Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (1040)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyên Giác
Mới nhất
A-Z
Z-A
Tại Sao Đức Phật Không Dùng Chữ Để Viết Kinh?
04/04/2023
4:32 SA
Bài viết này sẽ khảo sát về vấn đề, rằng trong thời Đức Phật đã có chữ viết, tại sao Ngài không sử dụng chữ viết để truyền pháp. Duyên khởi bài này là do Cư sĩ Thanh Liên và anh Trần Quốc Định nhắc rằng, thời Đức Phật đã có chữ viết, nhưng trong một bài viết trước đây người viết đã nhầm lẫn ghi là chưa có chữ viết. Nơi đây xin sám hối với Tam Bảo về tất cả những sai lầm đã từng có, và trân trọng cảm ơn hai vị cư sĩ đã chỉ ra lỗi trên.
Đức Phật Dạy Pháp Môn Bất Nhị
02/04/2023
4:33 SA
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết – một bản kinh tuyệt tác về pháp môn bất nhị -- chỉ xuất hiện vài thế kỷ sau khi Đức Phật nhập Niết bàn. Bài này sẽ giải thích rằng pháp môn bất nhị là những lời dạy cốt tủy của Đức Phật (và là của Thiền Tông Việt Nam) và ai cũng có thể nhận ra được, trải nghiệm được.
Kinh Về Tuổi Già
15/03/2023
4:15 SA
Kinh này nói về cái chết, vô thường, mất mát… Kinh này không nói về vô ngã, nhưng nói rằng phải xa lìa “cái của tôi,” và khuyên nên rời bỏ đời sống thế tục để sống tịch tịnh.
Đọc Kinh Luận, Cần Đối Chiếu
27/02/2023
5:23 SA
Bài này được viết để mời gọi Phật tử siêng năng đọc Kinh, đọc Luận, đọc các bài viết về Phật học, kể cả trong tiếng Việt và tiếng Anh, đối chiếu Kinh luận để làm sáng tỏ lời Đức Phật và để tu học. Chúng ta có thể để ý, nhiều bài viết về Phật học hiện nay trên mạng phần lớn dựa vào các sách đã ấn hành nửa thế kỷ trước tại Việt Nam, trong khi đã có nhiều nghiên cứu mới xuất hiện gần đây trên thế giới chiếu rọi thêm nhiều vấn đề mới.
Thầy Kusho Và Học Trình Phật Giáo Tây Tạng
04/02/2023
3:14 SA
Bài này là cuộc phỏng vấn qua email trong tháng 1/2023 với nhà sư Kunchok Woser (Don Phạm), người xuất gia theo truyền thừa Phật Giáo Tây Tạng, sau nhiều năm tu học ở Ấn Độ đã tốt nghiệp văn bằng Lharampa, học vị cao nhất của dòng mũ vàng Gelug, và bây giờ chuẩn bị học trình Mật tông.
OxfordMindfulness: Thiền Tập Đơn Giản - Giáo Sư Mark Williams
31/01/2023
4:07 CH
Bạn có thể chỉ tập Thiền 3 phút mỗi ngày cũng sẽ ngăn ngừa được trầm cảm và chữa trị được nhiều nỗi lo lắng. Nhiều chuyên gia ở Bộ Y Tế Anh Quốc và Đại học Oxford nói như thế. Một trong những chuyên gia đó là Giáo sư Mark Williams, từng làm việc trong viện nghiên cứu Wellcome Trust Principal Research Fellow tại Đại học Oxford University.
Mẹ Dạy Con Ngồi Như Núi
20/01/2023
6:30 SA
mưa bụi lướt về trong mơ | ướt sũng một thời trí nhớ | thì thầm cổ tích như thơ | bay vào trong con giấc ngủ | mẹ ru con lời dịu dàng | nguyện cho mưa về tốt lúa | nguyện cho khắp cõi bình an | nguyện người người xa nhà lửa
Kim Minh Quốc: Họa Sĩ Cung Đình Nổi Tiếng Về Tranh Thiền
09/01/2023
3:55 SA
Họa sĩ Gim Myeong-guk, sinh năm 1600, từ trần khoảng sau năm 1662 (?), tên còn được ghi là Kim Myeong-guk, là một họa sĩ toàn thời gian trong vương triều Joseon Kingdom của Hàn Quốc. Tên ông phiên âm theo Hán tự là Kim Minh Quốc (金明國). Các nhà phê bình nghệ thuật đời sau nói rằng Kim tuy là một họa sĩ cung đình nhưng cũng là một nghệ sĩ tiên phong vẽ ra những tác phẩm riêng đúng với tính cách và cảm xúc của ông. Hầu hết các bức tranh của Gim Myeong-guk liên quan đến con người đều có chủ đề Phật giáo và mang một phong cách nghệ thuật cụ thể.
Chuyện Cô Mèo Lên Cõi Trời
06/01/2023
4:03 CH
Quý Mão, con mèo… Chúng ta đang tới gần Tết Nguyên Đán 2023. Nếu có ai hỏi rằng thế giới có sáng tác văn học nào thơ mộng về mèo hay không. Không, chúng ta không có ý nói gì về những chuyện đời thường lãng mạn hay tiểu tam hay tiểu tứ gì hết. Chúng ta chỉ muốn nói về một cõi thơ mộng y hệt như thời của Cha Rồng và Mẹ Tiên.
Thiền Tập Với Pháp Ấn (Sách Ebook PDF)
06/01/2023
9:42 SA
Cuốn sách “Thiền Tập với Pháp Ấn” gồm 27 bài viết mà hầu hết nội dung là “trích lời Phật và ý Tổ để chia sẻ, và để mời gọi nhau cùng bước qua bờ bên kia”, như tác giả bộc bạch. Qua bờ bên kia là qua bờ giải thoát, nơi không còn sinh tử, không còn luân hồi khổ đau. Vậy Giải thoát là gì và Đạo Phật chủ trương tu tập như thế nào để đạt giải thoát? Đó là mục đích chính của cuốn sách mà tác giả muốn giãi bày, muốn chia sẻ với người đọc như để mời gọi cùng nhau bước lên con thuyền qua bờ kia.
Quay lại