(s: bhikṣu, p: bhikkhu, 比丘): hay
Tỷ Kheo, còn gọi là Bí Sô (苾芻), Phức Sô (煏芻), Bị Sô (僃芻), Tỷ Hô (比呼); ý dịch là
Khất Sĩ (乞士),
Khất Sĩ Nam (乞士男), Trừ Sĩ (除士), Huân Sĩ (董士), Phá
Phiền Não (破煩惱),
Trừ Cẩn (除饉, trừ
đói khát),
Bố Ma (怖魔, làm cho
ma quân sợ hãi); là một trong 5 chúng hay 7 chúng. Từ này chỉ cho người nam
xuất gia và
thọ giới Cụ Túc. Đối với người nữ thì gọi là
Tỳ Kheo Ni (s: bhikṣuṇī, p: bhikkhunī, 比丘尼). Theo
Đại Trí Độ Luận (大智度論) quyển 3, ngữ nghĩa của từ
Tỳ Kheo có 5 loại:
(1)
Khất Sĩ (乞士):
hành trì pháp môn khất thực để làm cho cuộc sống của
bản thân được
thanh tịnh,
trong sạch.
(2) Phá
phiền não (破煩惱): đoạn
trừ phiền não, hay còn gọi là phá ác (破惡).
(3)
Xuất gia nhân (出家人): là người thật sự
xuất gia, ra khỏi 3 ngôi nhà của
phiền não,
thế tục và
Ba Cõi.
(4) Tịnh
trì giới (淨持戒):
hành trì giới pháp thanh tịnh.
(5)
Bố ma (怖魔): làm cho
ma quân sợ hãi.
Đặc biệt,
Khất Sĩ là người nuôi sống
bản thân bằng việc
xin ăn. Sĩ (士) ở đây có nghĩa là người đọc sách.
Tại
Trung Quốc, người sinh sống bằng việc ăn xin được gọi là Khất Cái (乞丐), chứ không phải
Khất Sĩ, khiến người ta thấy muốn tránh xa, khinh thường. Nhưng
trường hợp Khất Sĩ của
Ấn Độ thì có học vấn và
đạo đức, được
mọi người tôn kính.
Đức Phật chế rằng
tài sản của người
xuất gia là ba y và một
bình bát.
Hạnh nguyện đi
khất thực cũng là một
hình thức tu hành, nhằm đoạn trừ tâm
tham lam,
dẹp bỏ tự ngã,
kiêu mạn,
cống cao,
sân hận,
nóng nảy;
nuôi dưỡng tâm từ bi,
tu tập hạnh
bình đẳng,
bố thí thiện nghiệp. Như
cổ đức thường dạy rằng: “Nhất
bát thiên gia phạn, cô tăng vạn lí du, vị liễu
sanh tử sự, khất
hóa độ xuân thu (一鉢千家飯、孤僧萬里遊、爲了生死事、乞化度春秋,
bình bát cơm ngàn nhà, cô tăng vạn dặm chơi, liễu trọn chuyện
sanh tử, xin khắp qua tháng ngày).” Hay như
Hòa Thượng Bố Đại (布袋, Futei, ?-916) ở Huyện Phụng Hóa (奉化縣),
Minh Châu (明州), được
xem như là
hóa thân của
đức Phật Di Lặc, có
bài kệ rằng: “Nhất
bát thiên gia phạn, cô thân vạn lí du,
thanh mục đổ nhân thiểu, vấn lộ
bạch vân đầu (一鉢千家飯、孤身萬里遊、青目覩人少、問路白雲頭,
bình bát cơm ngàn nhà, thân chơi muôn dặm xa, mắt xanh xem người thế, mây trắng hỏi đường qua).”
Đại Ngu Lương Khoan (大愚良寬, Daigu Ryōkan, 1758-1831), vị tăng của Tào Động Tông
Nhật Bản, cũng có làm bài thơ rằng: “Nhất
bát thiên gia phạn, cô du vạn lí xuân, tích kinh
Tam Giới mộng, y phất cửu cù trần, tự linh vô sự tẩu, bảo dục thăng bình thần (一鉢千家飯、孤游萬里春、錫驚三界夢、衣拂九衢塵、自怜無事叟、飽浴昇平辰,
bình bát cơm ngàn nhà, thân chơi vạn dặm xuân, tích chấn
Ba Cõi mộng, áo phất chốn
hồng trần, tự thân lão vô sự, ăn no hát
nghêu ngao).”