Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới Về Cải Đạo: Một Đề Nghị - Đào Văn Bình

18/02/201112:00 SA(Xem: 28914)
Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới Về Cải Đạo: Một Đề Nghị - Đào Văn Bình

HỘI NGHỊ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI VỀ CẢI ĐẠO: MỘT ĐỀ NGHỊ
Đào Văn Bình

LTS: Từ lâu, vấn đề "bài trừ mê tín" được thực hiện nhiều nhất trên sân khấu kịch nghệ, vừa đem lại những giây phút lý thú cho mọi khán thính giả, và đã được bao nhiêu thế hệ tiếp nối một cách tích cực. Nhưng những bài bản chống mê tín, di đoan đó chỉ nhắm vào những tập tục dân gian như đồng, bóng, trừ tà, ếm ma, đuổi quỷ, bói toán,... mà nhiều người gán ghép cho các tôn giáo Á Đông. Thật ra những chuyện đó không thuộc lĩnh vực tín lý của đạo nào, mà chỉ là những tin tưởng lệch lạc của dân gian mà thôi.

Điều đáng ngạc nhiên là không ai "bài trừ mê tín" những việc làm bên đạo Chúa. Ngày xưa vì thuộc địa của họ, hết Pháp lại đến Mỹ liên kết với Vatican, từ quan đến dân bắt buộc phải kiêng nể. Nhưng ngày nay, chính người Pháp, người Mỹ đã mạnh bạo chống lại những chuyện bá láp, khôi hài, và tồi tệ từ lý thuyết đến thực hành của những đạo có nguồn gốc là "Thánh Kinh". Với Việt Nam, ta càng có thêm nhiều lý do lịch sử để tích cực nói lên những điều cần phải nói. Một vài thí dụ nho nhỏ có thể kể ra như sau:

Lễ "rửa tội" chế nước trên đầu trẻ nhỏ, và có "Lời Nguyện Trừ Tà". Phép "Thêm Sức" có xức dầu theo hình thập giá, ông giám mục đặt tay lên đầu để ban "thần lực" của Chúa Thánh Thần (!). Bí tích "Mình Thánh Chúa" cho ăn miếng bánh nhỏ và tin rằng "ăn thịt và uống máu Chúa". Trong "Bí tích giải tội", người làm tội chỉ việc làm các việc linh mục dạy, và việc đền tội coi như xong, được Chúa tha thứ, bất kể là tà dâm, hay cướp của, giết người, hoặc... bán nước! Tiếp đến, trong "Bí tích Xức Dầu thánh", linh mục xức dầu trên trán và tay bệnh nhân rồi đặt tay trên bệnh nhân, tượng trưng cho sự chữa lành phần hồn và phần xác.... Những việc này có khác gì những điều mà các đồng bóng gạt gẫm dân chúng từ lâu?

Thật vô lý hết sức, những chuyện bá láp, nhảm nhí đó lại được kiêng nể và gọi là "tôn giáo", lại là những "bí tích" căn bản của các đạo thờ Chúa. Một người "cầu Chúa" một cách mê mẩn đến đòi tàn sát cả văn hóa dân tộc Việt Nam (như ám chỉ trong các lời kinh) sao lại được nể hơn người "cầu Ma"? Nếu xưa nay đã có những vở hài kịch chế nhạo các đồng bóng nói năng lảm nhảm, vái lạy trước bàn thờ tổ, thì từ nay các nhà nghệ sĩ nên nhìn thẳng vào những màn hài kịch có thực như kể trên, và đem ra ánh đèn sân khấu để mọi người có thể nhìn thấy rõ .. vấn đề. Thiết nghĩ đó cũng là việc làm tích cực đóng góp vào các ý kiến dưới đây để trong sạch hóa xã hội một cách hiệu quả


 

Kính bạch chư tôn đức:

Sau bài viết “Hải Ngoại và Dòng Sinh Mệnh Phật Giáo” tôi nhận được một vài góp ý chân tình ở trong lẫn ngoài nước và suy nghĩ về một “Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới Về Cải Đạo?” và qua những dòng dưới đây tôi mạo muội đề nghị một giáo hội hay một vài giáo hội của những quốc gia Á Châu nào đó đứng ra vận động tổ chức một hội nghị quốc tế với nội dung như vậy.

Do chiều hướng suy thoái của các tôn giáo lâu đời ở Âu Châu (1), thậm chí ngay cả ở Úc Châu, Hoa Kỳ, để tìm một sinh lộ, họ đang tiến hành chiến lược cải đạo Châu Á là địa bàn mà dân chúng tương đối còn nghèo và trình độ trí thức còn kém so với Âu Châu. Trong khi chúng ta ngồi đây thì từng đoàn gọi là “y tế thiện nguyện” đang tiến sâu vào các vùng xa xôi của Mông Cổ, Miến Điện, Tích Lan, Tây Tạng, Tây Nguyên v.v... nói là để giúp đỡ nhưng thực chất là để dụ dỗ cải đạo ngay tại chỗ. Mạnh như nước Nga với 70% dân số là Chính Thống Giáo (Orthodox Christians) mà còn phải sợ sức mạnh cải đạo của Ca-tô Giáo La Mã và Ca-tô Giáo Ly Khai (Protestant). Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã nói lên lời cảnh báo. Nguy cơ Phật Giáo trở thành thiểu số ngay trên quê hương các quốc gia Á Châu đang hiện ra trước mắt. Chúng ta không thể để Đức Đạt Lai Lạt Ma cô đơn. Nhu cầu phòng vệ của Phật Giáo trên quy mô toàn thế giới thật cấp thiết. Từ Bi Hỷ Xả không có nghĩa là ngồi đó để chờ người ta đến phá tan tành di tích lịch sử, lăng miếu tiền hiền liệt sĩ, chia rẽ đất nước, quăng bàn thờ ông bà tổ tiên của mình ra ngoài đường rồi mới phản ứng.

Đền Kiếp Bạc

Ngày nay họ không dùng pháo thuyền, gươm đao và súng đạn như năm xưa, mà để chính người trong nước làm việc đó sau khi đã cải đạo. Xin xem các tin tức về phá hủy chùa chiền và chặt đầu tượng Phật ở Nam Hàn của những người theo Ca-tô Giáo Ly Khai (Protestant) và “Tuyên Ngôn Thuộc Linh” đầy ngạo mạn và nguy hiểm mới đây ở Mỹ Đình, Hà Nội. Ở hải ngoại cũng thế. Những tín đồ Ca-tô Giáo Ly Khai (Protestant) khi về Việt Nam thăm viếng các di tích lịch sử, tới Đền Kiếp Bạc thờ Đức Trần Hưng Đạo, họ không chịu bước vào với lý do Chúng tôi không thờ ngẫu tượng!”.

Giáo lý từ bi của Đức Phật không cho phép chúng ta dùng bạo lực như: thành lập các Đạo Binh, đánh bom tự sát, giết hại, dụ dỗ, đe dọa, đốt nhà , thiêu sống người ta như các tôn giáo độc thần đã và đang làm để tự vệ và bành trướng. Vũ khí duy nhấtchúng ta có là đánh động lương tri nhân loại, cảnh báo cho tăng ni, hàng Phật tử trên toàn thế giới về một âm mưu cải đạo như thế.

caidao-01015Theo tôi địa điểm tổ chức hội nghị tốt nhất là Nam Hàn bởi vì Nam Hàn hiện nay là nạn nhân của kế hoạch cải đạo và đang bị kỳ thị bởi chính quyền Ca-tô Giáo Ly Khai (Protestant) của TT. Lee Myum-bak. Hơn thế nữa Nam Hàn giàu hơn các quốc gia Phật Giáo khác và có khả năng tổ chức tốt đẹp một hội nghị như vậy. Trong hội nghị này các giáo hội của từng quốc gia sẽ trình bày về “nạn cải đạo” đang diễn ra trên đất nước mình. Sau đó hội nghị đưa ra một bản công bố chung và một thỉnh nguyện thư gửi Tổng Thư Ký LHQ, các vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới, trong đó nói rõ chiến dịch cải đạo như thế là tội ác tiêu diệt các nền văn hóa khác, khiến gây bất ổn trên toàn thế giớiyêu cầu LHQ phải có thái độ. (2)

Các quốc gia Phật Giáo tham dự có thể bao gồm: Nhật Bản, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Kampuchia, Việt Nam, Hongkong, Tân Gia Ba, Đài Loan, Tích Lan, Mông Cổ, Tây Tạng, Nepal v.v…

Nếu vì trở ngại chính trị mà Đức Đạt Lai Lạt Ma không thể tham dự hội nghị được thì chúng ta sẽ mời Ngài nói chuyện với hội nghị qua hình thức trình chiếu Video trên màn ảnh.

Đây là công tác thật to lớn chỉ giáo hội của từng quốc gia mới có thể đảm đương, chứ cá nhân không sao làm nổi. Tổ chức một hội nghị quốc tế như vậy chúng ta không hề có ý cạnh tranh tôn giáo với ai. Hơn 2500 năm nay Phật Giáo khắp nơi chủ trương “hữu xạ tự nhiên hương” không bao giờ tìm cách dụ dỗ, xâm chiếm, nô lệ nước khác để bành trướng, cải đạo. Phật Giáo chỉ bị người ta phỉ báng, ăn hiếp, giết hại chứ Phật Giáo không ăn hiếp, giết hại ai.

Việc chúng ta làm ngày hôm nay chỉ là để bảo vệ sự tồn vong của các nền văn hóa đặc thù trên thế giới, bảo vệ một tôn giáo hòa bình cho nhân loại, bảo vệ một hệ thống tư tưởng nhưng nhằm giải phóng tư tưởng, thăng hoa con người, giải thóat con người khỏi những kìm kẹp rất vô lý của thần quyền mà từ sự tin tưởng mù quáng vào thần quyền đó đã dẫn đến những tín điều rất vô lý, cực đoan và đôi khi rất ác độc để làm khổ và nô lệ hóa con người.

Nếu vì một lý do gì đó hoặc tốn kém, hoặc trở ngại v.v.. mà một hội nghị như vậy không thể tổ chức được, chúng ta vẫn còn cơ hội nêu vấn đề này ra trong Đại Lễ Vesak 2011 hoặc 2012. Vấn đề chính là làm thế nào để đưa vấn đề “Cải Đạo Phật tử Á Châu” vào chương trình nghị sự.

caidao-01016Trong khi chờ đợi, để tạm thời chống đỡ âm mưu cải đạo trên quy mô quốc gia, chúng ta cần cấp tốc cho in cuốnCẩm Nang Ngăn Ngừa Cải Đạo cho hàng Phật tử. Mới đây một độc giả của website Sách Hiếm đã đề nghị như sau, Để khỏi bị mê hoặc bởi những lời truyền đạo giả dối, hoang đường, sau đây là một số những câu hỏi cho người muốn dụ mình theo đạo, bất kể họ là ai, là linh mục, mục sư hay dân thường và ngay cả người quen, bạn bè, hôn thê, hôn phu, hay vợ chồng. Những người bị dụ dỗ chỉ cần đọc những câu hỏi này ra để người đi dụ dỗ trả lời, không cần tranh cãi.tác giả cam kết rằng “Vài trong số những câu hỏi trên cũng đủ để cho người truyền đạo không bao giờ để dụ dỗ người ngoại đạo vào đạo nữa.”

Chư tôn đức có thể vào website: (http://sachhiem.net/EMAILS/SH/Sachhiem37.php) để đọc và nghiên cứu những câu hỏi rất đơn sơ nhưng vô cùng thấm thía và hữu hiệu này. Chúng ta có thể in hằng triệu cuốn thật đẹp như loại sách bỏ túi, rồi động viên đồng bào, đoàn sinh Gia Đình Phật Tử, Câu Lạc Bộ Thanh Thiếu Niên Phật Tử đi khắp nơi để biếu không cho bà con ta còn rất ngây thơ, trong trắng. Kế hoạch tuy không ngăn ngừa triệt để âm mưu cải đạo nhưng bệnh mà có thuốc uống - dù chưa phải thần dược - còn hơn nằm đó chờ chết.

Trong kinh Đức Phật dạy rằng chư Phật và Bồ Tát thị hiện ở đời là để cứu độ chúng sinh. Còn chúng sinh ra đời là do nghiệp lực từ vô thủy. Chúng sinh không có nghĩa vụ phải phục vụ hoặc phải sợ hãi bất cứ một thần linh, một giáo hội nào. Cũng theo Đức Phật chúng sinh là Phật sẽ thành. Mọi chúng sinh đều bình đẳng. Hiền, Thánh, Bồ Tát, Phật cũng từ chúng sinhđi lên. Chúng ta phải đưa thân phậnđịa vị của chúng sinh lên hàng cao quý chứ không thể dìm chúng sinh nơi địa vị tôi mọi. Đó là giáo lý cao thượng của Đức Phật mà bổn phận chúng ta phải bảo bọc, giữ gìn và nói cho người khác biết. Đó là chức năng của hàng Bồ TátĐức Phật thường xuyên phó chúc trong các pháp hội. Nếu chúng ta không làm thì chúng ta đắc tội với nhân loại chứ không phải đắc tội với Phật hay đắc tội với Phật Giáo.

Những suy nghĩ và đề nghị trên có thể rất chủ quan và khiếm khuyết, nhưng phát xuất từ một tấm lòng - không phải vì mình mà vì người - kính xin chư tôn đức rộng xét.

Nam Mô Thường Hoan Hỉ Bồ Tát.

Đào Văn Bình (California ngày mùng 5 Tết 2011)
(Sách Hiếm)

 

 


(1) Nước Pháp được coi như “Trưởng nữ của Giáo Hội”, theo tài liệu của Wikipedia, thống kê Tháng Giêng 2007 cho biết chỉ còn 51% người Pháp nhận mình là Ca-tô Giáo La Mã trong đó chỉ còn phân nửa tin vào Thượng Đế, 31% là Vô Thần, 9% là Hồi Giáo, 3% là Ca-tô Giáo Ly Khai (Protestan) và 1% là Do Thái Giáo: A January 2007 poll found that 51% of the French population describe themselves as Catholics (and only half of those said they believed in God), 31% as atheists, 9% as Muslims, 3% as Protestants and 1% as Jews.[13]

(2) ) Xin đọc cuộc phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma của báo Le Point có đăng trên website Phật Tử Việt Nam: http://www.phattuvietnam.net/5/67/12674.html


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2018(Xem: 7124)
06/06/2019(Xem: 13872)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.