo bước chân Đức Phật khi xưa, là ở lại nơi hoạn nạn khổ đau để “Chúng sanh đói, ta cùng đói; chúng sanh khổ, ta cùng khổ”.

          Với hơn 300 kiến nghị thư được gửi đi từ Viện Hóa Đạo, không những không được nhà cầm quyền cứu xét mà sự áp bức, hủy phá chùa miếu ngày càng gia tăng, khiến trên những trang sử đau thương đó đã từng bật lên âm thanh Đại Hùng Đại Lực của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hòa Thượng thượng Huyền hạ Quang:

          “Thể chế chính trị nào cũng tuyên bố tồn tại muôn năm, nhưng có thể chế nào tồn tại được muôn năm đâu! Phật Giáo không nói muôn năm nhưng Phật Giáo đã tồn tại và phát triển hàng mấy ngàn năm rồi”

 

Các Ngài đã ở lại với quê hương, với dân tộc, dù bị tù đầy, bị quản chế gắt gao, nhưng tinh thần Vô Úy trước bão giông của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hòa Thượng thượng Quảng hạ Độ vẫn không ngừng thể hiện:

          “Giữa biển trầm luân gió đồi, sóng vỗ

Thân tùng kia xanh ngắt từng cao

Sống với chết, nào khác chiêm bao

nhất dịhào quang bất diệt

 

 Với tinh thầnUy vũ bất năng khuất”, Thiền Sư Thích Tuệ Sỹ đã thản nhiên  trước bản án tử hình vì “Không ai có quyền kết án tôi, không ai có quyền khoan hồng tôi” nên án tử đã trở thành Bất Tử trong lòng kính ngưỡng, không chỉ với con Phật nơi nơi, mà còn từ mọi giới khắp bốn phương trời.

Bồ Tát Đạocon đường của những ai định hướng bằng Bồ-Đề-Nguyện và bước đi bằng Bồ-Đề-Hành (*)

Và biết bao Chư Bồ Tát đã vì oan khổ của chúng sanh mà Vào Đời.

 

Năm vóc sát đất, tĩnh lặng thân tâm, chúng con khắc ghi Ân Đức, đồng một lòng  cẩn bái

Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Phật

Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Pháp

Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Tăng   

 

TN Huệ Trân

(Tào Khê tịnh thấtnhập thất Hạ chí, Canh Tý niên)

                                                                     

(+) Thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn – Thiền Sư Thích Tuệ Sỹ.

(*) Du Già Bồ Tát Giới.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 7015)
08/09/2015(Xem: 17848)
05/10/2014(Xem: 21060)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.