English
English
Tiếng Việt
Articles matching with author (1036)
About Author
Author List
Nguyên Giác
Latest
A-Z
Z-A
Sn 4.1 -- Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 -- Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động
10/30/2018
4:43 AM
Lời Ban Biên Tập: Chúng tôi xin đặc biệt giới thiệu hai bài kinh đầu tiên trong tổng số 36 bài, trích từ "KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI" vừa được Cư sĩ Nguyên Giác dịch và chú giải từ các bản Anh ngữ và do nhà xuất bản Ananda Viet Foundation xuất bản phát hành trên mạng Amazon cùng các nhà sách ở Hoa Kỳ, Âu Châu và Úc Châu vào đầu tháng 11 năm 2018. Nội dung hai bài kinh này nói rằng cần phải tỉnh thức thường trực để xa lìa tham dục, không dính mắc vào bất cứ những gì thấy nghe, chạm xúc, khởi tưởng, không tiếc quá khứ, không vọng tương lai và không mong muốn gì trong hiện tại. Nói gọn là vô sở trụ.
Kinh Nhật Tụng Sơ Thời
12/27/2018
1:00 AM
Toàn bộ lời kinh là giáo pháp thực hành, do chính Đức Phật giảng dạy vào những năm đầu hoằng pháp, nên nội dung kinh không được sắp xếp theo từng chủ đề, tuy nhiên mỗi bài kinh là một pháp hành và tất cả không ngoài nghĩa giải thoát và giải thoát ở đây chính là vô sở trụ, là xa lìa mọi khái niệm, mọi kiến thức, mọi nghi lễ… là người không tạo tác gì, là người buông bỏ hết, kể cả tâm buông bỏ. Có thể nói Kinh Nhật Tụng Sơ Thời là kinh cốt tủy của Đạo Phật mà tất cả kinh điển Nam Truyền, Bắc Truyền, Tạng truyền, và các luận giải đều xuất nguồn từ tư tưởng kinh này.
Câu chuyện người Kalama
10/18/2018
4:02 AM
Phải nghi trước, rồi gỡ được nỗi nghi xong, bấy giờ tin tưởng mới chắc thật. Đó là chuyện của người tộc họ Kalama ở thành phố Kesaputta thời hơn 2,500 năm về trước. Thực tế, thời nào cũng có người Kalama, chứ không phải chỉ trong thời xa xưa. Có thể đoán rằng, những người mang dòng máu Kalama mạnh nhất, hẳn là các nhà khoa học – thí dụ, như các nhà vật lý thiên tài Albert Einstein, Stephen Hawking... Chớ hòng ai thuyết phục họ tin cái gì không thuận lý.
Đọc Kinh Pháp Môn Căn Bản
10/15/2018
4:00 AM
Kinh MN 1 (Mulapariyaya Sutta) là Kinh khởi đầu Trung Bộ, được Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch là Kinh Pháp Môn Căn Bản. Các bản tiếng Anh thường dịch là Cội Nguồn Của Tất Cả Các Pháp (như 2 bản Sujato và Bodhi cùng dịch là: The Root of All Things). Bài này sẽ phân tích dựa vào 5 bản Anh dịch (của quý ngài Bodhi, Sujato, Horner, Thanissaro, Nanamoli) và bản Việt dịch (của Hòa Thượng Thích Minh Châu). Cả 6 bản này có đều liên kết mạng ở (1).
Đọc ‘Biện Chính Phật Học’ – Nghĩ Về Lời Đức Phật Rầy
10/3/2018
4:10 AM
Bạn đã từng nghe Đức Phật rầy la bao giờ chưa? Ngay cả nếu bạn trong một kiếp tiền thân đã từng có duyên nhập chúng trong thời cận kề các bậc thánh “Thiện lai Tỷ khưu,” cũng chưa hẳn bạn đã được tận mắt thấy Đức Phật rầy la một ai. Hiếm hoi lắm, nhưng trong kinh điển có ghi lại một số trường hợp.
Bùi Giáng: Cái Được Thấy Là Khổ Đế
9/3/2018
4:03 AM
Nhiều lời Đức Phật dạy trong kinh điển có thể được nhìn thấy qua nhà thơ Bùi Giáng. Toàn thân Bùi Giáng chính là Khổ Đế hiển lộ qua cái được thấy. Tương tự, với Tập Đế. Nụ cười của Bùi Giáng chính là Đạo Đế hiển lộ an lạc qua cái được thấy. Tương tự, với Diệt Đế.
Tâm Từ: Đọc Trong Mùa Vu Lan
8/3/2018
4:01 AM
Bài viết này để cúng dường Tam Bảo; tất cả phước đức xin hồi hướng tới cha mẹ nhiều đời và tất cả chúng sinh ba cõi. Đọc trong mùa Vu Lan, cũng là đọc trong tất cả mọi thời. Bởi vì Vu Lan, dựa vào tích Ngài Mục Kiền Liên vào cõi ngạ quỷ tìm cứu mẹ, là nơi lửa cháy không ngừng, nơi đói khát không ngừng; do vậy, lòng con không giây phút nào ngưng nghĩ tới việc cứu mẹ.
Nhật Bản và tín ngưỡng Quan Âm
7/28/2018
4:00 AM
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học
Nghĩ về án tử hình
7/21/2018
4:03 AM
Người con Phật nghĩ gì về án tử hình? Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình. Đứng về phương diện quốc gia, thực tế là rất nhiều quốc gia -- nơi Phật giáo gần như quốc giáo, như Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka… -- vẫn duy trì và thực hiện án tử hình.
Đản Sinh Trong Đặc Khu Trung Quốc?
7/10/2018
4:04 AM
Đản sinh, là nói chuyện Đức Phật đản sinh. Đặc khu, là nói chuyện thị trấn Lumbini, nơi Đức Phật ra đời, và cũng là nơi một giáo sư Bắc Kinh bỗng nhiên “khám phá” rằng Lumbini thời xa xưa là một đặc khu của triều đình Thục Vương của Trung Hoa cổ thời. Nghĩa là, lịch sử Phật giáo sẽ bị một vài giáo sư TQ viết lại...
Back