Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (115)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Đỗ Hồng Ngọc
Mới nhất
A-Z
Z-A
“Sách Bỏ Túi” Cho Người Cao Tuổi Con Đường An Lạc Bài 10: Ở Đây Và Bây Giờ
02/12/2024
4:02 SA
Từ năm 1946, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa: Sức khoẻ là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well-being; bien-être) về thể chất, tâm thần và xã hội, chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật. Một định nghĩa như thế cho thấy đánh giá sức khỏe của một con người không thể chỉ dựa vào chuyện có hay không có bệnh tật… Cái khó ở đây là làm cách nào đánh giá được “tình trạng sảng khóai” về cả ba mặt, thể chất, tâm thần và xã hội như định nghĩa đã nêu?
“Sách bỏ túi” cho người cao tuổi CON ĐƯỜNG AN LẠC Chương 9 “Học Phật lõm bõm”
27/11/2024
4:45 SA
Một hôm nhân cùng Sư phụ bơi thuyền dạo chơi trên hồ nước mênh mông trước thiền viện, thấy Thầy có vẻ vui tươi, người đệ tử đánh bạo hỏi: – Thưa sư phụ, thiền là gì ạ? Thầy chưa kịp trả lời thì thuyền bỗng lắc lư rồi lật úp xuống! Người đệ tử không biết bơi, vùng vẫy sắp chết đuối. Thầy vớt đệ tử lên thuyền, vổ vai nói: – Thiền là vậy đó con !
“Sách bỏ túi” cho người cao tuổi CON ĐƯỜNG AN LẠC Chương 8 Ăn là chuyện của tâm hồn
13/11/2024
4:23 SA
Lý Lạp Ông, một triết gia Trung quốc thế kỷ thứ 16 viết trong Nhàn tình ngẫu ký: “Xét cơ thể con người, chỉ có hai cơ quan không cần thiết chút nào cả mà Trời phú cho là cái miệng và cái bao tử, nguồn gốc tất cả những cái lụy của con người từ xưa tới nay. Có cái miệng với cái bao tử nên sinh kế mới hóa ra phiền phức, sinh kế phiền phức mới sinh ra những mưu mô gian trá; mưu mô gian trá mới phải đặt ra hình pháp…” .
Sách Bỏ Túi Cho Người Cao Tuổi Con Đường An Lạc Sáng, Trưa, Chiều, Tối Đỗ Hồng Ngọc
08/11/2024
10:37 SA
Kinh sách khuyên học Phật dù một câu một chữ cũng… quý! Lục tổ Huệ Năng lúc còn gánh cũi trên rừng chỉ nghe người ta tụng câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà hoát nhiên đại ngộ. Lại nhớ chuyện một thiền sư cho đệ tử mỗi một chữ “Vô” để làm “thoại đầu” mà thiền tập… Các bậc tôn túc tự xưa đã đúc kết những câu những chữ chẳng đáng cho ta ngẫm ngợi đó sao? Chẳng hạn “trà Tào Khê”, “cơm Hương Tích”, “thuyền Bát Nhã”, “ trăng Lăng Già” !
"Sách bỏ túi" cho người cao tuổi Con Đường An Lạc Bài 6: Học cách Phật dạy con
31/10/2024
4:22 SA
Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia. Coi Phật đã dạy La Hầu La những gì và cách nào nhe! Trước hết, Phật giao La Hầu La cho… ông “thầy dạy kèm” đáng tin cậy là Xá Lợi Phất......
Chương 5 Con Đường An Lạc “Sách Bỏ Túi” Cho Người Cao Tuổi - Thực hành 10 Hạnh Nguyện Phổ Hiền
28/10/2024
3:27 SA
Con đường “thay đổi hành vi” từ biết đến muốn, rồi từ muốn đến làm không dễ chút nào (KAP = Knowledge/ Attitude/ Practice), rồi từ làm đến… duy trì… quả là gian khó. Mà tu thì phải hành, chớ không thì chỉ là cái “đãy sách”. Nhưng, hành cách nào?
Chương 4 Con Đường An Lạc “Sách Bỏ Túi” Cho Người Cao Tuổi - Học Cách Phật Dạy
24/10/2024
3:09 SA
Tôi học Kim Cang không ngờ cũng thấy “ghiền” như khi học Tâm Kinh Bát Nhã ngày trước. Đôi khi giật mình, đôi khi sửng sốt, đôi khi bỡ ngỡ, đôi khi chưng hửng. Các kinh sách dù có nhiều truyền bản, nhưng rõ ràng là có một sự nhất quán, xuyên suốt, chỉ khác cách tiếp cận tùy “đối tượng đích” mà cách truyền đạt khác nhau chớ nguyên lý vẫn là một. Nắm được cái cốt lõi có thể bớt hoang mang, thấy được “chỗ vào” chăng?
«Thả Lỏng Toàn Thân Thả Lỏng Chưa?» | Đỗ Hồng Ngọc (Song ngữ Việt- Anh)
19/10/2024
3:32 SA
Đó là một câu chú, một “đà-la-ni” của riêng tôi mỗi buổi sáng sớm khi ngồi xuống… “diện bích”! Tôi nói diện bích vì chỗ tôi ngồi… thiền cách vách tường chưa tới một mét do nhà chật hẹp quá. Dĩ nhiên thiền không cứ phải là ngồi. Đi đứng nằm ngồi gì cũng thiền được. Nhưng ngồi thì… vui hơn, có lý hơn !
Song ngữ Phần 2 của Con Đường An Lạc: “Sách bỏ túi” cho người cao tuổi: CON ĐƯỜNG AN LẠC (tiếp theo) Đỗ Hồng Ngọc Tuổi già học Phật
15/10/2024
4:52 SA
Khi về già, tôi học Phật cách khác. Mỗi kinh sách, bài giảng dài dòng, thêm bớt… tôi chỉ học một câu, một chữ, một bài kệ và tự nghiền ngẫm, đặt câu hỏi, giải đáp và thực hành trong đời sống hàng ngày. Con đường học Phật phải là con đường an lạc, con đường “diệt khổ”, chớ nếu học Phạt mà “khổ thêm” thì chắc học sai!
Song ngữ (Bài 1) “Sách bỏ túi” cho người cao tuổi. CON ĐƯỜNG AN LẠC | Đỗ Hồng Ngọc
14/10/2024
5:07 SA
An lạc không phải là hạnh phúc, là sảng khoái nhất thời hay hài lòng, vui sướng… nhất thời, trái lại nó như dòng suối mát tưới tẩm ở bên trong. An lạc là một trạng thái hỷ lạc, một cảm nhận an lành, thanh thản tự bên trong mỗi cá nhân, nhẹ nhàng, bền bỉ, mang lại sự bình an cả thân và tâm cho chính mình và lan tỏa đến người khác. An lạc đến từ tuệ giác, đưa đến sự tự tại, ung dung, cân bằng cả về vật chất lẫn tinh thần…
Quay lại