Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (92)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Chân Hiền Tâm
Mới nhất
A-Z
Z-A
Chiêm nghiệm thực tế từ kinh luận
11/12/2020
5:38 SA
Chiêm nghiệm thực tế từ những câu chuyện nhỏ được kể trong kinh luận, là việc khá lý thú với tôi. Cho mình một trải nghiệm mới, hiểu được bản chất sự việc con người nhiều hơn, quan trọng là giúp mình bình thản hơn với những gì xảy ra trong thế giới này.
Sư Là Người Tu Tiểu Thừa
06/12/2020
1:01 SA
Trong đời… Có những đoạn nhân duyên khó quên, dù theo thời gian chỉ còn lờ mờ trong tâm trí. Tôi gặp Sư Hưng trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Sư tìm đến tôi khi tôi vừa sinh con gái đầu lòng, chồng thì đang giai đoạn cải tạo. Có cuộc gặp mặt này là bắt nguồn từ lá thư tôi viết cho chồng. Bốn chục năm trước… Sư từ trên núi xuống, vào trại cải tạo vì lý do khá đơn giản. Phát biểu linh tinh.
Chuyển mà bất chuyển
03/12/2020
1:02 SA
Thời tiết xoay vần xuân lại thu Xăm xăm tuổi trẻ đã bạc đầu Giàu sang nhìn lại một trường mộng Năm tháng ôm suông một hộc sầu Xuân, hạ, thu, đông rồi xuân, hạ, thu, đông. Bốn mùa thay đổi. Xuân đến là xuân sinh. Xuân đi là xuân diệt. Đông đến là đông sinh. Đông đi là đông diệt. Sinh sinh diệt diệt xoay vần. Con người sinh ra rồi chết. Khoảng giữa ấy là bệnh và lão. Cũng có những khoảng lão bệnh không hiện hành, chỉ thấy sống và chết vội vả.
Y Kinh Giải Nghĩa Tam Thế Phật Oan Với Thực Lý Duyên Khởi
02/12/2020
1:01 SA
Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan… Giải, là giải thích, trình bày, phân tích, cũng có nghĩa là hiểu, nhận rõ. Tuy vậy, do đi liền với câu “Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”, là đang nói đến việc giảng nói, nên chữ giải đó đa phần đều được hiểu theo nghĩa giải thích. Hiểu theo nghĩa nào cũng đạt mục đích thông được nghĩa lý kinh muốn nói. Song vì sao đã y kinh mà lại oan cho ba đời chư Phật?
Hai tấm vé trở về
01/12/2020
1:00 SA
Ngày đó… Thời mới giải phóng, những gia đình có người thân ngụy quyền như tôi đều tìm cách ra khỏi đất nước này. Vượt biên là phương tiện phổ biến nhất. Gia đình tôi, anh chị em cũng lọt mấy đứa. Riêng hai vợ chồng thì trầy trật mãi. Tiền mất tật mang. Cho đến khi đủ để nhận định rằng, ở lại chưa chắc xấu, ra đi chưa chắc tốt. Bởi muốn tới được miền đất hứa, chưa có gì bảo đảm rằng mình còn sống để mà đến đó.
Bồ-tát Long Thọ và tên ăn trộm
30/11/2020
3:39 CH
Long Thọ (Nagarjuna), là một trong tám muôn bốn Đại thành tựu giả ở Ấn độ vào khoảng thế kỷ thứ IX[1]. Ngài là một khất sĩ "trần trụi" và được yêu mến bởi tất cả những người cầu đạo chân chính. Hoàng hậu cũng quý kính Long Thọ hết mực. Ngày nọ, bà thỉnh cầu ngài vào cung. Long Thọ đến. Hoàng hậu xin ngài một đặc ân. Long Thọ nói: - Hoàng hậu muốn gì? Bà nói: - Ta muốn cái bát khất thực của ngài. Long Thọ đưa bát cho hoàng hậu. Đó là vật duy nhất ngài có. Cái bát khất thực. Rồi hoàng hậu đưa cho Long Thọ một cái bát bằng vàng nạm kim cương.
Pháp Tri vọng với bài kinh Có pháp môn nào
16/11/2020
1:00 SA
Trong bài kinh Có pháp môn nào,1 Phật hỏi chư Tỷ-kheo: - Có pháp môn nào, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về pháp, ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng chánh trí, vị ấy biết rõ “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa?”.
Động tức có khổ
19/08/2020
1:00 SA
Dịch bệnh hiện nay đang lan tràn, chưa biết bao giờ mới chấm dứt, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Người nhiễm bệnh kinh hoàng. Người chết cũng không ít.
Pháp Thân của Chư Phật
15/07/2020
1:00 SA
Pháp thân của chư Phật, là muốn nhấn mạnh đến loại pháp thân không còn ẩn tàng trong thân ngũ uẩn như pháp thân của chúng sinh. Tức thể, tướng và dụng của nó đã hiện đầy đủ.
Một đoạn nhân duyên
11/04/2020
5:19 SA
Theo luận Đại trí độ, sau khi Phật Sư Tử Âm Vương vào Niết-bàn, Chánh pháp trụ sáu vạn năm, các cây báu không còn phát ra các pháp âm không, vô tướng, vô tác, bất sinh, bất diệt, vô sở hữu… như lúc Phật còn tại thế. Bấy giờ có hai Tỷ-kheo Bồ-tát, một tên là Hỷ Căn, một tên là Thắng Ý.
Quay lại