Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (90)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Thích Trung Định
Mới nhất
A-Z
Z-A
Đức Phật Thành Đạo Và Giá Trị Thực Tiễn
19/01/2021
1:01 SA
Đức Phật thành đạo là một sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại đối với toàn thể nhân loại. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặc vĩ đại về quan niệm con người và thế giới, mở ra một khung trời mới cho hết thảy nhân loại chúng sinh đang khổ đau trong đêm trường u tối. Giờ đây, ánh sáng của chân lý đã được khai quang từ một con người vừa mới thành tựu đạo nghiệp. Nhân, Thiên nay đã có vị Đạo sư hướng dẫn chúng sanh xa lìa bến mê tìm về nẻo giác.
Năm chướng ngại do mưa gây ra
29/12/2020
1:00 SA
Trong năm chướng ngại kể trên, có một chướng ngại do mưa gây ra đó là: ‘Khi loài người trở thành phi pháp’. Người phi pháp là người đầy dẫy lòng tham muốn, họ khai thác thiên nhiên một cách vô độ, chặt phá rừng, canh tác đất đai, ngăn chặn dòng nước, thải các khí độc hại vào môi trường…đó là những nguyên nhân trực tiếp gây thiên tai, lũ lụt.
Thiền Học Việt Nam Qua Tư Tưởng Trần Nhân Tông
22/12/2020
1:01 SA
Có thể nói rằng, thiền học Việt Nam Khơi nguồn từ Ngài Khương Tăng Hội với cốt tủy là thiền quán niệm hơi thở qua tác phẩm “An Ban Thủ Ý Kinh”, sau đó hưng thịnh ở các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần... Thiền học thời Trần bắt đầu từ Trần Thái Tông, nhưng Thiền học Yên Tử thật sự phát triển và hưng thịnh vào thời Trần Nhân Tông.
Để có hạnh phúc đích thực
09/12/2020
1:00 SA
Hạnh phúc luôn có mặt trong đời sống của chúng ta qua từng phút, từng giây, nhưng vì lăng xăng bận rộn chuyện này chuyện kia nên chúng ta không cảm nhận được và rồi để hạnh phúc tuột khỏi tầm tay. Thông thường mọi người đều nghĩ, hạnh phúc là phải được một cái gì đó cho bản thân như sức khỏe, tiền tài vật chất, chức danh địa vị. Đúng. Sức khỏe tiền tài vật chất… là hạnh phúc nếu ai sở hữu được. Tuy nhiên, chúng ta không đợi đến khi có những thứ đó mới có hạnh phúc, mà hạnh phúc có mặt ngay trong giây phút hiện tại, bây giờ và tại đây.
Sự Suy Tàn Của Phật Giáo Ấn Độ
01/12/2020
1:00 SA
Có rất nhiều tranh cãi liên quan đến thời gian và nguyên nhân về sự suy tàn của Phật giáo ở Ấn Độ. Một số học giả cho rằng, đó chỉ là kết quả của quy luật tự nhiên, mọi sự vật đều vô thường, có sinh thì có diệt. Một số người khác suy nghĩ rằng, đó là sự đa dạng của các nguyên nhân khác nhau, phải hoạt động trong một thời gian khá dài. Một số học giả đã truy tìm sự suy tàn của Phật giáo bắt đầu kể từ thế kỷ thứ bảy sau Công nguyên, tức hơn một ngàn năm của thời kỳ chánh pháp. Tuy nhiên, tất cả đều đồng ý rằng sự suy tàn của Phật giáo ở Ấn Độ diễn ra vào cuối năm 1200 sau Công nguyên, khi Hồi giáo xâm chiếm Ấn Độ. Theo Giáo sư K.T.S. Sarao, Trưởng phân khoa Phật học - Đại học Delhi, sự suy tàn của Phật giáo Ấn Độ gồm những nguyên nhân sau:
Dù thế sự có thế nào thì chánh pháp vẫn luôn miên viễn
08/11/2020
1:01 SA
Nhiều người khi thấy một vài biểu hiện không chánh đáng trong Phật giáo liền cho rằng chánh pháp hoại diệt hay gán cho một khái niệm đó là dấu hiệu của thời kỳ mạt pháp. Rồi thối tâm, để mặc cho chúng trôi theo dòng đời, dẫn đến khổ đau muộn phiền. Trên thực tế, chánh pháp không bao giờ mạt mà lòng người mạt và đạo đức nhân tâm suy đồi. Biết được như vậy, ta không mất niềm tin nơi Tam bảo, mà quyết tâm bảo vệ đạo pháp.
Biển Cả Và Phật Pháp
04/11/2020
1:00 SA
Biển là không gian bao la, rộng lớn vô cùng, chiếm đến bảy phần mười của diện tích bề mặt quả đất. Cho nên, ai muốn khám phá biển đều khó mà hiểu hết được, bởi biển cả có gì đó vừa hiện thực, huyền bí lại vừa thâm sâu nhưng cũng rất gần gũi với con người. Biển cũng đang sống, đang reo vui những làn sóng vỗ, và cũng đang cảm nhận hết tất cả những tâm tư tình cảm của con người, và đang dang trải tấm lòng bao la dung chứa tất cả mọi loài, ấp ủ trưởng dưỡng nhân sinh như một người mẹ vĩ đại che chở cho đàn con yêu.
Để Chánh pháp trường tồn
01/11/2020
1:00 SA
Xây dựng niềm tin là vấn đề căn bản của người đệ tử Phật. Người Phật tử khi đã xác quyết với Tứ bất hoại tín, ấy là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin vào Thánh giới thì dù thế sự có thế nào tâm vẫn luôn kiên định, không lay chuyển. Niềm tin ở đây luôn có sự suy xét của lý trí, sau khi thấu hiểu rồi mới tin theo chứ không tin một cách mù quáng.
Ý Nghĩa Lễ Tự Tứ
06/09/2020
1:00 SA
Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, bắt đầu Vũ Kỳ An Cư (Vassavāsa) từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina). Nếu an cư được bắt đầu vào ngày 16 tháng 6 thì gọi là Tiền an cư (Purimikavassà), còn nếu như có duyên sự không thực hiện Tiền An Cư được mà phải dời lại một tháng sau, tức bắt đầu từ ngày 16 tháng 7 và kết thúc vào ngày 16 tháng 10 thì gọi là Hậu An Cư (Pacchimikāvassā). Truyền thống Phật giáo Việt Nam thường gọi là ‘An cư kiết hạ’, tức kiết túc an cư trong ba tháng Hạ theo truyền thống Phật giáo Bắc tông. Sau rằm tháng tư âm lịch Chư Tăng theo truyền thống Đại thừa bắt đầu kiết túc an cư, cho đến hết ngày mười bốn tháng bảy âm lịch, làm lễ tự tứ và giải hạ kết thúc mùa an cư.
Một Thời Làm Điệu
02/09/2020
1:01 SA
Ngày còn làm Điệu, tôi cứ ngây ngất nhìn quý thầy đắp chiếc y màu vàng, có từng mảnh vải vuông vắn như từng thửa ruộng để làm lễ mà ao ước. Cứ mỗi lần như thế tôi lại bấm nút ngón tay xem còn bao lâu nữa tôi mới được cái diễm phúc khoác y màu vàng đó. Chắc lúc ấy, tôi vui lắm, hạnh phúc biết chừng nào khi thấy các bà bổn đạo trầm trồ ngợi khen mình khoác chiếc y màu vàng giải thoát, để biết rằng mình đã trưởng trành trong đạo.
Quay lại