(s: pañca-skandha, p: pañca-khandha, 五蘊): còn gọi là
Ngũ Ấm (五陰),
Ngũ Chúng (五眾), Ngũ Tụ (五聚). Uẩn (s: skandha, p: khandha, ) âm dịch là Tắc Kiện Đà (塞健陀), ý là
tích tụ, loại biệt, tức là 5 loại khác nhau về các
pháp hữu vi; về mặt khách quan, là chỉ cho
toàn thể thế giới vật chất cũng
như tinh thần.
Ngũ Uẩn gồm:
(1)
Sắc Uẩn (s: rūpa-skandha, p: rūpa-khandha, 色蘊),
tức chỉ cho nhục thể
hữu tình,
thế giới vật chất, các
yếu tố Đất, Nước, Gió, Lửa, cũng như những loại được hình thành từ các
yếu tố ấy. Trong 75 pháp của
Câu Xá Luận (具舍論), 11
pháp Nhãn (眼, mắt), Nhĩ (耳, tai), Tỷ (鼻, mũi), Thiệt (舌, lưỡi), Thân (身,
thân thể), Sắc (色, sắc màu), Thanh (聲,
âm thanh), Hương (香, mùi hương), Vị (味,
mùi vị), Xúc (觸, xúc chạm),
Vô Biểu (無表, không
thể hiện) là chỉ cho
Sắc Uẩn.
(2)
Thọ Uẩn (s: vedanā-skandha, p: vedanā-khandha, 受蘊), chỉ cho
tác dụng cảm thọ của khổ, vui, v.v., mang tính
tinh thần (
tri giác), mang tính nhục thể (
cảm giác); được phân loại thành 3 loại Thọ là Khổ, Vui, Không
Khổ Không Vui; hay 5 loại Thọ là Ưu (憂, buồn), Hỷ (喜, mừng), Khổ (苦, khổ), Lạc (樂, vui), Xả (捨, xả bỏ).
(3)
Tưởng Uẩn (s: sañjā-skandha, p: saññā-khandha, 想蘊), tương đương với khái niệm,
biểu tượng.
(4)
Hành Uẩn (s: saṁkhāra-skandha, p: saṅkhāra-khandha, 行蘊),
nghĩa hẹp là chỉ cho
tư duy (
ý chí); nghĩa rộng là chỉ cho các pháp tâm bất
tương ứng với
tính cách là
sức mạnh để
vận động hết thảy
tác dụng tinh thần,
tác dụng vật chất, trừ ba uẩn Thọ, Tưởng và Thức.
Tỷ dụ như Đắc (得,
đạt được),
Phi Đắc (非得, không
đạt được), Sanh (生, sanh), Trụ (住,
tồn tại), Dị (易, thay đổi), Diệt (滅,
hoại diệt), Danh (名), Cú (句), Văn (文), v.v.
(5)
Thức Uẩn (s: vijñāna-skandha, p: viññāṇa-khandha, 識蘊), với
tính cách là chủ thể của tâm, nó chỉ cho
Nhãn Thức (眼識)
cho đến 6 thức kia; hơn nữa thức thứ 7
Mạt Na (末那) cũng như thức thứ 8
A Lại Da (s, p: ālaya, 阿賴耶) của
Duy Thức Học, cũng thuộc về
Thức Uẩn này.
Trong
Đại Huệ Phổ Giác Thiền Sư Thư (大慧普覺禪師書, Taishō No. 1998A) quyển 28 có đoạn rằng: “Phật vi
nhất thiết mê nhân nhận
Ngũ Uẩn hòa hợp vi tự
thể tướng,
phân biệt nhất thiết pháp vi
ngoại trần tướng, háo sanh ố tử
niệm niệm thiên lưu, bất tri
mộng huyễn hư giả, uổng thọ
luân hồi (佛爲一切迷人認五蘊和合爲自體相、分別一切法爲外塵相、好生惡死念念遷流、不知夢幻虛假、枉受輪回, Phật vì hết thảy người mê nhận
Năm Uẩn hòa hợp là tướng tự thể,
phân biệt tất cả pháp là tướng
ngoại trần, thích sống
sợ chết mỗi niệm trôi nỗi, chẳng biết
mộng huyễn giả dối, uổng thọ
luân hồi).” Hay như trong Hám Sơn Lão Nhân
Mộng Du Tập (憨山老人夢遊集, CBETA No. 1456) quyển 38 cũng có câu: “Ngũ Uẩn sơn trung
tịch diệt trường, lục song hư sưởng dạ sanh quang, chỉ tu hoán tỉnh yểm trung chủ, mạc sử
hôn trầm tự cái tàng (五蘊山中寂滅塲、六窗虛敞夜生光、只須喚醒弇中主、莫使昏沉自蓋藏,
Năm Uẩn trong rừng
vắng lặng trường, sáu cửa toang mở đêm
phát quang, chỉ nên
tỉnh thức làm chủ cả, chớ để
hôn trầm che kín màng).” Hoặc trong phần
Bát Nhã (般若) của
Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh (六祖大師法寶壇經, Taishō No. 2008) có đoạn: “Đương
dụng đại trí tuệ, đả phá
Ngũ Uẩn phiền não trần lao, như thử
tu hành, định
thành Phật đạo, biến
Tam Độc vi
Giới Định Tuệ (當用大智慧、打破五蘊煩惱塵勞、如此修行、定成佛道、變三毒為戒定慧, nên dùng
trí tuệ lớn, đả phá
Năm Uẩn phiền não trần lao;
tu hành như vậy,
nhất định thành Phật đạo, biến
Ba Độc thành
Giới Định Tuệ).” Trong Kinh
Bát Nhã có câu rất
nổi tiếng là: “Quán
Tự Tại Bồ Tát hành
thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời,
chiếu kiến Ngũ Uẩn giai không, độ
nhất thiết khổ ách (觀自在菩薩行深般若波羅蜜多時、照見五蘊皆空、度一切苦厄, khi
Bồ Tát Quán Tự Tại thực hành sâu
trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật Đa, thấy rõ
Năm Uẩn đều không,
thoát khỏi hết thảy
khổ ách).” Từ đó,
Ngũ Uẩn Giai Không (五蘊皆空,
Năm Uẩn Đều Không) hay
Nhất Thiết Giai Không (一切皆空, Tất Cả Đều Không) được
xem như là
tư tưởng căn bản của
Phật Giáo. Như trong
Thiền Gia Quy Giám (禪家龜鑑, CBETA No. 1255) có đoạn: “Phàm nhân
lâm mạng chung thời, đản quán
Ngũ Uẩn giai không,
Tứ Đại vô ngã,
chân tâm vô tướng, bất khứ bát lai, sanh thời tánh diệc
bất sanh, tử thời tánh diệc bất khứ,
trạm nhiên viên tịch,
tâm cảnh nhất như (凡人臨命終時、但觀五蘊皆空、四大無我、眞心無相、不去不來、生時性亦不生、死時性亦不去、湛然圓寂、心境一如, phàm người khi đến lúc
lâm chung, nên quán
Năm Uẩn vô thường,
Bốn Đại vô ngã,
chân tâm vô tướng, không đến không đi, khi sanh tánh cũng không sanh, khi chết tánh cũng không mất,
vắng lặng tròn đầy,
tâm cảnh như một).”