(s: asaṁskṛta, p: asaṅkhata, 無爲): tồn tại không phải được sinh thành từ
nguyên nhân hay
nhân duyên, là chân thực tại của thường trú tuyệt đối mang tính siêu thời gian vốn vượt qua khỏi sự thành lập hay hoại diệt, và tách ly khỏi mối quan hệ nhân quả. Đây là ngôn từ dùng để chỉ cái tuyệt đối vô hạn định mà rời xa khỏi hiện tượng, cho nên nó còn được dùng làm tên gọi khác của Niết Bàn (s: nirvāṇa, p: nibbāna, 涅槃). Trong Câu Xá Luận (倶舍論) có nêu ra 3 loại
vô vi là
Hư Không (虛空), Trạch Diệt (擇滅) và Phi Trạch Diệt (非擇滅). Trong Du Già Sư Địa Luận (瑜伽師地論) thì đưa ra 8 loại khác là
Hư Không (虛空), Phi Trạch Diệt (非擇滅), Trạch Diệt (擇滅), Thiện (善), Bất Thiện (不善), Vô Ký Pháp (無記法),
Chơn Như (眞如), Bất Động Tưởng Thọ Diệt (不動想受滅). Theo Lão Trang thì nó có nghĩa là cứ
y theo tự nhiên như vậy, không làm gì cả. Còn trường hợp trong Thiền Tông khi dùng từ nầy không có nghĩa là không làm gì cả, mà hết thảy các hành vi đều tự do, tự tại, không trở ngại, giống như cá lội trong nước, chim bay trên không, chẳng lưu lại vết tích nào. Trong Chứng Đạo Ca (証道歌) của Vĩnh Gia Huyền Giác (永嘉玄覺, 675-713) có đoạn rằng: “Quân bất kiến, tuyệt học
vô vi nhàn đạo nhân, bất trừ vọng tưởng bất cầu chân (君不見、絕學無爲閑道人、不除妄想不求眞, bạn có thấy chăng, người nhàn đạo
vô vi chẳng còn học gì nữa thì chẳng trừ bỏ vọng tưởng mà cũng không tìm cầu cái chân thật).”
Thiền Sư Pháp Thuận (法順, ?-991) của
Việt Nam có bài thơ rằng: “Quốc tộ như đằng lạc,
nam thiên lí
thái bình,
vô vi cư điện các, xứ xứ tức đao binh (國祚如藤絡、南天裏太平、無爲居殿閣、處處息刀兵, vận nước như dây quấn, trời nam trọn
thái bình,
vô vi nơi điện gác, chốn chốn hết đao binh).”