Thư Viện Hoa Sen

Cần Phải Đi Xa Hơn Hình Thức | Tác Giả: Liên Hoa - Dịch Giả: Nguyên Giác

23/07/20253:39 SA(Xem: 63)
Cần Phải Đi Xa Hơn Hình Thức | Tác Giả: Liên Hoa - Dịch Giả: Nguyên Giác

CẦN PHẢI ĐI XA HƠN HÌNH THỨC
Tác Giả: Liên Hoa
Dịch Giả: Nguyên Giác

 

 

NG LIEN HOA can di xa hon hinh thucLời dịch giả: Bài viết nhan đề "Cần Phải Đi Xa Hơn Hình Thức” đăng trên Liên Hoa Nguyệt San, số 2, năm Mậu Tuất (1958), ký tên Liên Hoa, nói về chuyện xảy ra gần bảy thập niên trước, mà bây giờ chúng ta vẫn có thể gặp nơi này hay nơi kia tại Việt Nam. Liên Hoa Nguyệt San là tiếng nói chính thức của Giáo Hội Tăng Già Trung Phần. Bài này được dịch để hiểu về phong trào chấn hưng Phật giáo thời kỳ đó. Bài viết như sau.

.

CẦN PHẢI ĐI XA HƠN HÌNH THỨC

Cuối năm vừa qua, một tin vặt đăng trên các báo hằng ngày ở Saigon đã gây những xúc cảm trái ngược trong các giới độc-giả. Đấy là tin hai ông thầy cúng tại một tỉnh ở miền Nam được mời tới cúng ở một tư-gia đã ẩu đả nhau kịch liệt vì chê nhau dốt. Gia chủ sau một hồi hoảng-hốt đã lanh trí thỉnh tượng Phật trên bàn thờ xuống đặt trước mặt hai người, họ mới buông nhau ra và cúi đầu sám-hối.

Cái tin nhỏ ấy đã làm cho độc-giả không thể nín cười được. Nhưng mỗi người cười một cách. Những độc-giả không tín ngưỡng đã cười một cái cuời xòa thích thú như được xem một màn hài kịch ngộ nghĩnh trên sân-khấu; những tín đồ các tôn-giáo khác cuời một cái cười khoái-trá; những kẻ theo chủ-nghĩa duy vật cười một cái cười khinh bỉ; những kẻ ưu thời mẫn thế cuời một cái cười chua chát; những Phật-tử sơ cơ cười một cái cười gằng tức giận; những Phật-tử thuần thành cười một cái cười ra nước mắt.

Sau cái cười ấy, mỗi độc-giả đều có một thái độ khác nhau: người vô tư, thản nhiên bỏ qua tin vặt ấy để tim những tin khác xem cho vui; nguời có ác cảm với Phật-giáo phóng đại tin ấy để bài xích Đạo Phật; có người nguyền rủa hai ông thầy: có người khen gia chủ lanh trí; có người chê gia-chủ không biết phân biệt những vị chân tu với những phường mượn áo thầy tu để độ nhựt; có người dấu kín tin ấy vì sợ xấu lây; có người muốn nêu lên để trừng-trị, làm gương cho kẻ khác.

Đối với Liên-Hoa Nguyệt-San, chúng tôi thấy đấy không phải là một tin động trời không đáng cười dai, mà cũng không đáng khóc dai; không đáng phóng đại, mà cũng không nên bưng bít. Ai đã hiểu rõ tình trạng của Phật-giáo nước nhà, tình trạng của một mớ vàng thaun lẫn lộn, đá sỏi xen lẫn với ngọc ngà; ai đã hiểu như thể không lấy làm lạ khi nghe một tin như thể. Áo vàng hay áo nâu của Đạo Phật, trải qua gần 20 thế kỷ trên đất nước này đã mất nhiều tính cách thuần nhất, mà từ đậm đến nhạt, đã phô bày rất nhiều sắc thái, từng bực. Cho nên, nếu mới gặp một vị chân tu mà đã vội cho rằng Phật-giáo Việt-Nam gồm toàn những bậc chân tu, đó là một kết luận nông cạn, hời hợt; chẳng khác gì bảo rằng Phật-giáo Việt-Nam đã suy đồi tận gốc rễ, khi nghe tin hai ông thầy cúng đánh nhau, hay thấy một vài hình thức mê tín ở một ngôi chùa nào đó. Tất nhiên trước một tin như thể, chúng ta không thể thản nhiên xem như không có. Nhưng chúng ta cũng không quá xúc động, la hoảng lên. Chúng ta sẽ bình tĩnh để suy nghiệm, rồi rút ra những bài học bổ ích sau đây:

1.) Nếu là tín đô, chúng ta không nên quá hình thức, quá máy móc mà cho rằng mọi cái y vàng hay áo nâu đều đáng đại diện cho Phật-giáo cả; rằng mọi lời tụng niệm Kinh Phật đều có giá trị làm cho người ta siêu thoát cả. Nếu chỉ cần một màu vàng, thì đáng lẽ hàng lụa màu ấy sẽ bán chạy biết bao nhiêu! Nếu chỉ cần một vài bài tụng niệm là có thể nói chuyện tu hành thì những dĩa thu thanh kinh kệ sẽ bán chạy biết bao nhiêu! Khi ấy, trong những ngày ky, giỗ, cầu an cầu siêu, người ta chỉ cần đem máy hát ra, lựa một vài dĩa tụng kinh cho chạy, rồi phủ lên trên máy hát một tắm vải vàng -hay bằng gấm lại càng quý - thế là vong linh được siêu độ, người đau sẽ lành bệnh, chúng sanh sẽ thôi lặn hụp trong biển luân hồi!

Có đâu dễ dàng và giản dị như thể ! Đức Phật-Thích-Ca không phải nhờ y vàng mà trở thành tôn quý; nhưng y vàng đã nhờ Phật mà trở thành quý trọng. Ngài Mục-Kiền-Liên không phải nhờ lời tụng kinh của kẻ không đức hạnh mà cứu được mẹ ra khỏi địa ngục, nhưng là nhờ những vị Đại-Đức chân tu đã đọc những lời kinh ấy. Lời kinh trở nên linh thiêng là do người đọc đã dày công tu luyện, chứ phải đâu con vẹt cũng có thể làm được thầy tu? Cho nên, trong những ngày ky, giỗ, đám tang, nếu chúng ta có thể mời được các vị Tăng-già chân chính thì mời, nếu không, thì chúng ta tự tụng niệm lấy, hay hãy thành kính trong yên lặng tinh khiết mà thôi. Chứ nếu chúng ta cứ muốn cho có hình thức "rậm đám" mà mời còn những ông thảy cúng thiếu đức hạnh, thiếu tu học, đến "ê-a" cho có chuyện, thì chúng ta đã mất công, mất của mà lại còn gián tiếp khuyến khích, nuôi sống một hạng người hư đốn, và làm mất thanh danh của Đạo Phật.

2.) Về phía những người lãnh đạo phong-trào chấn hưng Phật-giáo nước nhà, chúng tôi yêu cầu phải có một thái độ dứt khoát rõ rệt: không thể dễ dãi dung hòa, trộn lăn những kẻ chân chính tu hành với những phần tử mục nát, hư đốn trong-giới xuất-gia được! Sự dễ dãi gần như vô tư, hay ý muốn kết nạp tất cả những kẻ mượn lốt thầy tu, để cho có một con số đồ sộ, sẽ đem lại những kết quả vô cùng tai hại. Số đông ấy không phải là một sức mạnh, mà chỉ là một gánh nặng, níu kéo những kẻ gánh nó, không cho tiến lên được.

Nếu chúng ta sợ tai tiếng bên ngoài mà che chở, đùm bọc những kẻ hư đốn, thì không khéo tắm vải "bọc" ấy cũng sẽ rách mà cái tinh túy của Đạo Phật do "phong trào chấn hưng đạo Phật" đã dày công góp nhặt cũng sẽ tan biến mất, như mực loãng trong hồ nước, như những hạt vàng rơi trong bãi cát.

Muốn tiến bộ, cần phải biết lựa chọn và có can đảm chối từ. Trái lại, là tự hại.

LIÊN- HOA

.

NGUỒN:  https://thuvienphatgiao.com/application/uploads/book/TapChiLienHoa-NamThu4-So02.pdf

.... o ....

It is essential to purify the content rather than merely cleaning the surface

Author: Liên Hoa

Translator: Nguyên Giác

 

 

Translator's Note: The article titled “It is essential to purify the content rather than merely cleaning the surface”, published in Liên Hoa Nguyệt San, issue 2, year Mậu Tuất (1958), and signed by Liên Hoa, discusses an event that occurred nearly seven decades ago, the effects of which can still be observed in various parts of Vietnam today. Liên Hoa Nguyệt San serves as the official voice of the Central Buddhist Sangha (Giáo Hội Tăng Già Trung Phần). This translation aims to provide insight into the Buddhist revival movement of that era. The article is presented as follows.

.

It is essential to purify the content rather than merely cleaning the surface

Late last year, a brief story published in Saigon's daily newspapers evoked mixed emotions among readers. It recounted the tale of two Buddhist shamans in a southern province who were invited to perform rituals at a private residence. The shamans became embroiled in a fierce argument, each believing the other to be foolish. In a moment of panic, the homeowner swiftly requested that a Buddha statue from the altar be placed in front of the two men. This gesture prompted them to release their animosity and bow their heads in repentance.

That brief piece of news elicited uncontrollable laughter from the readers, each responding in their own unique manner. The non-religious readers laughed heartily, as if they were enjoying a hilarious comedy performance; the followers of other religions also laughed joyfully; the materialists laughed with disdain; the intellectuals, concerned about the state of the world, laughed bitterly; the novice Buddhists laughed in frustration; while the devout Buddhists laughed with tears in their eyes.

After that laugh, each reader adopted a different attitude: some were carefree, calmly ignoring the trivial news in favor of more enjoyable stories; others were hostile toward Buddhism, exaggerating the news to criticize the faith; some cursed the two monks, while others praised the householder for his cleverness. Conversely, some criticized the householder for failing to distinguish between genuine monks and those who donned monk's robes for personal gain. Additionally, some chose to keep the news a secret out of fear of being implicated, while others sought to bring it up as a means of punishment and to set an example for others.

As for Liên-Hoa Nguyệt-San, this news is neither shocking nor worthy of laughter or tears; it should neither be exaggerated nor concealed. Anyone who has a clear understanding of the state of Buddhism in our country—characterized by a mixture of gold and coal, rocks and pebbles interspersed with jade—would not be surprised to hear such news. After nearly 20 centuries in this country, the yellow or brown robes of Buddhism have lost much of their uniformity, displaying a spectrum of shades and levels from dark to light.

Therefore, if you have just encountered a genuine monk and hastily conclude that Vietnamese Buddhism is comprised entirely of true monks, that is a shallow and superficial judgment. It is no different from claiming that Vietnamese Buddhism has regressed to its origins upon hearing about two shamans in conflict or witnessing certain superstitious practices in a particular temple.

Of course, when confronted with such news, we cannot simply pretend that it does not exist. However, we should avoid becoming overly emotional or panicking. Instead, we will take a moment to reflect calmly and draw the following valuable lessons:

1) If we are Buddhists, we should not adopt a rigid or mechanical mindset that assumes every yellow or brown robe is inherently representative of Buddhism, or that every recitation of Buddhist scriptures is equally valuable in aiding individuals on their path to liberation. If the mere color yellow were sufficient, then silk garments in that hue would sell exceptionally well! If a handful of chants were all that was required for spiritual practice, then recordings of Buddhist scriptures would be in high demand! During times of death anniversaries and prayers for peace and salvation, people would simply need to set up a record player, select a few chanting discs to play, and cover the player with a yellow cloth—or even more lavishly, with brocade—and then, it would be believed that souls would be liberated, the sick would be healed, and sentient beings would cease their struggles in the cycle of reincarnation!

It is not as easy and straightforward as that! Buddha Shakyamuni did not attain nobility because of the yellow robe; rather, the yellow robe became precious because of the Buddha. Maudgalyayana did not rescue his mother from hell through the chanting of sutras by an immoral person, but rather through the efforts of the Great Monks who genuinely practiced those sutras. The sutras become sacred because the individual who reads them has diligently practiced their teachings. How can even a parrot be considered a monk?

Therefore, on death anniversaries and during funerals, if we can invite genuine monks, we should do so; if not, we should chant ourselves or remain respectfully and quietly. However, if our intention is merely to create a superficial appearance by inviting those who lack virtue and practice—who come to chant a rhythmic hum to complete the ceremony—we will have wasted our time and money. Furthermore, we would be indirectly encouraging and supporting a class of corrupt individuals, thereby tarnishing the reputation of Buddhism.

2) The leaders of the Buddhist revival movement in our country must adopt a clear and decisive stance: it is unacceptable to compromise and conflate genuine practitioners with corrupt and depraved elements within the monastic community. An overly lenient approach, or the inclination to accept anyone who adopts the appearance of a monk in pursuit of quantity, will yield detrimental consequences. This majority does not represent strength; rather, it becomes a burden that hinders progress for those who genuinely seek to advance.

If we allow our fear of external criticism to shield and protect corrupt individuals, the facade will eventually crumble, and the essence of Buddhism, which the "Buddhist revival movement" has diligently cultivated, will vanish—much like ink dispersing in a lake or grains of gold sinking into a sandbank.

To make progress, we must learn to make discerning choices and possess the courage to refuse what is detrimental. Failing to do so is an act of self-sabotage.

LIÊN - HOA

 

Tạo bài viết
Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sống lưu vong, tuyên bố ông sẽ có người kế nhiệm sau khi ông qua đời, dập tắt mọi đồn đoán về việc liệu thể chế 600 năm tuổi này có kết thúc khi ông viên tịch hay không.
Tòa án Tối cao phán quyết rằng một nữ tu Phật giáo đã thọ giới đầy đủ phải được chính thức công nhận là một tỳ kheo ni—lần đầu tiên tòa án tối cao của Sri Lanka phán quyết rằng nhà nước có nghĩa vụ theo hiến pháp phải đối xử với một tỳ kheo ni ngang bằng như với một tỳ kheo.
Thầy Chân Pháp Từ, người xuất thân từ Làng Mai của thiền sư Nhất Hạnh, đang trụ trì đạo tràng Tâm Kim Cương, Hawaii, trao đổi với Nguyễn Hòa, tại chùa Phổ Giác, Novato, California. Ngày 25/5/2025.