Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh Tập 1.2.3

30/09/20192:43 CH(Xem: 13513)
Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh Tập 1.2.3

TÌM HIỂU
KINH TRUNG BỘ Tập 1.2.3
THÍCH CHƠN THIỆN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo 2017

 

NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT

Tìm Hiểu Trung Bộ KinhCó thể nói rằng chỉ trong mười kinh đầu tiên của Trung Bộ I, con đường nhận thứctu tập của Phật giáo đã được giới thiệu đầy đủ. Các pháp tu ấy và chánh kiến ấy trên thực tế được Thế Tôn và các đại tôn giả giảng dạy trong suốt 45 năm dưới nhiều hình thức trình bày, ngôn ngữ, thí dụ khác nhau. Tất cả vẫn là sự vận hành của Năm uẩn, Mười hai nhân duyên, tẩy sạch tâm cấu uế, sống viễn ly, hiện tại lạc trú, tịch tịnh trú, biến mãn Tứ vô lượng tâm khắp mười phương để đắc Tam minh, Lục thông, hay Bất động tâm giải thoát, hoặc Vô thủ trước Niết bàn. Giản dị hơn là nội dung: Giới, Định, Tuệ, Giải thoátTri kiến giái thoát.

Vô lượng ngôn từ giảng dạy và vô lượng pháp môn tu đều được bao hàm trong chừng ấy. Không thể khác, bởi vì muôn thuở con người và cả mọi chúng sinh vẫn chỉ bị ràng buộc bởi các ác tâm, hại tâm, bất thiện tâm, bởi “Ngũ cái, bởi tham đắm các cảm thọ, bởi tham ái Hữu hay Phi Hữu”. Do vì mọi người vẫn lặp đi lặp lại các khổ đau sinh khởi bởi tham lam, sân hận, si mê, nên “con đường” đối trị khổ đau được lặp lại, lặp lại mãi.

Do vì không gian, thời gian, các hiện hữu, con ngườichúng sinh không thật sự có hình tướng như chúng đang là nên những câu hỏi là trả lời về chúng đều rơi vào hoang vu, hý luận. Cái gọi là chúng chỉ là vô minh, một sự hiện diện của vô lượng bi thảm, tối tăm mà sự dập tắt chúng chỉ có “con đường”. Vì thế mà Tam tạng Kinh-Luật-Luận của các bộ phái Phật giáo đều chỉ giới thiệu “con đường”. Đi là phần còn lại của những ai đang cảm nhận khổ đau.

Trước sự hiện diện của tướng trạng bất định, bất định như chưa từng hiện hữu, thì có máy móc tinh vi nào làm được công việc tìm hiểu, cân, đo, đong, đếm...?!

Các hiện hữu không phải là các cá thể và chẳng bao giờ là cá thể, mà là một tràng vô tận nhân duyên, điều mà Đức Thế Tôn đã khám phá qua Duyên khởi, từ đó Ngài thành đấng Chánh đẳng giác và chuyển vận bánh xe Pháp, xây dựng vương quốc trí tuệ, vương quốc của đoạn tận Thức, đoạn tận Ái, đoạn tận Thủ, đoạn tận Hữu, đoạn tận Vô minh.

Chừng nào còn khổ đau, con người còn cần kiên nhẫn lắng nghe từng bài kinh Phật để thấy rõ “con đường” và thực hiện “con đường”. Đây là tiếng nói siêu triết lý, siêu tôn giáo và siêu xã hộinhân loại đang cần./.

MỤC LỤC ĐẠI CƯƠNG

Trung bộ kinh I có năm phần, mỗi phần có 10 kinh
1. Từ Kinh số 1 đến Kinh số 10 Cương Yếu Của Các Pháp Môn Căn Bản
2. Từ Kinh số 11 đến Kinh số 20 Tiếng Rống Sư Tử
3. Từ Kinh số 21 đến Kinh số 30 Các Ảnh Dụ
4. Từ Kinh số 31 đến Kinh số 40 Các Phẩm Song Đôi
5. Từ Kinh số 41 đến Kinh số 50 Các Phẩm Song Đôi (tiếp theo)

Trung bộ kinh II có năm phần, mỗi phần có 10 kinh, đó là:
1. Phần liên hệ các gia chủ (cư sĩ): từ kinh 51 đến kinh 60.
2. Phần liên hệ các vị Tỷ kheo: từ kinh 61 đến kinh 70.
3. Phần liên hệ các du sĩ: từ kinh 71 đến kinh 80.
4. Phần liên hệ các vua chúa, hoàng thân: từ kinh 81 đến kinh 90.
5. Phần liên hệ các Ba-la-môn: từ kinh 91 đến kinh 100.

Trung Bộ Kinh III gồm có 52 kinh được phân ra năm phần:
1. Phần một (từ kinh 101 đến kinh 110): Phần Thị Trấn Các Sakka.
2. Phần hai (từ kinh 111 đến kinh 120): Phần Bất Đoạn.
3. Phần ba (từ kinh 121 đến kinh 130): Phần Không Tánh.
4. Phần bốn (từ kinh 131 đến kinh 142): Phần Phân Tích.
5. Phần năm (từ kinh 143 đến kinh 152): Phần Lục Xứ.

Trung bộ kinh I

(1) Kinh Pháp môn căn bản (a)
(2) Kinh Tất cả lậu hoặc (a)
(3) Kinh Thừa tự Pháp
(4) Kinh Sợ hãi và khiếp đảm (a)
(5) Kinh Không uế nhiễm
(6) Kinh Ước nguyện
(7) Kinh Ví dụ tấm vải (a)
(8) Kinh Đoạn giảm (a)


(9) Kinh Chánh tri kiến (a)
(10) Kinh Niệm xứ (a)
(11) Tiểu kinh Sư tử hống (a)
(12) Đại kinh Sư tử hống (a)
(13) Đại kinh Khổ uẩn (a)

(14) Tiểu kinh Khổ uẩn
(15) Kinh Tư lượng
(16) Kinh Tâm hoang vu
(17) Kinh Khu rừng
(18) Kinh Mật hoàn (a)
(19) Kinh Song tầm (a)
(20) Kinh An trú tầm (a)
(21) Kinh Ví dụ cái cưa (a)
(22) Kinh Ví dụ con rắn (a)
(23) Kinh Gò mối

(24) Kinh Trạm xe (a)
(25) Kinh Bẫy mồi

(26) Kinh Thánh cầu
(27) Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi


(28) Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
(29) Đại kinh Ví dụ lõi cây
(30) Tiểu kinh Ví dụ lõi cây


(31) Tiểu kinh Khu rừng sừng bò
(32) Đại kinh Khu rừng sừng bò
(33) Đại kinh Người chăn bò
(34) Tiểu kinh Người chăn bò

(35) Tiểu kinh Saccaka
(36) Đại kinh Saccaka (a)
(37) Tiểu kinh Đoạn tận ái
(38) Đại kinh Đoạn tận ái
(39) Đại kinh Xóm ngựa
(40) Tiểu kinh Xóm ngựa
(41) Kinh Saleyyaka (a)

(42) Kinh Veranjaka
(43) Đại kinh Phương quảng
(44) Tiểu kinh Phương quảng (a)
(45) Tiểu kinh Pháp hành (a)
(46) Đại kinh Pháp hành
(47) Kinh Tư sát
(48) Kinh Kosampiya
(49) Kinh Phạm thiên cầu thỉnh
(50) Kinh Hàng ma

Trung bộ kinh II

(51) Kinh Kandaraka
(52) Kinh Bát thành
(53) Kinh Hữu học
(54) Kinh Potaliya
(55) Kinh Jivaka
(56) Kinh Ưu-ba-ly

(57) Kinh Hạnh con chó (a)
(58) Kinh Vương tử Vô-úy (a)
(59) Kinh Nhiều cảm thọ
(60) Kinh Không gì chuyển hướng
(61) Kinh Giáo giới La-hầu-la ở Am-bà-la (a)

(62) Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
(63) Tiểu kinh Malunkyaputta (a)
(64) Đại kinh Malunkyaputta
(65) Kinh Bhaddali
(66) Kinh Ví dụ con chim cáy

(67) Kinh Catuma
(68) Kinh Nalakapana
(69) Kinh Gulissani
(70) Kinh Kitagiri
(71) Kinh Vacchagotta về tam minh
(72) Kinh Vacchagotta về lửa (a)
(73) Đại kinh Vacchagotta
(74) Kinh Trường Trảo
(75) Kinh Magandiya (a)

(76) Kinh Sandaka
(77) Đại kinh Sakuludayi
(78) Kinh Samanamandika
(79) Tiểu kinh Sakuludayi
(80) Kinh Vekhanassa
(81) Kinh Ghatikara

(82) Kinh Ratthapala (a)
(83) Kinh Makhadeva
(84) Kinh Madhura
(85) Kinh Vương tử Bồ-đề
(86) Kinh Angulimala

(87) Kinh Ái sanh (a)
(88) Kinh Bahitika
(89) Kinh Pháp trang nghiêm
(90) Kinh Kannakatthala
(91) Kinh Brahmayu

(92) Kinh Sela
(93) Kinh Assalayana
(94) Kinh Ghotamukha
(95) Kinh Canki
(96) Kinh Esukari

(97) Kinh Dhananjani
(98) Kinh Vasettha
(99) Kinh Subha
(100) Kinh Sangarava 

Trung bộ kinh III

(101) Kinh Devadaha
(102) Kinh Năm và Ba
(103) Kinh Nghĩ như thế nào?
(104) Kinh Làng Sama
(105) Kinh Thiện tinh (a)
(106) Kinh Bất động lợi ích

(107) Kinh Ganaka Moggalana (a)
(108) Kinh Gopaka Moggalana (a)
(109) Đại kinh Mãn nguyệt
(110) Tiểu kinh Mãn nguyệt
(111) Kinh Bất đoạn
(112) Kinh Sáu thanh tịnh
(113) Kinh Chân nhân
(114) Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
(115) Kinh Đa giới
(116) Kinh Thôn tiên
(117) Đại kinh Bốn mươi (a)

(118) Kinh Nhập tức Xuất tức niệm (a)
(119) Kinh Thân hành niệm (a)
(120) Kinh Hành sanh
(121) Kinh Tiểu không (a)

(122) Kinh Đại không
(123) Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
(124) Kinh Bạc-câu-la
(125) Kinh Điều ngự địa (a)
(126) Kinh Phù-di (a)

(a) Việt-Anh

(127) Kinh A-na-luật
(128) Kinh Tùy phiền não
(129) Kinh Hiền ngu
(130) Kinh Thiên sứ
(131) Kinh Nhất dạ hiền giả (a)

(132) Kinh A-nan nhất dạ hiền giả
(133) Kinh Đại Ca-chiên-diên nhất dạ hiền giả
(134) Kinh Lomasakangiya nhất dạ hiền giả
(135) Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (a)
(136) Đại kinh Nghiệp phân biệt (a)
(137) Kinh Phân biệt sáu xứ
(138) Kinh Tổng thuyết và biệt thuyết
(139) Kinh Vô tránh phân biệt
(140) Kinh Giới phân biệt (a)
(141) Kinh Phân biệt về sự thật
(142) Kinh Phân biệt cúng dường
(143) Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc

(144) Kinh Giáo giới Channa
(145) Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
(146) Kinh Giáo giới Nandaka
(147) Tiểu kinh giáo giới La-hầu-la
(148) Kinh Sáu sáu (a)
(149) Đại kinh Sáu xứ (a)
(150) Kinh Nói cho dân chúng Nagaravinda
(151) Kinh Khất thực thanh tịnh
(152) Kinh Căn tu tập (a)

 


pdf_download_2
Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh - Tập I
Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh - Tập II
Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh - Tập III
Tìm hiểu Kinh Trung Bộ - Thích Chơn Thiện Toàn Bộ 3 tập 2017

Đọc thêm:
Toát Yếu Kinh Trung Bộ 3 tập (Thích Nữ Trí Hải)
Hướng Dẫn Đọc Kinh Trung Bộ (Thích Nhật Từ)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :