Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (21)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Tâm Pháp
Mới nhất
A-Z
Z-A
Hai thực tại
13/09/2018
2:41 CH
Ở đây, chúng ta sẽ nói về một lĩnh vực khác của niệm pháp (dhammānupassanā), là một pháp hành rất rộng, phần lớn nhất và rộng nhất trong kinh Đại niệm xứ. Trước khi nói về niệm pháp, tôi sẽ phải tự mâu thuẫn với chính mình một chút. Tôi sẽ nói với các bạn những điều hoàn toàn ngược lại với những gì tôi đã nói lúc trước. Ngày hôm nay tôi sẽ nói cho các bạn biết một điều là: tất cả mọi thứ đang tồn tại này đều là khổ, đều là bất toại nguyện, tất cả mọi thứ đều rất tệ.
Pháp Ở Mọi Nơi
24/03/2017
4:07 SA
Cũng giống như hai cuốn sách trước, cuốn sách này được xuất bản để dành cho các thiền sinh đang thực hành tại thiền viện Shwe Oo Min Dhamma Sukha Tawya. Vì vậy, một số từ và thuật ngữ được dùng ở đây có thể sẽ không có cùng một nghĩa như khi dùng ở nơi khác (xem thêm trong phần Ghi chú về các thuật ngữ). Hy vọng bạn sẽ tìm thấy từ cuốn sách này một nguồn thông tin và cảm hứng mới, từ chương Thế nào là thiền chánh niệm?
Kinh Kalama
20/10/2024
4:54 SA
Bài kinh này, trong tiếng Pali gọi là Kalama sutta. Tôi tin rằng nhiều người trong số các bạn đã từng đọc qua nó. Nhưng điều rất quan trọng là các bạn hãy đọc lại bài kinh này nhiều lần và hãy suy nghĩ sâu sắc. Và hãy ứng dụng tinh thần của bài kinh này trong những hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống, tìm ra những ý nghĩa sâu sắc hơn của nó, cách mình hiểu và vận dụng nó như thế nào.
Sức Mạnh Của Chánh Niệm
19/12/2016
4:04 CH
Chánh niệm tự thân nó có thực sự là một sức mạnh như tên của cuốn sách này hay không? Nhìn từ góc độ của cuộc sống đời thường, thì hình như không phải là như vậy. Ở góc nhìn ấy, chánh niệm, hay sự chú ý, chỉ đóng một vai trò rất khiêm tốn giữa biết bao những phẩm chất tâm dường như quan trọng hơn để đạt được những mong ước đa dạng của con người.
Sự bình an không gì lay chuyển
16/12/2016
4:22 CH
Toàn bộ mục đích của việc nghiên cứu Phật Pháp là để tìm con đường giải thoát khổ, đạt đến hạnh phúc và bình an. Dù chúng ta nghiên cứu các hiện tượng thân hay tâm, tâm vương (citta) hay tâm sở (cetasikā), chỉ khi lấy sự giải thoát khổ làm mục đích cuối cùng thì chúng ta mới ở trên con đường chánh – không gì khác. Khổ có mặt là bởi vì có nhân, có duyên để nó tồn tại.
Cách thực hành Pháp
16/12/2016
4:07 SA
Các bạn, những người đi tìm kiếm thiện pháp, tụ hội ở đây ngày hôm nay, xin hãy lắng nghe với sự bình an. Nghe pháp với sự bình an là lắng nghe với sự tập trung, chú ý tới những gì bạn nghe và rồi buông bỏ. Nghe pháp có lợi ích vô cùng. Khi nghe pháp, chúng ta an trú thân tâm mình trong sự định tĩnh, bởi vì đây cũng chính là một cách thực hành pháp.
Không thể sống thiếu thiền
16/12/2016
4:11 SA
Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau ngồi thiền một chút. Hãy ngồi tuỳ theo ý thích của mình; hãy làm cho mình thật thoải mái, bởi vì nếu bạn không ngồi thoải mái, bạn sẽ bị đau và tâm bạn sẽ chỉ nghĩ về cái đau mà chẳng nghe được tôi nói gì cả. Đó là bản chất của tâm, nó thường chạy đến chỗ nào bị đau.
Sự tha thứ và lòng khoan dung
04/07/2016
3:28 CH
Khi bạn hành thiền miên mật cả ngày, hãy cố gắng giữ cho thân thư giãn và giữ cho tâm thư giãn. Chúng ta rất thường xuyên bị căng thẳng. Ngày hôm nay là để dành cho những người mới bắt đầu, có rất nhiều điều phải học hỏi và tìm hiểu về thiền, rất nhiều thứ cần phải học hỏi về con đường phát triển tâm linh.
Ngôi Nhà Chánh Niệm
01/07/2016
1:59 CH
Tôi đã sửa chữa lại bản thảo tái bản lần thứ hai của cuốn "Ngôi nhà Chánh niệm" cho dễ đọc hơn. Tôi rất vui vì đã hoàn chỉnh được cuốn sách này để chuẩn bị cho lần tái bản thứ hai. Thậm chí, nếu có thể làm được tốt hơn nữa thì tôi cũng sẵn lòng.
Tuyết Giữa Mùa Hè
27/06/2016
2:47 CH
Chúng tôi quyết định xuất bản lại cuốn Tuyết Giữa Mùa Hè này sau khi nhận được rất nhiều lời yêu cầu từ bạn đọc. Bản dịch này dựa trên nguyên bản tiếng Miến được chính thiền sư Saydaw U Jotika biên tập lại, và bổ sung thêm một số lời khuyên của Thiền sư được trích ra từ những bức thư nhận được trong những năm sau này.
Quay lại