Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (114)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Chúc Phú
Mới nhất
A-Z
Z-A
Nghiên Cứu Về Hạnh Đầu-đà Từ Kinh Điển Nikāya Cho Đến Hán Tạng | Chúc Phú
16/05/2025
2:44 CH
Con đường tu tập theo lời dạy của Đức Phật luôn thống nhất dù theo bất cứ truyền thống Phật giáo nào. Đây là quan điểm mang tính nhất quán và có thể kiểm chứng qua các nguồn kinh điển khả tín. Tuy nhiên, do căn tánh và nghiệp lực của chúng sanh không giống nhau, thế nên Đức Phật đã mở bày phương tiện và đã dựng lập những phương cách, những pháp tu mang tính riêng biệt, đặc thù. Điều này cho thể thấy rõ qua việc thiết định và thực hành những điều khoản giới luật. Không những vậy, ngay như trong pháp môn tu, hành giả có thể tùy theo căn tánh, bổn nghiệp, tuổi tác, thời gian… mà có thể tự chọn cho mình một pháp môn tu thích hợp.
Câu Chuyện Về Cỗ Xe Và Phong Cách Lái Xe Lý Tưởng Theo Kinh Điển Phật Giáo | Chúc Phú
04/05/2025
11:16 SA
Trong kinh điển Phật giáo, từ Hán tạng cho đến Nikāya nói chung, thật sự không quá khó để tìm thấy những cụm từ liên quan đến một phương tiện vận chuyển trong thời kỳ cổ đại, thường được gọi là cỗ xe (yāna, 乘).
Sự Lặp Lại Nhiệm Mầu | Chúc Phú
01/02/2025
4:21 SA
Trong thực tế đời sống, có những vấn đề lặp lại thường gắn với sự đơn diệu tẻ nhạt, nhưng nếu chú tâm quán sát thì sẽ thấy có sự lặp lại đem đến những hiệu ứng tích cực và nhiệm mầu.
Ước Nguyện Đầu Xuân | Huyền Ngu – Chúc Phú (Song ngữ Vietnamese-English)
27/01/2025
4:37 SA
Sống ở đời, thử hỏi có mấy ai chưa từng mơ ước? Có mấy ai chưa từng nương bóng ước mơ để kiến lập một lý tưởng, một lẽ sống của kiếp người. Bạn và tôi, mỗi chúng ta đều đã và sẽ có những ước mơ chung và ước mơ của riêng của chính mình.
Có Phải Võ Tắc Thiên Là Tác Giả Của Bài Kệ Khai Kinh? | Chúc Phú
15/08/2024
5:13 SA
Đã có một truyền ngôn cho rằng, tác giả bài Kệ khai kinh (開經偈) do một vị hoàng hậu của triều đại nhà Đường, tên là Võ Tắc Thiên 武則天 (624-705) sáng tác. Truyền ngôn đó có thể được tìm thấy trong nhiều bài viết trên mạng xã hội và thậm chí còn xuất hiện trong những bài giảng của một số vị giảng sư. Vậy thực chất, truyền ngôn hoàng hậu Võ Tắc Thiên là tác giả của bài Kệ khai kinh dựa trên cơ sở nào? Bài viết ngắn này cố gắng tìm kiếm câu trả lời đó.
Vài Cứ Liệu Về Bình Bát Của Phật Giáo | Chúc Phú
03/07/2024
4:12 SA
Trong bối cảnh đặc thù với nhiều hệ phái Phật giáo hiện đang cùng tu tập và phụng sự ở xã hội Việt Nam hiện nay, kể cả những tín niệm mới được phái sinh, chưa được định hình rõ ràng, thì việc tìm hiểu về cội nguồn cũng như những quy định về bình bát trong kinh, luật Phật giáo là sự nỗ lực nhằm cũng cố nhận thức chánh kiến. Trên cơ sở đó, người viết xin cung cấp một vài tư liệu có liên quan đến nội dung này trên tinh thần sẻ chia và tùy hỷ pháp.
Suy Niệm Về Lời Kinh: Nếu Có Công Đức Nên Tự Giấu Kín Nếu Có Lỗi Lầm Nên Tự Phát Lộ[
04/06/2024
4:27 SA
Có thể thấy rằng, lời Phật dạy: Nếu có công đức nên tự che giấu, nếu có lỗi lầm nên tự phát lộ không những là kim chỉ nam cho đời sống tu tập mà còn là phương châm sống thể hiện tính khiêm hạ, trung thực và đầy bản lĩnh. Nếu như trong cuộc sống này, mỗi một chúng ta có thể thực hiện được một trong hai mệnh đề nêu trên thì tự thân sẽ gặt hái được những giá trị tích cực khả kiến.
Khảo Về Sự Kiện Niêm Hoa Vi Tiếu
16/05/2024
3:55 SA
Trong đồ tượng Phật giáo Bắc truyền có thể hiện một tượng pháp, đó là hình ảnh Đức Phật tay phải nâng một cành hoa sen với dung nghi hoan hỷ, thường được gọi là tượng pháp Niêm hoa vi tiếu (拈花微笑). Vậy, dựa trên nguồn tư liệu nào để hình thành nên tượng pháp đó và cơ sở của những nguồn tư liệu có độ khả tín như thế nào? Chuyên khảo sau sẽ cố gắng biện giải về những điều đó.
Vài Điều Liên Hệ Trong Sự Nghiệp Của Đại Sư Thiện Hoa Ở Việt Nam Và Đại Sư Huyền Trang Ở Trung Hoa
23/03/2024
5:12 SA
Mỗi dân tộc, tôn giáo trong từng giai đoạn lịch sử đều có những bậc vĩ nhân. Có thể tiêu chí về bậc vĩ nhân giữa các cộng đồng dân tộc, tôn giáo không đồng nhất, nhưng điểm chung của các bậc vĩ nhân là tạo nên những đóng góp to lớn về nhiều mặt cho cộng đồng đó nói riêng và cả nhân loại nói chung.
Tinh Thần Phật Hóa Gia Đình Của Trưởng Giả Cấp-cô-độc Trong Kinh Tạp A-hàm, Số 1241.
18/02/2024
5:11 SA
Trưởng giả Cấp cô độc (給孤獨) có tên riêng là Tu-đạt-đa (須達多, Sudatta) nhưng thường được mọi người gọi bằng mỹ hiệu Anāthapiṇḍika, nghĩa là người chu cấp cho kẻ nghèo khó. Với Phật giáo, danh tiếng trưởng giả được biết đến nhiều nhất là người đã hiến cúng một khu đất rộng lớn, được mua lại từ thái tử Kỳ-đà, để xây dựng nên một Tinh xá mà kinh điển thường gộp chung tôn danh của cả hai người là Vườn của ngài Cấp cô độc và cây của thái tử Kỳ-đà (祇樹給孤獨園).
Quay lại