Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (1040)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyên Giác
Mới nhất
A-Z
Z-A
Khi Đức Phật Dạy Thiền
05/09/2022
4:44 SA
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”--- và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới. Trong khi Thiền chánh niệm (Mindfulness meditation) lợi ích nhiều vô tận, vẫn có một số bất lợi sinh khởi. Có phải là vì thế gian chưa làm cho phù hợp? Do vậy, người viết đã tìm đọc nhiều hơn, để nhìn lại vấn đề theo nhiều khía cạnh. Và rồi dò theo con đường xưa, Đức Phật đã dạy thiền như thế nào? Kinh điển rất mực mênh mông, bài viết này chỉ là tổng hợp một phần nhỏ, chủ yếu là trích dẫn những lời dạy thực dụng của Đức Phật. Đối với các sai sót có thể có, người viết xin được sám hối.
Từ Tâm, Ý Và Thức… Tới Vô Tâm Thị Đạo
01/08/2022
4:50 SA
Có bạn nêu thắc mắc: người viết đã nhiều lần nhắc tới câu nói của Thiền Tông rằng “Ba cõi là tâm” – vậy thì, có liên hệ gì tới Duy Thức Học? Và tâm có phải là thức? Và tại sao Thiền sư Việt Nam thường nói “vô tâm thị đạo”?
Dân Biểu Úc Tuyên Thệ Đặt Tay Trên Kinh Phật
28/07/2022
10:16 SA
Sam Lim, tân đại biểu Quốc hội Úc châu khóa 47, đã làm được một bước lịch sử: Sam Lim hôm Thứ Ba 26/7/2022 đã trở thành người đầu tiên tuyên thệ vào Quốc hội Úc bằng lời thề đặt tay trên kinh Phật. Đó là cuốn kinh được đọc nhiều nhất - Kinh Pháp Cú.
Vô Thường Cũng Là Niết Bàn Tịch Diệt
23/07/2022
4:58 CH
Thoạt đọc qua, có vẻ như có gì hơi sai sai khi đặt nhan đề bài này là “Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt”… Bởi vì, vô thường được hiểu là sinh diệt tương tục, sinh diệt bất tận. Trong khi đó, tịch diệt là Niết bàn với thể tánh không tịch, vắng lặng – được hiểu như dường nghịch nhau, vì trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt diệt rồi, [Niết bàn] tịch diệt là vui). Bài viết này sẽ dò tìm một vài cách thực dụng để nhìn thẳng vào vô thường và nhận ra Niết Bàn. Với các sai sót có thể có, xin được trọn lòng sám hối.
Đọc Tác Phẩm “Quan Âm Tế Độ”: Kho Tàng Phật Học Chữ Nôm
09/09/2022
4:17 SA
Tác phẩm nhan đề Quan Âm Tế Độ, nơi bìa có ghi thêm đề phụ là: Chuyện tu hành khó khăn của Đức Phật Bà Quan Âm, gia tài văn học Phật Giáo Chữ Nôm. Do Nguyễn Văn Sâm phiên âm dịch chú giải, và Nguyễn Hiền Tâm đính chánh. Bìa trong ghi là: Truyện Nôm Quan Âm Diệu Thiện, từ nguyên tác Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Ca. Nhìn sơ khởi, thấy trước tiên, đây là một tác phẩm mang văn phong Nam Bộ. Khi người viết mở bất kỳ, thí dụ, ra nơi trang 175, thấy dòng thứ 3479 viết “Tay chưn buộc trói thiết tha” là thấy ngay giọng người miền Tây. Thứ nhì, đây là thơ lục bát, trong văn phong ưa thích ngâm nga của dân miền Tây, cho thấy cách hoằng pháp của cổ đức khi phiêu dạt từ miền Bắc hay Trung về khai phá miền Nam, đã viết lên truyện thơ chữ nôm này để hoằng pháp.
Niệm Thân: Nhỡ Không Thấy Bất Tịnh
28/06/2022
5:27 SA
Niệm thân bất tịnh là một thiền pháp do Đức Phật dạy trong nhiều kinh. Niệm thân bất tịnh có oai lực lớn, từ từ sẽ dẫn tới xa lìa ái dục và rồi giải thoát. Tuy nhiên, một câu hỏi có thể nêu ra: nhỡ không thấy bất tịnh thì sao, nhỡ những cái được thấy lại được nhìn như là xinh đẹp hơn thì sao? Bài viết này hy vọng sẽ bổ túc cho một số trường hợp quan tâm, và sẽ thấy Đức Phật dạy rất nhiều pháp để an tâm.
Lìa Tất Cả, Để Sống Một Mình
19/06/2022
6:00 SA
Trong hàng đệ tử của Đức Phật, có một vị tăng hình dung xấu xí, lùn thấp, không chút nào hảo tướng, nên người mới gặp tự nhiên khó tôn kính. Đó là Trưởng lão Bhaddiya. Cũng chính vì nhận ra nhiều vị tăng đã khởi tâm bất kính khi thấy nhà sư lùn thấp Bhaddiya, Đức Phật đã nói lên hai bài kệ làm giựt mình đại chúng, rằng chính nhà sư Bhaddiya đã giết cha, giết mẹ, giết vua, giết cả triều đình… Bài này sẽ nhìn về cách Đức Phật nói lên các ẩn dụ như thế. Để rồi dẫn tới ý nghĩa về hạnh sống một mình. Các sai sót có thể có, người viết xin được sám hối.
Trong Khuôn Nhạc Cung Tiến
11/06/2022
5:43 SA
Tôi tập làm thơ từ những ngày mới lớn | trong những khuôn nhạc anh mang tới cho đời | trong những buổi chiều rực rỡ thu vàng | trong những khung trời thơm ngát hương xưa | trong những đêm khuya mùa trăng úa | trong những trận mưa nhạc của anh suốt một thời tuổi nhỏ.
Thư Gửi Người Cư Sĩ Trẻ
03/06/2022
4:06 SA
Duyên khởi bài viết này vì, mấy hôm đầu tháng 5/2022, được một người em họ từ Nebraska sang thăm, nghe vài chuyện Phật sự nơi miền Trung Tây Hoa Kỳ, lòng vui mừng được biết em mình vẫn tin sâu Tam Bảo cho dù đang ở một nơi rất vắng người Việt. Cũng không có nhiều thì giờ để nói chuyện tu học. Phần vì, người từ miền xa lần đầu tới Quận Cam, chỉ có vài ngày chủ yếu là để đi chơi, chụp hình lưu niệm. Do vậy, thư này được viết để trình bày một vài suy nghĩ về tu học và hộ trì Chánh pháp.
Đọc “Zen Poems From Early Vietnam”: Bản Dịch Thơ Thiền Lý – Trần
26/05/2022
6:01 SA
Nhan đề sách là “Thơ Thiền Lý-Trần – Zen Poems From Early Vietnam” (sẽ viết tắt là “Tuyển tập”). Đây là một tuyển tập dịch 30 bài thơ Thiền thời Lý – Trần. Tuyển tập thơ dịch này viết trong ba ngôn ngữ: thơ Thiền thời Lý – Trần viết trong chữ Hán, được chuyển dịch sang tiếng Việt của những năm đầu thế kỷ 21, và rồi được dịch sang tiếng Anh. Tuyển tập thực hiện rất mực công phu, vừa có tính uyên bác của những người nghiên cứu, vừa có nét đẹp thi ca được ghi trong ba ngôn ngữ, và là sự hợp tác thơ mộng của nhà thơ Nguyễn Duy với hai dịch giả nổi tiếng Nguyễn Bá Chung và Kevin Bowen.
Quay lại