Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (1037)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyên Giác
Mới nhất
A-Z
Z-A
Khi Thiền Sư Vào Bạch Ốc
24/12/2017
7:38 SA
Một Thiền sư giữ chức Tổng Thống Hoa Kỳ? Làm thế nào một người tử tế, chân thành, chỉ biết nói thực và không dính chuyện đưa tay quơ lung tung lại có thể thắng phiếu TT Trump vào năm 2020? Hoa Kỳ sẽ có một Tổng Thống Phật Tử? Tổng Thống này trong bài diễn văn nhậm chức sẽ mời gọi toàn dân Hoa Kỳ thực tập Thiền Tỉnh Thức? Và những ngày Chủ Nhật tại Bạch Ốc sẽ là những buổi thiền tập do đích thân Tổng Thống trong bộ áo tràng lam hướng dẫn?
Quà Tặng Trong Mùa Lễ
16/12/2017
6:25 CH
Bạn đang nhìn thấy mùa Lễ Giáng Sinh khắp nơi, tại Hoa Kỳ, tại Châu Âu -- kể cả tại Trung Quốc và Việt Nam, hai quốc gia có dân số Thiên chúa giáo không đông. Nghĩa là, trong khi Lễ Giáng Sinh, tức Christmas, nơi các quốc gia có đa số theo Ky tô giáo sẽ được đón bằng nghi lễ tôn giáo để đón mừng ngày Đấng Christ ra đời, nơi các quốc gia khác sẽ được nhìn như một ngày lễ văn hóa.
Đọc Thêm Vài Ý Về Bát Nhã Tâm Kinh
13/12/2017
5:25 SA
Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh” (1), nhưng cũng có thể đọc như độc lập, vì phần lớn sẽ dựa vào đối chiếu với một số Kinh Tạng Pali. Bài viết cũng không có ý tranh luận với bất kỳ quan điểm nào khác, chỉ thuần túy muốn đưa ra một số cách nhìn thiết yếu cho việc tu học và thiền tập.
Tạ Ơn Trong Ý Thiền
23/11/2017
3:50 SA
Trong tuần lễ mùa Tạ Ơn tại Hoa Kỳ, ý nghĩa ban đầu cũng đã nhạt dần. Và nhiều phần đã biến đổi. Lễ Tạ Ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ thực hiện vào tháng 10/1621, tức là cách nay 396 năm. Lúc đó, bữa tiệc Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên kéo dài 3 ngày, với 90 thổ dân da đỏ (chữ bây giờ, gọi lịch sự là Người Mỹ Bản Xứ, Native American) và 53 người Pilgrims (những người Châu Âu chạy sang Hoa Kỳ tỵ nạn, thuộc một hệ phái Ky tô bị truy bức)
Vị Ni Sư Giữa Trời Đông-Tây
19/11/2017
3:41 SA
Khó hình dung rằng một phụ nữ Anh đang phụ trách về kế toán trong một công ty quản trị quỹ đầu tư đa quốc bỗng nhiên trở thành một vị ni sư theo truyền thống Tây Tạng, và rồi lên những rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để giúp cho trẻ em nghèo và khuyết tật xứ Bhutan.
Ngày Ý Thức Về Căng Thẳng
12/11/2017
2:34 SA
Chữ “căng thẳng” là dịch sát nghĩa của chữ “stress” trong tiếng Anh. Ai cũng biết rằng căng thẳng là cội nguồn của rất nhiều tai họa. Căng thẳng ở tấm mức quốc tế sẽ dẫn tới, nặng là chiến tranh, nhẹ là cấm vận. Căng thẳng ở tầm mức xã hội là biểu tình, là rút dao, nổ súng. Căng thẳng ở tầm mức gia đình hễ nặng bạo lực gia đình, nhẹ sẽ là bể chén dĩa, và khi bất khả hòa giải là sẽ ly tan, chỉ hại cho đàn con
Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh
01/11/2017
4:02 SA
Bài viết này ghi lại một số suy nghĩ về Bát Nhã Tâm Kinh, một bản kinh phổ biến trong Phật giáo nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Bài viết hoàn toàn không có ý tham dự vào cuộc tranh luận nào, vì bản thân người viết không giỏi các ngôn ngữ Bắc Phạn, Nam Phạn, Hán Văn… trong khi chỉ được xem là tạm tạm biết Anh ngữ và tương đối khá Việt ngữ.
Tôn Giáo và Hoa Lục
29/10/2017
3:59 SA
Trung Quốc đang biến đổi từng ngày. Trong dòng chảy mới đó, các tôn giáo đang hiện diện trong những vị trí khác hẳn so với thời của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Tạp chí Newsweek hôm 24/10/2017 ghi nhận rằng trong bài diễn văn tuần qua của Chủ Tịch Tập Cận Bình, có một hướng đi nói ra minh bạch, rằng phải “Hán hóa tôn giáo
Dịch kinh tặng người
11/10/2017
9:42 SA
Duyên khởi bài này vì được bác Mộc Đạc Ngụy Vạn Lim, một nhà thơ tiền bối và là một học giả đã từng làm việc trong nghề báo từ hơn nửa thế kỷ trước, tặng tập thơ “Vui Đạo, Vui Đời” kèm với một thắc mắc. Rằng bác vốn tin Phật từ xa xưa, nhưng ngay khi còn ở quê nhà rất ngại bước vào cổng chùa, vì hễ mỗi lần bước vào là tâm cứ khởi lên những niệm “tán loạn”
Mười một điều cần lưu ý khi tập thiền
03/10/2017
4:11 SA
Hãy chấp nhận các kinh nghiệm của bạn, ngay cả các kinh nghiệm bạn ghét. Đừng lên án chính mình về các bất toàn và thất bại, bạn hãy học để thấy rằng tất cả các hiện tượng trong tâm là những gì có thể hiểu và để nó tự nhiên một cách toàn hảo. Hãy thực tập sự chấp nhận không phân biệt vào mọi thời, và với lòng tôn kính mọi thứ mà bạn kinh nghiệm.
Quay lại