Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (79)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Thích Nữ Hằng Như
Mới nhất
A-Z
Z-A
Ứng Dụng Lời Phật Dạy (sách in và ebook)
02/07/2021
1:00 SA
Tiếp theo loạt bài được in trong tác phẩm “Trên Đường Về Nhà”, hôm nay chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến độc giả Phật tử khắp nơi quyển sách gối đầu giường thứ hai với tựa đề “Ứng Dụng Lời Phật Dạy” gồm 22 bài. Những ai có cơ duyên đọc qua quyển “Trên Đường Về Nhà” phát hành năm vừa qua, đều hiểu rằng không phải một sớm một chiều mà hành giả tu tập có thể về tới nhà.
“Nghiệp” Tác Động Vào Cái Chết Của Con Người Như Thế Nào ?
20/05/2021
7:47 SA
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp.
Thấy Pháp Là Thấy Phật
07/03/2021
1:00 SA
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali. Lời dạy này được ghi lại trong Kinh Tiểu Bộ và Kinh Tương Ưng; do Hòa thượng Minh Châu dịch từ tiếng Pàli sang tiếng Việt. Trước khi tìm hiểu lời dạy trên của đức Phật, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về ngài Vakkali một chút.
Trên đường về Nhà
09/01/2021
3:47 CH
Trở lại nội dung quyển sách, đây là một tài liệu mang tính cách giáo khoa rất khiêm nhường, nhưng cũng hữu ích cho quý vị nào có nhu cầu muốn học và thực tập Thiền để có kinh nghiệm chuyển hóa nhận-thức, cân bằng thân-tâm và thăng hoa trí-tuệ. Nó cũng có lợi ích thiết thực cho các vị đã và đang thực tập Thiền một thời gian dài mà chưa “làm chủ được sự suy nghĩ ” vì tâm vẫn còn lang thang dính mắc với cảnh, không đạt được Định, nên chưa thể về được“Nhà” .
Thời gian không chờ đợi ai
22/06/2021
10:15 SA
Dù Đức Phật đã là một bậc Vô thượng chánh đẳng giác, nhưng Ngài cũng là một con người như bao nhiêu người khác nên không tránh khỏi nạn sanh lão bệnh tử trong đời này. Là một vị Sa-môn khiêm tốn, Đức Phật đã chọn nơi nhập diệt của mình ở một làng mạc xa xôi hẻo lánh, đó là làng Kushinagar, nơi có liên hệ mật thiết đến cuộc đời tu hành của Ngài trong một kiếp xa xưa.
Tìm Hiểu Ý Nghĩa Kinh Thừa Tự Pháp
28/10/2020
11:01 SA
Bài kinh “Thừa Tự Pháp” phác họa cho thấy hình ảnh của người xuất gia chân chánh phải là người “thừa tự Pháp” chứ “không thừa tự tài vật”. Thật vậy, mục đích của người xuất gia vào Tăng đoàn của Đức Phật là muốn cầu tìm giá trị tâm linh, muốn có một đời sống thanh cao hướng đến giác ngộ giải thoát. Chính vì vậy, nên người đó đã không màn đến việc sở hữu tài sản vật chất thế gian. Người đó đã chấp nhận lìa xa đời sống gia đình, chấm dứt liên hệ yêu đương giữa vợ chồng con cái (ly gia cắt ái), từ bỏ cuộc sống hưởng thụ vật chất thế gian (viễn ly tài vật).
Tứ Nhiếp Pháp
29/09/2020
1:00 SA
Tứ là bốn, nhiếp là thu phục, pháp là phương pháp. “Tứ Nhiếp Pháp” là bốn phương pháp lợi tha, đã được Đức Phật Thích Ca dạy cho các đệ tử tại gia cũng như xuất gia của Ngài. Bốn pháp này nếu thực hành đúng đắn sẽ có công năng giúp con người lìa xa cuộc sống buông lung, phóng túng… mà theo đó dễ có những hành động bất thiện gieo khổ đau cho người và phiền não cho mình.
Tam Tự Quy Y Là Gì ?
18/09/2020
1:00 SA
Trong thời gian qua có đôi lần, thiền sinh yêu cầu chúng tôi giải thích cụm từ “Tam Tự Quy Y Là Gì? ”. Nay thuận duyên chúng tôi gửi đến các bạn bài viết về đề tài quy y nầy. Muốn hiểu ý nghĩa của “Tam Tự Quy Y ” trước hết chúng ta cần biết rõ “Tam Quy Y ” là gì?
Tìm Hiểu Ý Nghĩa “Niết-Bàn” Trong Đạo Phật
22/08/2020
1:00 SA
Niết-bàn không phải là một nơi chốn, không phải là cảnh giới trong không gian hay thực tế ngoài đời. Niết-bàn không ở trên trời, không ở trong mây, trong trăng, trong sao. Niết-bàn không ở trên cành cây, ngọn cỏ, hoa lá. Niết-bàn không ở dưới lòng đất hay trên sông hoặc ngoài biển lớn. Niết-bàn không ở đâu cả. Nếu vậy, chẳng lẽ Niết-bàn là hư vô là không thực có? Không phải thế! Niết-bàn có thật mà không ở đâu cả, nó chỉ được nhận ra qua tâm của người giác ngộ.
Tu hạnh lắng nghe
01/08/2020
1:00 SA
Nói và nghe là hai yếu tố quan trọng trong đời sống con người. Từ thời cổ xưa con người sống trong hang đá rừng rậm chưa có chữ viết chưa có lời nói, nên con người phát biểu tình cảm hay ý muốn bằng âm thanh gầm gừ, ậm ừ … từ trong cổ họng, hoặc biểu lộ bản năng cảm xúc bằng ánh mắt hay cử chỉ quơ tay động chân. Đời sống của con người lúc ấy không mấy khác với đời sống của thú rừng hoang dã.
Quay lại