Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
QUÁN TỰ TẠI BỔ TÁT, HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA THỜI, CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHẤT THIẾT KHỒ ÁCH
Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu phép quán Bát Nhã Ba La Mật Đa, tức dùng trí bát nhã soi thấu bản thể của thế giới, thì thấy Ngũ Uẩn đều là không, nên giải thoát được tất cả mọi khổ nạn.
Albert Einstein (1879-1955) là nhà khoa học người Đức gốc Do Thái. Ông là nhà khoa học được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Ông đoạt Nobel Vật lý năm 1921 về hiệu ứng quang điện. Ông là tác giả của Thuyết tương đối đặc biệt còn gọi là Thuyết tương đối hẹp (special theory of relativity) công bố năm 1905. Ông cũng là tác giả của Thuyết tương đối tổng quát (general relativity) công bố năm 1915.
Sư Thích Minh Tuệ sinh năm 1981 đến nay 43 tuổi, tên thật là Lê Anh Tú. Ông đã buông bỏ tất cả, đi bộ bằng chân đất từ nam ra bắc và ngược lại, không đội nón, chỉ ăn mỗi ngày một bữa cơm do bá tánh cúng dường. Ông bắt đầu hành cước từ năm 2018. Về phía bắc ông đi tới tỉnh Hà Giang, về phía nam ông đi tới tỉnh Khánh Hòa. Đến lần thứ tư năm 2024 thì có nhiều người biết và đi theo trong đó có rất nhiều youtuber và tiktoker, họ quay clip và đưa lên mạng nên ông trở nên cực kỳ nổi tiếng chẳng những ở VN mà cả trên thế giới. Hiện nay thì ông đã đi ẩn tu ở một nơi bí mật không ai biết, ở trong làng xóm của người dân tộc thiểu số nơi rừng sâu để tránh bị quấy rầy.
Hành giả Minh Tuệ tu theo hạnh đầu đà. Đầu-đà 頭陀 (tiếng Phạn Dhuta) hay hạnh đầu đà 頭陀行 là thực hành tu khổ hạnh để dứt bỏ các tham dục, phá ngã chấp, thực chứng khổ chỉ là vọng tưởng của tâm chứ không phải có thật. Có 12 (có nơi ghi 13) hạnh đầu-đà: 1-Y phục làm bằng những mảnh vải rách. 2-Chỉ dùng ba y. 3-Khất thực mà ăn. 4-Chỉ ăn một bữa vào giờ trưa. 5-Không ăn quá no. 6-Không giữ tiền bạc. 7-Sống độc cư. 8-Sống trong nghĩa địa. 9-Sống dưới gốc cây. 10-Sống ngoài trời. 11-Không ở cố định, thường du hành. 12-Ngồi ngủ, không nằm ngủ.
Đối với Minh Tuệ thì khổ hạnh chỉ là hình thức bên ngoài, khổ chỉ là vọng tưởng của tâm thôi chứ không phải tuyệt đối có thực. Nên phép tu khổ hạnh của ông là phá bỏ vọng tưởng đó, thực chứng tánh không của vạn pháp. Ông chứng tỏ cho mọi người thấy rằng để đầu trần phơi nắng, đi chân đất, dầm mưa dãi nắng, ăn tối thiểu mỗi ngày một bữa để sống chứ không cầu no, không cầu ngon, ngủ ngồi dưới gốc cây hay dưới gầm cầu, và không có gì là khổ sở cả. Ông vẫn vui vẻ khỏe mạnh, coi việc đi bộ từ nam ra bắc và ngược lại chỉ giống như đi hành cước dạo chơi thôi, không có gì là khổ, ông vẫn hạnh phúc.
Vậy điều chủ yếu là ông thực hành tánh không mà Phật giáo đã hướng dẫn. PG nói ngũ uẩn giai không và ông thực hành lời dạy đó. Ông buông bỏ tất cả bởi vì thế gian chỉ là ảo mộng, không có cái gì tuyệt đối chân thật, tất cả là do tâm tạo (nhất thiết duy tâm tạo). Ngay cả thân mạng ông cũng không coi là quá quan trọng.
Tới đây thì vấn đề có liên quan tới vật lý học và nhà khoa học Einstein. Lời dạy Nhất thiết duy tâm tạo có cơ sở khoa học hay không, hay đó chỉ là một niềm tin tôn giáo chưa được kiểm chứng hoặc không thể kiểm chứng được ? Đó cũng chính là lý do vì sao tôi đối chiếu sư Minh Tuệ và nhà khoa học Albert Einstein.
Khoa Vật lý học của nhân loại cố gắng tìm hiểu thế giới vật chất, tìm ra các quy luật vận hành của thế giới vật chất cũng như bản chất của vật chất. Trải qua lịch sử lâu dài với nhiều triết học gia, nhiều khoa học gia, đi từ Cơ học cổ điển của Newton tới Thuyết tương đối của Einstein và Cơ học lượng tử ngày nay, nhân loại đã có hiểu biết khá nhiều về vật chất. Các nhà vật lý hiện nay chia thành 2 trường phái chính.
1. Trường phái duy thực trong vật lý học (Realism in physics) hay còn gọi là duy vật khách quan. Phái này cho rằng vật chất là có thực, là khách quan nằm ngoài ý thức của con người. Họ cho rằng ý thức không thể tác động trực tiếp tới vật chất. Einstein tin theo trường phái này. Ông nói :
Einstein nói : “Tôi thích nghĩ rằng Mặt trăng vẫn ở đó ngay cả khi tôi không phải đang nhìn nó”
Nghĩa là Einstein tin rằng mặt trăng là có thật, nằm ngoài ý thức, dù mọi người có nhìn hay không nhìn thì mặt trăng vẫn tồn tại độc lập ở ngoài ý thức.
Một số nhà sư Phật giáo cũng tin theo quan điểm này. Chẳng hạn sư Thích Viên Minh nói : “núi non, trăng sao không phải do tâm tạo”.
2. Trường phái hiện thực cấu trúc (structural realism). Phái này cho rằng vật chất hiện thực trước mắt mọi người chỉ là một cấu trúc trình hiện của thức do thói quen hoạt động của bộ não. Chúng ta không thể chỉ khảo sát ý thức tức hoạt động của bộ não mà phải khảo sát sâu xa hơn, nghiên cứu Bát thức (8 thức của Duy Thức Học Phật giáo trong đó phần rất quan trọng là Thức thứ bảy (Mạt-na) và Thức thứ tám (A-lại-da). Các thức này vượt ra ngoài hiểu biết của Tâm lý học phương tây [chỉ khảo sát Ý thức và tiền ngũ thức (thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc giác- cảm giác của thân thể)]. Trong bộ sách Thành Duy Thức Luận 成唯識論 do Đại sư Huyền Trang biên dịch và tổng kết đã kết luận là : Vạn pháp duy thức (tất cả các pháp là do Thức biến hiện) chứ không có gì là thực thể khách quan ở ngoài ý thức cả.
Lý giải của Triết học, Khoa học và Phật giáo
Triết học của trường phái hiện thực cấu trúc đã manh nha từ thời của Immanuel Kant (1724-1804). Ông nói rằng vật tự thân (Das Ding an sich) là cái mà con người không thể biết được. Cái mà con người cảm nhận được chỉ là cái hiện thực cấu trúc (trình hiện) do con người tưởng tượng ra. Khoa vật lý học chỉ tìm cách diễn giải hiện thực sao cho phù hợp nhất với cảm giác của con người chứ không hề biết vật tự thân thực chất là gì.
Phật giáo thì giải thích rõ ràng đầy đủ hơn về hiện thực cấu trúc này. Phật giáo nói rằng vật không có sẵn tự tính tức không có đặc trưng đặc điểm gì cả (Nhất thiết pháp vô tự tính 一切法無自性). Câu này ngày nay phải hiểu thật sâu xa là các hạt cơ bản của vật chất như trong Mô hình chuẩn của Vật lý hạt (standard model of particle physics) gồm 18 hạt như photon, electron, quark…, đều không có sẵn tự tính.
Mô hình chuẩn của CERN (Conseil Européen pour la Recherche Nucléaire= Hội đồng nghiên cứu hạt nhân châu Âu). Trong mô hình chuẩn này có bổ sung hạt tạo ra tương tác hấp dẫn là graviton mới được khám phá gần đây.
Tất cả các hạt đều không có sẵn tự tính tức là không có sẵn những đặc trưng đặc điểm như vị trí, khối lượng, điện tích, độ xoay (spin). Vậy tại sao các nhà vật lý thấy chúng có đặc trưng và đã đo đạc được các đặc trưng đó ? Đây chính là chỗ sai lầm của Einstein. Ông cho rằng hạt cơ bản luôn luôn có sẵn đặc trưng nghĩa là hạt cơ bản là có thật nằm ngoài ý thức và các cấu trúc của chúng như nguyên tử, phân tử, vật thể, vạn vật cũng đều là có thật.
Nhưng một nhà vật lý hàng đầu thế giới khác là Niels Bohr đã phản bác quan điểm của Einstein. Bohr nói rằng hạt cơ bản cụ thể như hạt electron không có sẵn đặc trưng. Đặc trưng của hạt chỉ xuất hiện khi có người quan sát và đo đạc nó. Quan điểm của Bohr còn được chứng tỏ qua thí nghiệm hai khe hở. Thí nghiệm hai khe hở (Double Slit Experiment) là một thí nghiệm nổi tiếng, nó chứng tỏ ý thức của con người có tham dự vào việc tạo ra vật chất, cụ thể là tâm niệm của con người làm cho sóng tiềm năng sụp đổ thành hạt electron (vật chất) qua 2 thí nghiệm sau : Người ta bắn từng hạt electron qua một tấm chắn có 2 khe hở nhỏ, phía sau là một màn hứng để xem kết quả. Phải bắn từng hạt để tránh sự va chạm ảnh hưởng đến kết quả. Sau hai giờ thì nhận được kết quả như sau :
Khi không có tâm niệm tức không có người quan sát, sóng khi đi qua 2 khe hở vẫn là sóng, các sóng giao thoa với nhau tạo ra nhiều vệt đậm và nhạt trên màn hứng. Vệt sáng là nơi sóng cộng hưởng, vệt tối là nơi sóng triệt tiêu nhau.
Khi có tâm niệm tức có người quan sát, sóng khi đi qua 2 khe hở thì sụp đổ thành hạt vật chất tức là hạt electron nên trên màn hứng chỉ xuất hiện 2 vệt đậm tương ứng với 2 khe hở chứng tỏ sóng đã biến thành hạt và hạt không có sự giao thoa với nhau.
Trong trường hợp có đặt một thiết bị cảm ứng (sensor) sau 2 khe hở thì sensor cũng có tác động giống như tâm niệm là biến sóng thành hạt và màn hứng cũng chỉ xuất hiện 2 vệt tương ứng với 2 khe hở.
Nhưng đến năm 1982 thì Alain Aspect đã tiến hành cuộc thí nghiệm mẫu mực về liên kết lượng tử (quantum entanglement) tại Paris và đã chứng tỏ quả thật hạt cơ bản như photon, electron không có sẵn đặc trưng. Khi có người quan sát và đo đạc thì đặc trưng mới xuất hiện. Sau thí nghiệm này người ta rút ra được 3 kết luận cực kỳ quan trọng :
Vật chất (cụ thể là hạt photon hay hạt electron) có bản chất là sóng tiềm năng vô hình. Và ở trạng thái đó vật là vô sở trụ (1.non locality) không có không gian và thời gian, và không có thật (2.non realism). Số lượng cũng không có thật (3.non quantity). Năm 2012 Maria Chekhova của đại học Moscow có thể làm cho 1 photon xuất hiện đồng thời ở 100.000 vị trí khác nhau. Như vậy chứng tỏ số lượng là không có thật. Một có thể biến thành nhiều để tạo ra vạn vật là do tác dụng của Tâm thôi.
Năm 2022 người ta đã trao giải Nobel Vật lý cho 3 người có thành tựu quan trọng về thí nghiệm này gồm : Người chế tạo chiếc máy để có thể tiến hành thí nghiệm này là nhà vật lý người Mỹ John Clauser. Với cái máy do John Clauser sáng chế, Alain Aspect đã có thể làm cho một photon (hạt ánh sáng) xuất hiện đồng thời ở 2 vị trí khác nhau tạm gọi là A và B. Khi tác động vào A thì B lập tức bị tác động theo tức thời không mất chút thời gian nào. Hiện tượng này gọi là rối hay liên kết lượng tử. Năm 2012, Anton Zeilinger, giáo sư tại Vienna, làm lại thí nghiệm với khoảng cách A-B là 89 miles (143km), kết quả cũng tương tự. Cả ba nhà khoa học John Clauser, Alain Aspect, và Anton Zeilinger đều được trao giải Nobel Vật Lý năm 2022.
Năm 2017, một năm sau khi TQ đã phóng vệ tinh lượng tử đầu tiên của thế giới lên không gian mang tên Mặc Tử (Micius), họ đã làm lại thí nghiệm này với khoảng cách A-B là 1200km, kết quả cũng vẫn như vậy. 1200km là một khoảng cách rất lớn nên không thể nói là tác động tức thời chỉ là sai số của phép đo.
Kết luận
Đối chiếu hai con người Minh Tuệ và Einstein, chúng ta thấy Minh Tuệ gần với hiện thực của thế giới và vũ trụ hơn Einstein. Minh Tuệ nhận ra tánh không và thực hiện nó. Einstein tuy là nhà khoa học hàng đầu thế giới nhưng vẫn còn sai lầm và chấp thật. Không phải Minh Tuệ thông thái hơn Einstein, ông chỉ là người tin và thực hành giáo pháp của Đức Phật. Tri kiến của Đức Phật hiển nhiên vượt xa Einstein. Khi nhân loại khám phá ra sự liên kết lượng tử hay còn gọi là rối lượng tử (quantum entanglement). Einstein bối rối, không hiểu, không tin tại sao một photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai vị trí cách xa nhau và khi một vị trí bị tác động thì vị trí kia bị tác động tương ứng và tức thời không mất chút thời gian nào. Ông nói rằng đó là một tác động ma quái từ xa (nguyên văn Spooky action at a distance). Trong khi đó trong kinh điển Phật giáo từ hơn 2000 năm trước đã nói rõ rằng không gian, thời gian, số lượng chỉ là vọng tưởng của tâm chứ không phải tuyệt đối có thật. Hãy nghe lại thầy Duy Lực thuyết :
1401 Việc trần sa kiếp cũng như việc hiện nay
Albert Einstein cũng rất hâm mộ Phật pháp nhưng ông chưa thực sự hiểu hết Phật pháp. Ông quá tự tin mà đôi khi không có cơ sở vững chắc. Năm 1935, Albert Einstein cùng với Boris Podolsky và Nathan Rosen (EPR) đã công bố một bài báo trên tạp chí Physical Review. Họ tỏ ý không tin tưởng cơ học lượng tử là chuẩn xác, có thể còn thiếu sót và thậm chí là sai lầm. Sau đó ông đưa ra một thí dụ về liên kết lượng tử, giống như một đôi găng tay, nếu tách rời từng chiếc bao tay và chuyển đi xa mỗi chiếc một nơi khác nhau. Khi thấy một chiếc, ví dụ bao tay trái thì tức thời biết chắc chiếc kia là bao tay phải. Giả thuyết của Einstein có tính chất thô sơ, không tương ứng với thí nghiệm liên kết lượng tử.
Ông còn sai lầm ở chỗ ngày 2 tháng 8/1939, Einstein đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ lúc đó là Franklin D. Roosevelt đề nghị Mỹ gấp rút chế tạo bom nguyên tử để chống lại Đức Quốc Xã. Đến khi Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, ông hối hận thì đã muộn.
Minh Tuệ không phải có hiểu biết thông thái hơn Einstein, thực tế ông chỉ tin theo Đức Phật, chỉ là ông đứng trên vai của Đức Phật nên nhìn thấy sâu xa hơn Einstein mà thôi.