Nam Cali: Hội Thiền Tánh Không Thuyết Trình, Giới Thiệu

12/08/20149:17 SA(Xem: 13069)
Nam Cali: Hội Thiền Tánh Không Thuyết Trình, Giới Thiệu

Nam Cali: Hội Thiền Tánh Không Thuyết Trình, Giới Thiệu

_THIEN_Tri Ta_HT Phuoc Tinh_HT Thong TrietWESTMINSTER (VB) -- Hội Trường VNCR đã không đủ chỗ, và Ban tổ chức phải khép cửa để chận những người tới trễ... Buổi Thuyết Trình, Giới thiệu 2 tác phẩm của Hòa Thượng Thích Thông Triệt hôm Chủ Nhật đã thu hút số người tham dự quá đông.

Nhìn chung là thành công với mục đích Thuyết trìnhGiới thiệu hai sách do Hòa Thượng Thích Thông Triệt biên soạn:

1 - Luận Giảng Vấn Đáp Về Tiến Trình Tu ChứngThành Đạo Của Đức Phật

2 - Luận Giảng Vấn Đáp Thiền và Kiến Thức Thời Đại.

Tất cả các diễn giả đều giúp người nghe hiểu về Hội Thiền Tánh Không, và về những quan sát khoa học (sử dụng máy f-MRI để đo não bộ qua nhiều diễn biến của tâm), và vê tiến trình thiền tậphoằng pháp của Hòa Thượng Thích Thông Triệt từ những năm 1970s tới nay.

Hai MC là anh Tuệ Lạc và chị Huệ Tuyền, cũng như người đai diện Ban Tô Chức là anh Tuệ Huy Tô Đăng Khoa đều là những Thiền sinh của Hội Thiền Tánh Không từ nhiều năm.

Trả lời phóng viên VB qua phỏng vấn riêng, anh Tuệ Lạc cho biết đã tập Thiền 8 năm.

Chị Huệ Tuyền nói đã Thiền với Tánh Không từ 7 năm nay, trước đó chị đã tu nhiều pháp thiền khác nhau trước khi dừng chân ở đây.

Anh Tuệ Huy tập Thiền nơi đây 7 năm.

Hiện diện trong buổi Giới thiệu có nhiều nhà hoạt động nhiều năm trong Thiền học: nhà bình luận Ngô Nhân Dụng (tức GS Đỗ Quý Toàn), Cư sĩ Tâm Diệu (trang chủ Thư Viện Hoa Sen), nhà báo Ngọc Hoài Phương, nữ cư sĩ Phương Dung (người từng tổ chức một số pháp hội cho Ngài Đạt Lai Lạt Ma), GS Bùi Bỉnh Bân, Kiên Nguyễn, Tô Anh Tuấn, Cư sĩ Nguyên Giác, Đỗ Việt Anh, và nhiều vị nhân sĩ, như Thị Trưởng Tạ Đức Trí, nhạc sĩ Trần Chí Phúc, Bùi Đức Nhượng, Hà Tường Cát...

GS Trần Văn Ân trả lời phóng viên VB rằng ông tham dựquan tâm về khía cạnh khoa học nêu lên trong buổi diễn thuyết.

Diễn giả đầu tiên là anh Tuệ Huy, một thiền sinh nhiều năm.

Trong Diễn Văn Chào Mừng của Ban Tổ Chức do Tuệ Huy đọc, có các đoạn như sau:

“Hôm nay chúng tôi rất hân hạnh chào mừng chư Tôn Đức Tăng Ni và quý quan khách đến với buổi thuyết trình Tổng Kết Công Trình Hợp Tác Nghiên Cứu giữa Đại Học Tbingen (Đức Quốc) và Hội Thiền Tánh Không từ năm 2007 đến 2013 với đề tài “Tương Quan Thực Nghiệm giữa Thiền và Các Định Khu Não Bộ.”

Các thành quả của công trình nghiên cứu này đã được trường Đại Học Tbingen công bố tại Đại Hội Thần Kinh và Não Bộ thường niên OHBM của giới khoa học gia hàng đầu thế giới về não bộ vào các năm 2010 tại Barcelona, Tây Ban Nha, và năm 2011 tại Quebec, Canada...

...Chúng tôi cũng duyên cơ hội này, xin giới thiệu tóm lược cùng quý vị về chủ trương và đường lối pháp hành trì của thiền Tánh Không do Hòa Thượng Thích Thông Triệt sáng lập. Nét đặc thù của Pháp hành trì này là một con đường tuần tự, có hệ thống, giáo trình rõ ràng, đi từ thấp đến cao với hai chủ trương chính:

1. Thực hành thiền theo đúng tiến trình Tu ChứngThành Đạo của Đức Phật Thích Ca.

2. Dùng những phương tiện kỹ thuật mới của Khoa Học để soi sáng lời Phật dạy, qua đó thiết lập các kỹ thuật thực hành Thiền có tính chất thực dụngcụ thể, hướng dẫn thiền sinh thực hành thẳng vào cơ chế Tánh Giác để từng bước bớt dính mắc, kinh nghiệm thân tâm hài hòa, phát huy trí tuệ tâm linh. Bản chất của việc làm này là một nỗ lực làm mới lại phương cách diễn đạt cho phù hợp với ngôn ngữ và cách tiếp cân vấn đề của thời đại ngày nay.

Điều cần được nhấn mạnh và xác định rõ ở đây là: về nội dung của Chánh Pháp thì không có gì mới, chỉ có một điều duy nhất mới tức là hình thứcphương cách diễn đạt, được ứng dụng một cách sáng tạothiết thực cho phù hợp với bối cảnh lịch sử tiến hóa của thời đại chúng ta, thời đại khoa học kỹ thuật, đã và đang phát triển vượt bậc, chi phối hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

Vì thế trách nhiệm hộ trì Chánh Pháp của Phật tử cho dù sinh ra trong bất cứ thời đại nào là: Trước phải tự tu, tự thâm chứng Pháp, sau đó dùng trí sáng tạo của tự thân để diễn đạt và làm cho linh động lại cái thực-tại-hiện-tiền của Pháp. Đó cũng chính là tinh thần “tự giác, giác tha” của Đạo Phật. Nói đến “tự giác” là nói đến sự tu tập với trí tuệ để ngộ bản Tâm của tự thân. Nói đến “giác tha” là nói đến tính sáng tạo với vô tận phương tiện lực, cũng tức là sự đa dạng của các hình thức diễn đạt thông qua ngôn ngữ để làm sáng tỏ cái thực-tại-hiện-tiền này của Pháp.

Chúng ta có thể nhìn vào lịch sử Phật Giáo để cảm nhận sự đa dạng của các hình thức diễn đạt các bậc Thầy Tổ đi trước. Xin nêu ra đây vài ví dụ điển hình:

1. Trước hết là Ngài Xá Lợi Phất Trong Kinh Đại Phương Quảng, Trung Bộ Kinh Số 43, có nói “Trí tuệ cần phải được tu tập, còn thức cần phải được liễu tri.”

2. Thứ hai là sự phát triển của Vi Diệu Pháp, với sự nhấn mạnh đến quy trình Tâm Pháp

3. Thứ ba là sự phát triển của Duy Thức Học với sự lý giải chi tiết về cùng một vấn đề: tức là “Thức cần phải liễu tri.”

4. Cuối cùng, là Thiền sư Thường Chiếu (thế kỷ thứ 12) của Việt Nam đã nói một cách mộc mạc đơn giản, mà gần gũi, nguyên văn như sau: "Khi ta hiểu rõ cách vận hành của Tâm thì sự tu tập trở nên dễ dàng".

Đó là điều HT Thích Thông Triệt, vốn cũng xuất thân từ Thiền Viện Thường Chiếu, đã âm thầm thực hiện trong 20 năm qua với công trình nghiên cứu não bộ rất công phu của Thầy: Làm cho chúng ta hiểu rõ cách vận hành của Tâm qua ngôn ngữ diễn đạt mang tính khoa học của thời đại. Kết quả công trình của Thầy đã giúp cho sự tu tập của chúng đệ tử trở nên rõ ràngcụ thể hơn. Công trình nghiên cứu của Thầy đã làm sáng tỏ thêm thực chứng vi diệu của Thiền Sư Thường Chiếu cách đây gần 1000 năm...

Thầy đã trực tiếp đem não bộ của mình vào máy thí nghiệm dưới tác động của các sóng vi ba từ trường rất mạnh để chứng minh sự tương quan thực nghiệm giữa Thiền và các định khu não bộ. Thành quả chính của công trình này là sự xác định rõ các vị trí, chức năng, cơ cấu, và thành phần của các cấu trúc vận hành trong não bộ. Thông qua đó, sự tương tác giữa Tâm, Pháp, và Trí Tuệ tâm linh được thấu hiểu một cách rõ ràng.

Những thành tựu này của Thầy đã giúp chứng minh rằng: Thiền Phật Giáo là một Khoa Học Tâm Linh Thực Nghiệm. Nó cho chúng ta thấy Chánh Pháp tự nó mang tinh thần khoa học triệt để. Tức là Pháp luôn có các đặc tính: phơi bày, bộc lộ, chói sáng, không dấu diếm, thiết thực hiện tại, không có thời gian, có khả năng hướng thượng, đến để mà thấy, dành cho người có trí tự trải nghiệm trên tự thân của chính mình.

Đó là ý nghĩa của công trình này: Hiểu rõ hơn cách vận hành của Tâm thông qua quá trình khảo nghiệm một cách khoa học, giúp cho sự hành trì tu tập trở nên dễ dàng hơn trên đường về Chánh Pháp...”(hết trích)

Kế tiếp, Giáo sư Tiến sĩ Michael Erb, người đã cùng các Giáo sư đồng viện ở Phân khoa Y Sinh Cộng Hưởng Từ (Department of Biomedical Magnetic Resonance), Bệnh viện Đại học Tubingen, Đức quôc, chụp hình não bộ cho Tăng đoàn Tánh Khôngthiền sinh Tánh Không từ 2007 tới 2013.

Giáo sư Tiến sĩ Michael Erb cho biết kết quả đã dò ra các phầm cảm ứng trong não bộ, tương ưng với các nhận biếtTánh Thấy, Tánh Nghe, Tánh Xúc Chạm và Tánh Nhận Thức.

Những kết quả đã được GS Erb trình bày qua 2 hội nghị quôc tế về não bộ nhận thức học.

Hòa Thượng Thích Phước Tịnh thuyết trình về đề tài “Đạo Phật và Khả Năng Hội Nhập Các Nền Văn Hóa.”

HT Phước Tịnh nói rằng Phật Giáo từ Ấn Độ truyền sang Trung Hoa, Việt Nam, Tây Tạng, Nhật Bản, Đại Hàn, Hoa Kỳ... đều tự thích ứng với văn hóa bản địa, thay đổi từ cách sinh hoạt, tới kiến trúc tu viện chùa tháp, bởi vì Phật Giáo có tính văn hóa nhiều hơn tính tôn giáo, vì Phật Giáo đặt nền tảng trên con người, trên yếu tố phi thần linh.

HT Phước Tịnh nói, yếu tố “phi tôn giáo” trong Phật Giáo còn hiện raquan điểm tự người tu là chủ nhân vận mệnh của họ và không dựa vào thần linh nào...

HT Phước Tịnh nói rằng Phật Giáo Việt Nam đã vào Hoa Kỳ gần 40 năm nhưng chưa thích ứng với bản địanếu không khéo, thế hệ sau sẽ nhìn Phật Giáo VN như “vang bóng một thời,” vì các em sẽ suy nghĩ như Mỹ, sống như Mỹ.

HT Phước Tịnh nói rằng đã có một số nỗ lực để Phật Giáo thích nghi với các nền văn hóa bản điị, ngoài VN, thí dụ, như Sư Ông Làng Mai (HT Nhất Hạnh), và như Hội Thiền Tánh Không trong nỗ lực nhìn qua khảo sát của khoa học não bộ -- và tất cả những thích ứng đều là trên nền tảng vô ngã...

Tiếp theo, Ni Sư Triệt Như giới thiệu sơ lược về những chặng đường Thiền tập của HT Thích Thông Triệt và về Hội Thiền Tánh Không.

HT Thông Triệt đã có vài lời chứng minh trước khi Ni Sư Triệt Như phát biểu.

HT Thông Triệt xuất gia với HT Thích Thanh Từ vào năm 1974 ở Thiền Viện Chân Không. Vì một số duyên nghiệp, sau 1975 Thầy bị đi cải tạo tới năm 1989. Trong thời gian đó, HT Thông Triệt tập thiền, nhưng vẫn thấy mình vương đủ thứ bệnh trong người vì hoàn cảnh trong tù. HT Thông Triệt vẫn kiên trì tập Thiền, tới một hôm chợt nhớ ra chữ Không, và Thầy rơi vào một cơn Định sâu của Không... nơi đó, đường mòn ngôn ngữ vắng lặng.

Từ đó, HT Thông Triệt thấy bệnh giảm dần và dứt hẳn, cùng với pháp Thiền Tánh Không từ cơ duyên này.

Ni Sư kể lại:

“...Thầy Thông Triệt trước tiên được biết là một nhà hoạt động xã hộiViệt Nam ở thập niên 1960-1970, mà chúng tôi có cơ hội cộng tác vào các chương trình cứu trợ xã hội đi về nông thôn.

Vào năm 1974, Thầy được Hòa Thượng Thích Thanh Từ nhận xuất gia tu thiềnThiền viện Chân Không.

Đến năm 1975, với sự sụp đổ của miền Nam, chúng tôi đi học tập cải tạo. “Còn Thầy phải nhập thất bất đắc dĩ dài hạn!” Chính trong thời gian này, Thầy đã hành thiền để sống sót. Qua một lần thất bại, năm 1982, Thầy đã thành công ngộ đạo.

Theo vận nước nổi trôi, Thầy được sang Mỹ năm 1992. Tại Mỹ, Thầy hành Thiền và hướng dẫn Thiền cho đại chúng bắt đầu ở tiểu bang Oregon…

Đặc biệt Thầy có cơ duyên nghiên cứu về tác dụng của Hệ Thần kinh não bộ và những chức năng tương tác của các cấu trúc não bộ và hệ viền não với sự giúp đỡ của Tiến sĩ David Johnson ở Hawaii.

Năm 2007, Thầy có cơ duyên tiếp xúc và làm việc với trường Đại học Tuebingen, Đức quốc, với các Giáo sư Tiến sĩ Michael Erb, trưởng khoa điện não, và Giáo sư Tiết sĩ Ranganatha Sitaram của viện Tâm lý Y khoa Sinh học Thần kinh. Bằng chương trình chụp hình não bộ khi hành Thiền với kỹ thuật Chức năng cộng hưởng từ trường (fMRI).

Đặc biệt học thuyết căn bản Thiền Tánh Không dựa vào những lời Đức Phật đã trực tiếp mô tả.

Kết quả của công trình này đã được Tiến sĩ Erb mô tả ở phần thuyết trình vừa qua. Chúng ta thấy Thầy đã định vị được: (1) Vùng Thấy ở thùy chẩm, (2) Vùng Nghe ở thùy thái dương, (3) Vùng Xúc chạm ở thùy đỉnh, và (4) Vùng Tánh Nhận thức biết nằm ngay tại trung tâm của thùy đỉnh.

Điều quan trọng là Thầy đã trực tiếp đem não bộ của mình vào thí nghiệm dưới tác động của các sóng vi ba từ trường trong khi thực hành Thiền nhiều lần trong những năm 2007, 2008, 2009, 2010, và 2013.

Thầy đã áp dụng các phản ứng Hồi đáp sinh học não bộ để lý giải các biến đổi trong các cấu trúc não bộ khi có tác động bên ngoài, hoặc khi hành Thiền để trị liệu.

Các thành tựu này được trình bày tại 2 kỳ Đại hội Thần kinh học thế giới năm 2010 tại Barcelona, Tây Ban Nha, và năm 2011 tại Quebec, Canada.”

Ni Sư Triệt Như cũng nói thêm về ứng dụng Thiền Tánh Không vào khoa trị liệu Tâm thần Bệnh học, và nỗ lực sẽ lập thành môn Tâm linh Liệu pháp trong tương lai vận dụng vào việc phòng chống các rối loạn tâm thể.

Riêng ở Quận Cam, Hội Thiền Tánh Không có lớp Thiền tập hàng tuần vào hai ngày:

Thứ Hai, Thứ Tư, từ 6:30PM-8:30PM tại

Thiền Đường Mây Từ

14560 Magnolia St., #101,

Westminster, CA 92683

Liên lạc: 714-600-8854.

Với học trình Bát Nhã sẽ giảng và tu học trong 4 năm, chương trình tương đương Cao Đẳng Phật Học.

Độc giả quan tâm, xin mời xem chi tiết ở:

http://www.tanhkhong.org/

.

PHOTO:

blank

Từ trái: Ni Sư Triệt Như, HT Phước Tịnh, Tuệ Huy, Huệ Tuyền (áo dài xanh), Tuệ Lạc.

blank

Vợ chồng GS Tiến sĩ Erb nhận quà lưu niệm từ Hội Thiền Tánh Không.
blank

Ba Phật tử đang quỳ trình bày với Thầy. Từ phải: HT Thông Triệt, cô Thimy Ngo, anh Kiên Nguyễn (Sunny Auto), chị Annie Kim Phùng.

_THIEN_Tri Ta_HT Phuoc Tinh_HT Thong Triet

Từ phải, hàng ghế đầu: Ni sư Triệt Như, HT Thông Triệt, HT Phước Tịnh, Thị Trưởng Tạ Đức Trí. (Photo: Nguyên Giác)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/01/2024(Xem: 3260)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.