Cuộc Hành Trình Dharamsala (Bài 2) Bích Phụng

15/04/201112:00 SA(Xem: 70480)
Cuộc Hành Trình Dharamsala (Bài 2) Bích Phụng

CUỘC HÀNH TRÌNH ĐẾN DHARAMSALA (Bài 2)
(THĂM HAI TU VIỆN NAMGYAL MONASTERY
GYUTO TANTRIC MONASTIC UNIVERSITY

Bích Phụng

Hôm nay là ngày 10-3-2011. Thế là đã qua được một đêm ngủ trong cái giá lạnh của khách sạn miền núi. Sau khi dùng điểm tâm xong, chúng tôi sửa soạn lên đường đến viếng thăm ngôi chùa chính Tsuglakhang (Namgyal Monastery) thường gọi là chùa của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Không biết ban tổ chức cuộc hành hươngdự định trước là ngày hôm nay đoàn sẽ đi tham dự lễ không hay chỉ là đi viếng thăm chùa, nhưng khi đến đây lại trùng vào dịp lễ kỷ niệm lần thứ 52 ngày Đồng Khởi của nhân dân Tây Tạng dưới sự chủ lễ của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Có một vài người bị bệnh không đi, muốn ở lại khách sạn.

Không giống như ngày hôm qua khi chúng tôi mới đến Dharamsala được chào đón bằng một cơn mưa đá lạnh run, trời hôm nay rất đẹp, nắng ban mai chan hòa từng ngọn cây góc đá trong cái không khí se lạnh như Đà Lạt một sáng mùa Xuân. Đoàn xe chở chúng tôi đi ngoằn ngoèo qua nhiều con phố đông người mới đến nơi. Dường như hôm nay cả thành phố thức dậy sớm. Họ đi bộ đầy đường, họ đến tham dự lễ, họ sửa soạn đi biểu tình. Vào ngày này của 52 năm về trước, ngày 10 tháng 3 năm 1959, nhân dân Tây Tạng tại thủ đô Lhasa đã nổi dậy chống lại cuộc xâm lăng của quân đội Trung Quốc và bị thảm sát. Một tuần sau đó, ngày 17 tháng 3 năm 1959, vị lãnh đạo tinh thần và chính trị của xứ này phải nửa đêm rời Lhasa vượt núi vượt đèo qua Ấn Độ. Đấy là đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 Tenzin Gyatso, mà những người theo Phật giáo Tây Tạng tin là hoá thân của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, một hiện thân của lòng từ bi. Từ đó, ngài đã thành lập Chính phủ Tây Tạng Lưu vong tại Dharamsala và chu du khắp nơi trên thế giới để truyền bá Phật Pháp.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngoài cương vị lãnh đạo tinh thần, ngài còn là Quốc trưởng một quốc gia, nên việc ra vào tu viện, nhất là hôm nay đang diễn ra một buổi lễ lớn, rất là khó khăn. Cổng vào tu viện rất đông, chúng tôi phải xếp hàng một để các nhân viên an ninh và cảnh sát liên bang Ấn khám xét như khi đi vào các phi trường quốc tế. Chúng tôi không được đem bất cứ vât gì, kể cả máy ảnh, nên những hình ảnh kèm trong bài này là ảnh của văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma và của ký giả các hãng thông tấn, ngoại trừ những ảnh chúng tôi chụp bên ngoài tu viện.

Đúng 9 giờ sáng, buổi lễ bắt đầu với đoàn nhạc truyền thống áo mầu rực rỡ, kèn trống lạ mắt từ bên trong khuôn viên văn phòng chính phủ đi tới. Họ chơi những bản nhạc truyền thống âm vang cao vút, không mang âm hưởng trầm buồn hay những âm điệu bi ai. Sau đó từ trong dinh Chính phủ Lưu vong, Đức Đat Lai Lạt Ma tiến ra cùng thành viên Nội các và Quốc hội Tây Tạng. Ngài được mọi người cúi mình chào đón và tiến về lễ đài. 

dharamsala100311-14medSau nghi thức buổi lễ, trước cử tọa đứng ngồi chật kín cả sân tu viện, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đọc bài diễn văn dài 15 phút (được phát trước, in bằng hai ngôn ngữ Anh và Tạng). Ngài nói rằng ngài quyết định từ chức vai trò người lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây tạngtrao quyền lại cho người lảnh đạo do dân chúng bầu. Ngài đã chính thức đề nghị với quốc hội Tây tạng hãy tu chỉnh những gì cần thiết trong hiến chương cho người Tây tạng lưu vong phản ảnh quyết định của Ngài về việc giao trách nhiệm lại cho một người lảnh đạo được bầu lên. Ngài nói “Vào đầu thập niên 60, tôi đã liên tục nhấn mạnh rằng người Tây tạng cần một vị lảnh đạo, bầu cử tự do bởi người Tây tạng, một người mà tôi có thể trao quyền và hôm nay rõ là đã đến lúc chúng ta làm cho điều này trở nên có hiệu lực,” Quốc hội mới sẽ được bầu lại khi toàn thể nhân dân Tây tạng trên toàn thế giới đi bầu vào ngày 20 tháng 3 năm 2011 này.

Trong buổi lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố ý định từ bỏ chính trị, ngài nhận được nhiều câu hỏi từ bên trong và bên ngoài Tây tạng hãy tiếp tục lảnh đạo. Ngài nói: “Ước muốn trao quyền của tôi không liên quan gì đến việc trốn tránh trách nhiệm. Điều này có ích lợi cho người dân Tây tạng về lâu, về dài. Không phải vì tôi chán nản.” Trước đây Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bày tỏ ý định từ chức, nhưng đây là lần đầu tiên Ngài công bố một cách chính thức và công khai ý định của ngài và mong người Tây tạng hãy chấp nhận quyết định này.

GYUTO TANTRIC MONASTIC UNIVERSITY

Sau bài diễn văn của Đức Đạt Lạt Ma chúng tôi lặng lẽ rút khỏi đám đông trong khuôn viên Tu Viện Namgyal và lên đường đi thăm Tu Viện Gyuto Tantric Monastic University của Đức Karmapa ở ngoại ô Dharamsala, ngoại trừ một số ít người trong đoàn ở lại nghe buổi họp báo sau buổi lễ hay cũng có thể họ không được báo trước là khi nào phải rời khỏi đây.

Đường đi đến tu viện quanh co khúc khuỷu, chật hẹp và rất dốc, nằm bên dưới chân núi, xe phải lên dốc xuống đèo nhiều chặng. Cảnh vật hai bên đường trông thoáng đãng, thấp thoáng xa xa vài cây hoa đào ven triền núi bắt đầu nở hoa báo hiệu mùa Xuân đang trở về.

dharamsala100311-20medĐược biết trước đây tu viện Gyuto do đệ tử chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên Jetsun Kunga Dhondup sáng lập vào năm 474 ở miền đông Tây Tạng. Sau khi Trung Quốc tấn chiếm Tây Tạng vào năm 1959, tu viện được thiết lậpẤn Độ và hiện nay tọa lạc ở dưới rặng núi Hy Mã Lạp Sơn, ngoại ô Dharamsala với 500 tu sinh và là một tu viện nổi tiếng chuyên nghiên cứu về thiền Mật tông, nghi lễ Mật tông, nghệ thuật và triết học Phật giáo.

Hiện nay tu viện Gyuto được đặt dưới sự lãnh đạo của ngài Ogyen Trinley Dorje, một vị đạo sư lừng danh trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng. Ngài tên thật là Apo Gaga, sinh năm 1985 trong một gia đình du cư ở Lhatok, phía Đông Tây Tạng. Năm 1992, các đệ tử của Đức Karmapa thứ 16 theo chỉ dẩn mật trong Lá Thư Tiên Tri đã tìm ra Apo Gaga là Đức Karmapa thứ 17. Ngài là Lạt Ma cao cấp duy nhất được cả Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính quyền Trung Quốc công nhậnhóa thân của Đức Karmapa thứ 16.

Rất tiếc khi đoàn đến đây lại không được gặp ngài Karmapa đời thứ 17 vì đã không xin hẹn trước, vị tri khách đã cho biết như vậy. Sau đó quý tăng niPhật tử lên chánh điện làm lễ Phật và thầy Thích Thông Phổ đã thay mặt đoàn cúng dường một số tịnh tài cho vị sư đại diện. Hiện nay, sau đức Đạt Lai Lạt ma thứ 14 thì ngài Karmapa đời thứ 17 là một trong những vị lãnh đạo tinh thần quan trọng nhất đối với người Phật tử theo truyền thống Kim Cương Thừa. Bất kể dòng phái nào cũng đều xem ngài như một vị Bồ Tát hoá hiện trong đời này để đem lại vô lượng lợi lạc cho vô lượng chúng sinh. Cũng giống như đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài Karmapa đời thứ 17 cũng được xem là hiện thân của đức Quán Thế Âm Avalokiteshvara.

Sau khi thăm viếng chúng tôi đã ra về trong niềm tiếc nuối. Đã từ xa vượt vạn dậm đến đây mà không được gặp ngài, quả thật là thiếu duyên lành. Theo như tin tức báo chí đã loan tải trước đây, ngài Karmapa 17 có thể sẽ là người kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 trong ngôi vị lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng.

Trên đường trở về khách sạn, chúng tôi thấy từng đoàn người đi biểu tình tuần hành trên đường sá gập ghềnh của Dharamsala để nhắc nhở thế giới về hiện trạng thiếu tự do của người Tây Tạng ngay trên quê hương của họ, hiện đang bị Trung Quốc cai trị và đồng hoá.

Đến buổi chiều chúng tôi đi bộ thăm thác nước không xa khách sạn chúng tôi ở, một cảnh được cho là đẹp ở Dharamsala. Một số ít leo xuống chân núi, một số ít theo thầy Thích Thông Hạnh lên gần thác, cháu Tâm Hiền, người phụ trách quay video cho đoàn vác máy theo thầy. Riêng chúng tôi ghé vào một quán nước ven đường ngồi nghỉ đỡ chân ngắm nhìn cảnh núi trời bao la.

Bất ngờ những đám mây xám từ đâu bay đến như chuyển mưa, chúng tôi vội bước nhanh trở về để tránh cơn mưa chiều bất chợt kéo đến. Thế là một ngày nữa trôi qua.

Bích Phụng

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận:
(Photo by: Dalai Lama Office, Norbu Wangyal/Phayul, Tibet Sun/Lobsang Wangyal, AFP/Getty Images & Tâm Linh/TVHS)

 

(Video: AFP)

BUỔI LỄ KỶ NIỆM LẦN THỨ 52 NGÀY ĐỒNG KHỞI CỦA NHÂN DÂN TÂY TẠNG
TẠI TU VIỆN NAMGYAL MONASTERY


Quang cảnh ngoài đường trước cổng vào tu viện

dharamsala100311-01

Dân chúng tụ tập: người vào tu viện dự lễ, người sửa soạn hàng ngũ đi biểu tình

dharamsala100311-05

Hai thiếu nữ Tây Tạng cầm cờ chờ giờ xuống đường

dharamsala100311-04

Không biết các chú tiểu chờ giờ xuống đường hay chờ vào tu viện dự lễ?

dharamsala100311-03dharamsala100311-02

Dân chúng càng lúc đến càng đông, chật hết đường đi đường vào tu viện


Quang cảnh bên trong khuôn viên tu viện nơi cử hành lễ

dharamsala100311-06

dharamsala100311-07

dharamsala100311-17dharamsala100311-16dharamsala100311-15

Quang cảnh dân chúng đón chờ Đức Đạt Lai Lạt Ma trong khuôn viên tu viện

dharamsala100311-08

Đội rước kỳ đi trước, ban nhạc truyền thống đi sau cùng tiến đến lễ đài

dharamsala100311-09

dharamsala100311-12

Các thiếu nữ mặc y phục cổ truyền trong ban nhạc truyền thống đang hợp xướng bài quốc ca Tây Tạng

dharamsala100311-11dharamsala100311-10

dharamsala100311-14

Đức Đạt Lai Lạt Ma đọc bài diễn văn

dharamsala100311-13

Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong Samdhong Rinpoche đọc diễn văn

dharamsala-54

Các thiếu nữ mặc y phục cổ truyền trong ban nhạc truyền thống đang hợp xướng bài quốc ca Tây Tạng (Ảnh: Văn Phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma)

dharamsala-53

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang đọc diễn văn (Ảnh: Văn Phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma)

dharamsala-52

(Ảnh: Văn Phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma)

dharamsala-51

(Ảnh: Văn Phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma)

dharamsala-50

(Ảnh: Văn Phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma)

dharamsala-55

(Ảnh: Văn Phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma)

BÊN NGOÀI DÂN CHÚNG BIỂU TÌNH

dharamsala100311-29dharamsala100311-28dharamsala100311-27dharamsala100311-26dharamsala100311-25

 

THĂM VIẾNG TU VIỆN
GYUTO TANTRIC MONASTIC UNIVERSITY

dharamsala100311-23

Bên trong chính điện tu viện

dharamsala100311-22

Phía bên trái là tăng xá, bên phải là đại hùng bửu điện

dharamsala100311-21dharamsala100311-20

Đại hùng bửu điện, phía sau là dãy núi thuộc rặng Hy Mã Lạp Sơn

Bài viết liên quan đến chuyến hành hương Phật tích Ấn Độ, Nepal và Dharamsala:

ĐẠO VÀ ĐỜI TRONG 24 NGÀY TRÊN ĐẤT PHẬT - CHUYẾN HÀNH HƯƠNG 03-2011, Hoàng Thị Bích Ti

CUỘC HÀNH TRÌNH DHARAMSALA (Bài 1) Bích Phụng

CUỘC HÀNH TRÌNH DHARAMSALA (Bài 2) Bích Phụng

CUỘC HÀNH TRÌNH DHARAMSALA (Bài 3) (VIẾNG THĂM ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA) Bích Phụng

HÀNH HƯƠNG TỨ ĐỘNG TÂM 19-2 dến 14-3-2011 Trần đức Hân

NHÁNH TAY THIÊN THỦ TRÊN NON LINH THỨU (Trần thị Hoa Trắng)

MỘT BUỔI CHIỀU ÊM Ả Ở VƯỜN LỘC UYỂN (Tâm Linh)

BÀI PHÁP TUYỆT VỜI CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA DÀNH CHO PHẬT TỬ VIỆT NAM TRÊN ĐỈNH DHARAMSALA (Tâm Diệu)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/10/2014(Xem: 6554)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.