Hoa ngọc lan

07/05/20184:01 SA(Xem: 9473)
Hoa ngọc lan
HOA NGỌC LAN
Thích Chơn Thiện
Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. HCM
hoa-ngoc-lan-ht-chon-thien-bia
 
MỤC LỤC 
Lời Đầu sách
1. Chương một:
Nếp sống nhà chùa Huế và
Việc hành điệu tu tập
2. Chương hai:
Tỳ ni xử dụng hằng ngày
Tổng luận về Tỳ ni
Năm đức tính của Sa Di
ười điều giới luật Sa Di
Oai nghi chính của Sa Di
Văn Cảnh sách
3. Chương ba:
Tám điều Giác ngộ của một bậc Thượng nhân
Lời Di huấn của Thế Tôn
"Con đường" và việc thực hiện "con đường"
Đời sống tình cảm của nhà chùa

 

Lời đầu sách

thich chon thien
Hòa Thượng Thích Chơn Thiện

Trước tiên, chúng tôi xin trình bày nhân duyên chọn tên cuốn sách nầy.

Kỷ niệm thời trẻ là kỷ niệm khó quên. Mỗi lần nhớ Huế là mỗi lần tôi nhớ hoa ngọc lan. Một hôm viếng chùa, một đại đức đã đọc và giảng bài thơ chữ nho trên vách cho tôi nghe. Tác giả bài thơ là nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Bài thơ ca ngợi đức hạnh của Hòa thượng Thích Tịnh Khiết qua hoa ngọc lan. Làn hương ngọc lan và đức hạnh của Hòa thượng đã quyện chặt vào tuổi trẻ của tôi từ đó. Tôi yêu bài thơ ấy và học thuộc lòng :

"Tiền thân chưởng tự xuất bồng lai
Duy hướng bồ đề viện lý tài.
Tố nhụy quang tranh đông dạ tuyết
Kỳ phương phẩm đoạt lảnh đầu mai.
Trang tỉ thường nga nguyệt ám xai.
Hương chân vương giả thiên thùy thưởng
Duy Phật tùng lai năng thức Phật
Ân cần huệ ngã thử hoa khôi."

Dịch nghĩa :

Thân trước vốn người tự cõi tiên


Sao vì trí giác đến rừng thiền,
Sắc màu đông tuyết còn thua thắm
Hương chất hoàng mai lại kém duyên.
Dáng vẻ triều vương trời ái mộ
Hằng nga trang tỉ nguyệt ưu phiền.
Phật duyên tương cảm nên tương ngộ
Cành ngọc lan trao tới cựu hiền .

Ai đã một lần diện kiến Hòa thượng mà có thể quên được hình ảnh giải thoát của Người? Lần đầu tiên hầu Người là lần đầu tiên tôi có ý niệm về giải thoát. Từ đó, tôi nuôi dưỡng ý chí xuất gia. Ba năm sau, đến năm 1961, tôi may mắn có mặt trong hàng đệ tử nhỏ xuất gia của Người. Tôi đã đến với đạo qua Người, nghĩa là tôi đã đến với niềm tin giải thoát trước chánh kiến qua kinh tạng.

Nay nhìn lại, tôi nhận ra nếp sống nhà chùa là nếp sống tình thươngtrí tuệ. Người trong thơ đã mở nguồn cho tôi vào đạo và mở nguồn cảm xúc cho tôi bây giờ. Tôi chọn tên cho tập sách nhỏ nầy "Hoa Ngọc Lan" là vì thế.

Tập sách là những mảnh hồi ký, bao gồm các chương :

Chương I: Nếp sống nhà chùa Huế và công việc hành điệu, tu tập.

Chương II: Tỳ ni, Sa Di luật, Oai nghiCảnh Sách.

Chương III:

-Tám điều giác ngộ của một bậc Thượng sĩ

- Lời di huấn của Thế Tôn

- Các thao thức về "Con đường" và việc "thực hiện Con đường".

- Tình cảm nhà tu.

Xin trân trọng giới thiệu nếp sống ấy đến quý bạn đọc. Mong quý bạn thông cảm qua những giới hạnthiếu sót của tập sách.

Trân trọng,

Tỳ kheo Thích Chơn Thiện





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/06/2010(Xem: 35803)
01/11/2012(Xem: 29656)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :