Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (21)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Thánh Tri
Mới nhất
A-Z
Z-A
Bảo Vệ Sự Truyền Trao Và Tiếp Nhận Giới Luật Trong Phật Giáo
05/06/2024
3:52 SA
Phật giáo, với hơn hàng ngàn năm lịch sử, đã xây dựng một hệ thống giới luật nghiêm ngặt và quan trọng để hướng dẫn người tu hành trên con đường tu tập và giải thoát. Những quy định này không chỉ là các quy tắc về hành vi mà còn là biểu hiện của đạo đức và tâm linh, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự thanh tịnh và phát triển của tăng đoàn và cộng đồng Phật tử. Quá trình truyền trao và tiếp nhận giới luật là yếu tố cốt lõi để bảo đảm tính chính thống và sự trong sạch của Phật giáo.
Tô Đông Pha, Núi Lư, và Những Triết Lý Sâu Sắc
28/07/2022
3:26 SA
Tô Đông Pha là một nhà đại văn thơ rất nổi tiếng và lỗi lạc vào thời Bắc Tống (960-1127), Trung Quốc. Ông tên thật là Tô Thức (1037-1101), hiệu là Đông Pha Cư Sĩ, nên đời gọi ông là Tô Đông Pha. Ông được mệnh danh là một trong “Đường Tống Bát đại gia”.
Quy Sơn Đại Viên Thiền Sư Cảnh Sách Văn
02/04/2022
4:35 SA
Bài Văn Cảnh Sách này là do Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu (năm 771-853) soạn viết để cảnh giác và sách tấn đồ chúng dưới tòa của ngài, vì vậy nên gọi là bài văn Cảnh Sách. Bởi vì ngài khai sơn và ở núi Quy giáo hóa đồ chúng nên gọi là Quy Sơn. Ngài là bậc triệt ngộ xuất chúng dưới tòa của Tổ Bá Trượng, là đời thứ tư của dòng Tào Khê, là người sáng lập ra tông Quy Ngưỡng cùng với đệ tử là Thiền Sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch.
Từng Bước Về Nguồn (Song Ngữ Việt – Anh)
23/03/2022
4:30 SA
Tôi đã dịch sáu bài viết ngắn của Thầy và gom lại thành một quyển sách nhỏ này với tựa đề “Từng Bước Về Nguồn.” Đặt tên như thế là bởi vì các bài viết này là kim chỉ nam hướng dẫn mình từng bước một vươn lên từ thấp đến cao để trở về với hai cội nguồn.
Hoa Mơ Đâu Dễ Ngát Mùi Hương Của Tổ Hoàng Bá Hy Vận
01/03/2022
5:46 SA
Tổ Hoàng Bá Hy Vận (黃蘖希運) là một vị Thiền Sư lỗi lạc đã liễu đạo vào đời nhà Đường. Không biết Ngài sinh năm nào và mất năm nào, nhưng có sách cho rằng Ngài sinh khoảng năm 766-783 vào thời Vua Đường Đại Tông và tịch vào khoảng năm 847-859 thời Vua Đường Tuyên Tông tại vị.
Bài Thuyết Pháp Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma Cho Lương Võ Đế (Vietnamese and English)
30/07/2019
1:02 SA
Đây là bài thuyết pháp đầu tiên của Bồ Đề Đạt Ma tại Trung Hoa. Ngài thuyết giảng ngay tại triều đình của Lương Võ Đế có sự hiện diện của nhà vua và toàn thể văn võ bá quan là những thành phần trí thức ưu tú trong nước.
Giáo Dục Phật Giáo (song ngữ)
01/03/2019
4:07 SA
Nói đến giáo dục chính là xu hướng vươn lên của con người trong lý tính duyên sinh, nhằm đạt thành chân - thiện - mỹ cho cuộc sống chung cùng. Khi nói đến yếu tố duyên sinh, thì không thể không xét đến nhân quả của từng sự vật hiện tượng, nhằm thấy rõ y báo và chánh báo tương ứng. Một cộng nghiệp liên hệ khắn khít với từng biệt nghiệp, và ngược lại. Đức Phật dạy: “Cái này có nên cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt”. Vì vậy, giáo dục là sự nghiệp của đại chúng; trong ấy mỗi cá nhân là những động lực tương tác không thể tách rời.
Quy Sơn Đại Viên Thiền Sư Cảnh Sách Văn
20/01/2019
4:04 SA
Bài Văn Cảnh Sách này là do Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu (năm 771-853) soạn viết để cảnh giác và sách tấn đồ chúng dưới tòa của ngài, vì vậy nên gọi là bài văn Cảnh Sách. Bởi vì ngài khai sơn và ở núi Quy giáo hóa đồ chúng nên gọi là Quy Sơn.
Vĩnh Gia Chứng Đạo Ca
13/02/2017
2:36 CH
Lớn lao thay Bài Ca Chứng Đạo! Ngài Huyền Giác đã nói lên được những gì ngài thật tu thật chứng trong bài ca này. Nói là bài ca là vì mỗi lời mỗi chữ đều là Trí Tuệ Bát Nhã xuất phát từ Chân Tâm của ngài, nên thông suốt vô ngại và an vui tự tại. Vui trong cảnh giải thoát, vui trong cảnh Niết Bàn, hân hoan mà thốt lên những lời này, không biết gọi nó là gì, nên tạm gọi nó là Bài Ca Chứng Đạo vậy!
Tự mình cứu mình
06/01/2017
4:16 CH
Dòng đời lênh đênh muôn nẻo nghĩ lại cũng thật lạ kỳ. Càng lớn tôi lại càng điềm tĩnh và hiểu rõ chính mình hơn xưa. Có lẽ đó là do sự lăn lộn vào cuộc sống và rút ra được nhiều bài học khá thú vị của trường đời. Bởi cuộc đời dù là ảo ảnh phù vân mà mùi vị vui khổ vẫn nếm đầy đủ thay nhau không thiếu.
Quay lại