Trí Tuệ Khéo Rõ Biết (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

17/01/20243:26 SA(Xem: 4853)
Trí Tuệ Khéo Rõ Biết (Song ngữ Vietnamese-English PDF)
TRÍ TUỆ KHÉO RÕ BIẾT 
THƯỢNG TỌA THÍCH TUỆ HẢI 
thich tue hai (2)Đến chỗ này thì phải nói thật là không có Phật, và không có chúng sanh, không có cõi giới, không có cảnh giới, không có sự khác nhau, không có thứ bậc, không có thứ lớp, không có xa, không có gần, không có quá khứ, không có hiện tại, không có vị lai, không có thời gian, không có không gian. Thật lạ kỳ! Phải dùng cái từ là không, không, không hết, nhưng mà tất cả mọi thứ lại hiện ra trên một khoảnh khắc thời gian nhất định. Một khoảnh khắc vô tận xảy ra. Một “khoảnh khắc” mà là “vô tận”, chứ không phải “khoảnh khắc” là nhỏ nhiệm nữa! Chỗ chỗ nơi nơi đều là vô cùng, vô tận -- không có cái gì không vô cùng, không vô tận! Đây chính là sự siêu thoát cuối cùng, và khi mà tới chỗ này rồi thì đây mới được gọi là “Trí Tuệ Khéo Rõ Biết.”

Hãy minh định được cái thấy, cái nghe và cái rõ biết

Hôm nay chúng ta sẽ nói về trí tuệ khéo rõ biết. Như vậy thì trí tuệ khéo rõ biết có gì khác với cái rõ biếtchúng ta vẫn nói tới lâu nay? Nếu bây giờ chúng ta đang thấy thì chúng ta có rõ biết không? Chúng ta có minh định được cái thấycái rõ biết cái thấy không? Những ai trong chúng ta đang tu thiền lâu nay, chúng ta cần phải trả lời dứt khoát. Bây giờ ví dụ tôi đang nghe, quý vị cũng đang ngồi nghe. Nếu có một âm thanh hiện đến là chúng ta sẽ đều nghe thấy. Âm thanh lớn nghe lớn, âm thanh nhỏ nghe nhỏ, đằng trước cũng nghe, đằng sau cũng nghe, bên phải cũng nghe, bên trái cũng nghe, thì ngay lúc này, “cái nghe âm thanh và “cái rõ biết” là như thế nào, chúng taphân biệt ra nổi không? Đối với một người có công phu thực thụ thì phải minh định cho ra được “cái rõ biết” của mình trong khi căn tiếp xúc với trần. Ở đây chúng ta cần phải nói thật chứ không có “bắn bổng” được! Thậm chí là trên thực tế, bây giờ chúng ta đang nghe thì chúng tabiết không? Có biếtmình nghe không hay là chỉ thuần túy nghe thôi, hay chỉ có duy  nhất là cái nghe thôi, chứ còn có cái gì hơn cái nghe này nữa không?

Đủ trí tuệ để nhận biết rằng mình là “người đang nghe” cái âm thanh đang bị mình nghe

Bây giờ chúng ta hãy trở lại thực tế đi. Bây giờ ví dụ ngang đây chúng ta đang ngồi nghe, có tiếng âm vang của tôi nói ra, có tiếng xạc xào, tiếng ve kêu, tiếng quạt kêu, và những tiếng rì rào chung quanh. Bao nhiêu âm thanh hiện ra, chúng ta đều nghe được hết. Và thực tếgiả sử nếu chúng ta bịt hai lỗ tai lại thì chúng ta có còn sẽ nghe tất cả các âm thanh đó được không? Lẽ dĩ nhiên là không, đúng không? Nếu không bịt hai lỗ tai thì hai lỗ tai vẫn nghe bình thường, có nghĩa là căn đang nghe được trần cảnhâm thanh bên ngoài được xem nhưtrần cảnh, và chúng ta cần phải phân biệt rõ như vậy. Nghĩa là bây giờ ta đang có cái nghecái bị nghe. Chuyện này thì ai cũng biết rồi. Nhưng trong lúc chúng ta nghe như vậy thì mình có đủ trí tuệ để nhận biết rằng mình đang là người đang nghe cái âm thanh đang bị mình nghe không? Chúng ta có nhận rõ được cái này không? Rõ thì nói rõ, không thì nói không, chúng ta là người tu thì chúng ta phải trả lời cho dứt khoát. Mình đang nghe âm thanh, vậy thì mình có nhận rõ mình là “cái người đang nghe âm thanh” hay không và “âm thanh là cái đang bị mình nghe” không? Đây là chuyện chúng ta phải hết sức minh bạch, vì nếu không thì chúng ta sẽ công phucả đời. Muốn công phu thì phải cho thật rõ ràng, tức mình có đang có nghe rõ hay không…

Phân biệt được cái nghe và cái bị nghe, cái thấy và cái bị thấy, cái biết và cái bị biết thì sẽ có được cái “không dính”

Bây giờ mình đang nghe âm thanh ở đây, ví dụ đang nghe âm thanh của tiếng ve, không phải một tiếng mà là nhiều tiếng, rồi nghe âm thanh tôi đang nói với quý vị, và âm thanh xì xào của cái quạt… Vậy quý vị có phân biệt là có một cái đang nghe và có một cái đang bị nghe không? Phải rõ ràng mới được. Cho nên ở đây mới gọi là dùng “trí tuệ khéo rõ biết”.

Chúng ta phải hết sức khéo léo để nhận biết. Khi chúng ta đủ tỉnh táo để nhận biết là có “mình đang nghe” và có “cái âm thanh đang bị mình nghe” thì mình đang có cái gì ở đây? Ngay khi đó mình có cái không dính! Nếu chúng ta nghe được như vậy thì chúng ta sẽ không bao giờ dính với âm thanh hết, và đó là bước đầu. Ở bước đầu này, mình thấy rõ ràng mình và “âm thanh” là hai. Âm thanhcái bị mình nghe, và mình là cái đang nghe. Nếu chúng ta không nhận nổi điều này thì thực sự là không thể nói mình đang tu. Có một số người nói với tôi là họ nhập định, vậy mà khi tôi hỏi về những điều này thì họ còn không biết. Nhưng không phân biệt được điều này thì không thể đi vô sâu trong công phu được đâu. Rất nhiều người nhập thất đã lên nói chuyện với tôi, và tôi chỉ nói là hãy phân biệt được “cái nghe” và “cái bị nghe”, cái thấycái bị thấy, cái biết cái bị biết. Nếu chúng ta không rành mạch được chuyện này thì công phu của chúng ta sẽ lộn xộn; nó sẽ lẫn lộn, rối ren chứ không rõ ràng, và nếu nó không rõ ràng thì đâu thể đi sâu hơn nữa được.  Ngay lúc đầuchúng ta không minh bạch, không minh định rõ ràng thì xem như công phu của mình cũng chẳng rõ ràng. Chỉ nói đơn giản thôi là không rõ ràng, mà không rõ ràng thì kể như không tu được, cho nên chúng ta cần phải rõ ràng điều này.

Không còn là “cái bị nghe” thì sẽ tự động thoát khỏi tất cả các loại âm thanh

Vậy bây giờ nếu tôi hỏi lại là quý vị có thể đủ sức để có thể phân biệt được “cái đang nghe” và “cái bị nghe” không? Nghĩa là phải phân biệt cho được, minh định cho được, phải rạch ròi, rõ ràng, rành mạch. Nếu đã nói là bước vào công phu thì đây là bước đầu tiên nhưng nếu chúng ta không rõ ràng điều này thì không thể nào đi sâu vô công phu được. Quý vị thắc mắc không hiểu quý vị tu làm sao mà không tiến bộ được. Đó là do bởi ngay từ bước khởi đầu quý vị đã không rành mạch rõ ràng ở ngay điểm này. Đây xem nhưcông phu ban đầu, xem như bước đầu này là một bài kiểm tra. Trong suốt tuần này, quý vị có thể công phu và có thể viết cho tôi trên một tờ giấy, viết nhiều viết ít cũng được, nhưng phải diễn tả xem cái nghecái bị nghe khác nhau như thế nào. Nếu nói cái nghecái biết âm thanh thì chuyện này quá dễ rồi, nhưng quý vị cần phân biệt cho ra thật rành mạch cái lúc quý vị đang nghe, như bây giờ đang nghe – thật ra, không phải chỉ là bây giờ đang nghe, mà gần như 24/24 chúng ta đang nghe, thì đó mới là chuyện đáng nói. Như vậy nếu chúng ta phân biệt được cái nghe và cái bị nghe rồi, thì mình không còn là cái bị nghe nữa và mình sẽ tự động thoát khỏi tất cả các loại âm thanh, không bao giờ còn bị vướng mắc một lần nào nữa trong cuộc đời của mình.  Chúng ta sẽ sướng như vậy đó! Vì một khi đã không còn dính mắc với âm thanh nữa thì dù là chuyện nói tốt, nói xấu, nói đúng, nói sai, nói hay, nói dở, nói nhiều, nói ít, nói sao thì nói nhưng mình không hề “dính” nữa! Như vậy là bước được một bước ra khỏi rồi đó.  Cho nên ở đây nói rất hay rằng đó là  “trí tuệ khéo rõ biết”.

Bước sơ khởi: “Cái biết” đang rõ biết như thế nào khi lục căn tiếp xúc lục trần

Đây là bước sơ đẳng để đi vào công phu tu tập của nhà Phật. Đạo Phật dễ như vậy đó, không có khó làm, phải không? Chuyện rất rõ ràng ở nơi hiện tại này là mình đang rõ biết âm thanh. Thì chúng ta phải nói cho rõ ràng rành mạchcái đang rõ biết nó rõ biết như thế nào, âm thanh hiện ra như thế nào, nó rõ biết làm sao, âm thanh hiện ra làm sao, nó lại  rõ biết làm sao v.v.  Tất cả những điều này, mình cần phải thấy, phải biết một cách rành mạch. Vừa biết mà vừa thấy nó nữa, chứ biết không thì chưa đủ, còn phải “thấy” rõ ràng âm thanh nó đang hiện ra ở đâu.  Tự nhiên vừa có một tiếng “cụp” sau lưng thì mình biết liền, biết một cách nhanh chóng. Có tiếng “cụp” bên trái, mình biết; có tiếng “cụp” bên phải, mình biết; có tiếng “cụp” ở đằng trước, mình cũng biết, mà biết một cách chính xác nó ở hướng nào, và thậm chí còn biết nó ở vị trí nào. Khả năng này thì từ xưa tới giờ mình đã có như vậy rồi, và bây giờ chỉ cần mình xác thực điều đó thôi.

Bây giờ chúng ta có thể bình tĩnh ngồi lại khoảng một tiếng đồng hồ ở một chỗ riêng của mình, rồi mình có thể bắt đầu thả hồn rỗng rang, đừng dính mắc vào bất kỳ điều gì. Rồi mình bắt đầu  nghe tiếng con dế kêu, tiếng những con côn trùng kêu, tiếng kẽo kẹt, tiếng gió thổi, tất cả những âm thanh đó, mình đều nghe một cách rất chính xác, một cách rất rõ ràng, vừa nghe, vừa biết nó ở vị trí nào. Nghe ở đâu, nghe làm sao… thì chúng ta có thể diễn tả lại trong một tờ giấy ngắn. Đây không phải là công phu gì vĩ đại lắm đâu, nhưng mà phải khéo rõ biết. Đơn giảnchúng ta khéo rõ biết. Đó là bước đầu tiên. Nghĩa là nếu như bây giờ chúng ta khéo nghe được âm thanh, hoặc khéo thấy được hình sắc… nói chung là nơi lục căn tiếp xúc với lục trần thì nghĩa là mình khéo rõ biết.

Nhưng bây giờ chúng ta phải qua đến một cái khéo rõ biết kế tiếp thì đây mới là cái khác. Bây giờ chúng ta sẽ bước qua bước hai.  

Khởi đầu, chúng ta nói tới cái đang biết âm thanh, với cái đang biết hình sắc thì đây là bước một, rồi kế tới là “cái biết” để nhận ra cái hay nghe và cái bị nghe, cái hay thấy và cái bị thấy . Đầu tiên chúng ta phải phân biệt được hai cái này rồi chúng ta mới bước được qua một bước nữa. Nếu quý vị giỏi thì cửa này qua dễ rồi. Giờ đến cửa thứ hai.

Bước thứ hai: Có một “cái biết” khác đang nhận biết được “cái biết” của âm thanh và “cái biết” của hình sắc – hai “cái biết” này là một hay hai?

Cửa thứ hai là mình phải đủ định tĩnh, đủ lắng đọng để thấy cho rõ là cái đang nghe âm thanh này với cái biết nghe âm thanh, cái biết thấy hình sắc, cái biết ngửi mùi, cái biết xúc chạm, với cái biết ý niệm – thì “cái biết” này giống nhau làm sao, khác nhau làm sao? Đầu tiên chúng ta phải khẳng định là nó giống hay là nó khác, nó là một hay nó là hai? Ví dụ cái biết của âm thanhcái biết của hình sắc, thì nó là một hay là hai? Nếu nó là một thì mình phải lý giải cái một đó, còn nếu nó là hai thì chúng ta cũng phải lý giải cái hai đó, và tại sao nó lại là hai?

Ví dụ ở đây chúng ta được quyền phản biện thì chúng ta sẽ nói, lỗ tai thì mới nghe âm thanh được chứ con mắt đâu nghe được; do đó phải có cái khác ở chỗ đó, nghĩa là lỗ tai thì nhận biết âm thanh chứ con mắt thì đâu nhận biết được. Như vậy thì cái nhận biết của âm thanh cũng như cái nhận biết của hình sắc lại có một cái biết khác nó biết, có một cái gì đó  khác vẫn biết được được cái nhận biết kia. Có nghĩa là tôi vẫn biết được là tôi nghe, tôi vẫn biết được là tôi thấy.  Như vậy thì cái nghe ở lỗ tai và cái thấy ở con mắt vẫn được “cái tôi” đó biết.

Như vậy thì cái tôi này là ở cái nghe hay là cái tôi này là ở cái thấy? Cái tôi ở cái ngửi hay là cái tôi ở cái nếm? Quý vị sẽ phải phân biệt cho ra được là cái tôi của cái nghe khác với cái tôi của con mắt, hay là nó giống? Nó là hai hay nó là một? Nếu nó là một thì tại sao lỗ tai nó không thấy mà nó lại nghe thôi? Nếu nó là một thì tại sao con mắt lại chỉ thấy mà không nghe được? Chúng ta phải biết phản biện, phải đặt câu hỏi rồi tự trả lời trên giấy; chơi như thế này cũng vui lắm đó. Và khi quý vị khám phá ra được điều này một cách rõ ràng rồi là quý vị sống tự tại giữa cuộc đời này mà không còn dính mắc tới tiền trần. Nhưng nếu chúng ta không thấy rõ điều này thì cả đời chúng ta tu sẽ không được gì hết đâu. Chúng ta không rành lục căn và nếu nói chuyện lục căn mà mình còn không rành thì làm sao nói đến chuyện thoát ra ngoài lục căn được? Đây là chuyện của trí tuệ khéo rõ biết.  

Chư Bồ Tát rất hay, các ngài kêu chúng ta làm những chuyện thấy có vẻ thường lắm, nhưng nếu lơ mơ thì có khi cả đời này chúng ta vẫn không thấy ra được, và chuyện này mà không rõ ràng thì gần như là chẳng có chuyện gì khác mà mình rõ ràng được hết. Tại vì sao?  Tại vì thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm gần như xảy ra 24/24 trong đời sống của mình. Đây là những chuyện thường xảy ra chứ không phải chuyện trên mây nữa. Bây giờ chúng ta không nói chuyện trên mây nữa mà phải nói những chuyện thường xảy ra, có nghĩa là chúng ta phải khéo rõ biết.

Căn không dính trần chính là giải thoát

Ví dụ như bây giờ chúng ta nhắm mắt không thèm thấy. Đương nhiên là hình sắc thì chúng ta không thấy rõ rồi, nhưng còn lỗ tai này thì không nhắm lại được, trừ trường hợp nếu chúng ta lấy cái gì bịt tai lại. Khi ta nhắm mắt để cho tâm lắng xuống thì hai tai vẫn còn nghe, mình vẫn còn ngứa, vẫn còn nóng, vẫn còn lạnh và mùi thì mình vẫn còn biết. Bây giờ không lẽ mình lại còn bịt lỗ mũi lại nữa? Thôi thì cái nào đóng lại được thì cứ đóng, còn cái nào mà mình vẫn còn nghe được rõ nhất thì cứ nương vào cái đó để nhận định mọi việc. Chúng ta tu có nghĩa là chúng ta khám phá bất kỳ cái gì có liên hệ đến mình và sự khám phá này rất là thú vị.

Ví dụ như nãy giờ, chúng ta nói rằng ai cũng có thể nghe được, bao nhiêu âm thanh chúng ta đều nghe được hết rồi, nhưng tự dưng nó dứt ngang và không còn một âm thanh nào nữa. Khi không còn một âm thanh nào nữa thì mình ở cái chỗ nghe “không có âm thanh”. Và ở chỗ không có âm thanh vang động chung quanh thì mình nhẹ nhàng đặt lại một câu hỏi: “Nãy giờ bao nhiêu âm thanh mình đều nghe được hết, cái gì mình cũng nghe thấy hết, mà bây giờ nó đâu hết rồi?” Và nếu nó không còn dính nơi căn của mình thì mình sẽ có kết luận gì? Dễ mà, chúng ta có thể kết luận“căn với trần không dính nhau.” Đúng không? Và căn trần không dính nhau thì chính là giải thoát ! Qua đó chúng ta nhận ra được cái đạo lý tức cười như vậy đó! Tuy là chuyện tức cười nhưng đây là chuyện thật, đó là căn không bao giờ dính với trần, vậy mà lâu nay mình không để ý,  nhưng khi mình để ý thì mình thấy là rõ ràng căn với trần đâu có đính nhau đâu.

Theo nghĩa thông thường thì thấy là dính, nghe là dính, và nó được huân tập nơi tâm của mình

Vậy khi mình hỏi nó “dính nhau” nghĩa là gì? Người lanh lợi sẽ trả lời là nãy giờ tôi nghe, và khi nghe thì nó đã dính vào trong tâm thức rồi, vì bây giờ tôi có thể diễn tả lại âm thanhhồi nãy tôi đã nghe. Diễn tả lại được thì nghĩa là nó đã có nơi tâm thức rồi, và có lưu lại trong tâm thức thì nghĩa là nó có dính; mặc dù nó không dính ngoài căn nhưng nó dính trong tâm thức của tôi. Bây giờ nói một lời hay thì tôi nhớ, nói một lời dở tôi cũng nhớ và đó có nghĩa là tôi dính trên mặt tâm thức của mình. Đúng không? Nếu lanh lợi một chút thì chúng ta sẽ trả lời như vậy và sự thật là nó cũng đã dính như vậy.  Có nghĩa là âm thanh, dù mình để ý hoặc không để ý, một khi đã qua căn của mình thì đều dính vào trong tâm thức của mình. Đừng nói rằng tôi nghe nhưng tôi không nhớ. Mặc dầu rằng bây giờ chúng ta nghe qua một câu gì đó, mình đã nghe qua từng tiếng trong câu đó rồi, nhưng bây giờ muốn nhớ thì không nhớ được, cho nên mình tưởng là mình không dính nhưng thực sự là nó đã được huân tập rồi.  Mình phải thấy ra điều này. Nghĩa là dù muốn nhớ hay dù muốn gợi nhớ mà mình vẫn nhớ không được, nhưng đến một lúc khi mình ngồi trống vắng thì từng chi tiết nhỏ nó lại hiện ra. Như vậy có nghĩa “thấy là dính, nghe là dính.” Theo cái nghĩa bình thường thì là như vậy. Ở đây coi như chúng ta chấp nhận sự thật thấy là dính, nghe là dính đi.

Bây giờ, kế tới, ở nơi trần mà mình đã từng thấy, mình đã từng nghe, những điều này bắt đầu khởi lại nơi tâm của chúng ta. Khi chúng ta ngồi yên một mình thì mình nhớ lại những chuyện đã xảy ra hồi sáng, có người nói câu chuyện này và cười vui quá, nên khi mình nhớ lại thì mình cũng cười một chút. Có thể là mình không cười nhiều như ban sáng, nhưng bảo đảm là khi mình nhớ lại, mình vẫn thấy vui vui. Hoặc hồi sáng người ta chửi mình, nói nặng mình và mình hơi buồn, thì bây giờ khi mình nhớ lại, mình sẽ cảm giác buồn buồn một chút. Như vậy có nghĩa là có những xúc cảm  xảy ra trong khi căn xúc trần; khi căn xúc trần thì có những cảm xúc, một là thương, hai là ghét, xảy ra. Nó có cảm tình trong đó, mà khi có tình thì nó sẽ dính sâu hơn. Còn nếu mình chỉ nghe một tiếng rất là bình thường rồi thôi, mình cũng không để ý, thực sự là mình không để ý nữa, nhưng đến tối khi mình ngồi thiền thì nó sẽ hiện ra. Có cảm xúc buồn thì chúng ta sẽ gợn lên cái không vui, có cảm xúc vui thì chúng ta sẽ gợn lên cái vui mà không có nét buồn trong đó. Rồi lại có những âm thanh mình không có cảm xúc nhưng nó vẫn hiện ra. Vậy nghĩa là sao? Cái mà mình vui, mình để ý, nó hiện ra, mà cái mình không vui, không để ý, nó cũng hiện ra. Do vậy mà mình kết luận rằng thấy, nghe đều là dính.

Nhưng dính như thế này thì nó tạo thành cái gì? Ví dụ như khởi lên lần thứ hai thì nó vui, nên mình muốn nó lại hiện lên nữa và như vậy thì đương nhiên là nó sẽ còn hiện hoài nơi tâm của mình. Bây giớ tới lượt chuyện buồn xảy ra thì chúng ta lại cố tình không muốn cho nó xảy ra, thì nó có hết luôn không? Thì cũng như câu chuyện mà mình muốn giữ hồi này. Mình muốn giữ thì đương nhiên nó còn rồi, nhưng ngược lại nếu mình muốn xua đuổi, muốn trấn áp, muốn dẹp bỏ thì sao? Thì nó vẫn… tiếp tục được huân tập nơi tâm của mình. Rồi cái mà mình không để ý, nó hiện ra rồi nó mất đi. Cho nên ở đây, đúng là chỗ mình cần dùng cái từ khéo rõ biết, chúng ta cần khéo rõ biết chỗ này.

Trong lúc chúng ta khéo rõ biết thì “khéo” là rõ thấu mọi vấn đề mà không có bất kỳ một thái độ nào

Có những ý nghiệp buồn và vui hiện ra rất là rõ nét. Nhưng cũng có những ý không có nghiệp (tức là những pháp trần mà không thành thương, thành ghét) cũng hiện ra. Như vậy khi ba bộ mặt này hiện ra, chúng ta đều rõ biết và ở đây dùng từ “khéo rõ biết”.  Nghĩa là khi ý niệm hiện ra rất rõ ràng, thương hiện ra thì chúng ta khéo rõ biết nó, ghét hiện ra, chúng ta cũng khéo rõ biết nó và không thương không ghét hiện ra thì chúng ta cũng khéo rõ biết nó. Và hơn nữa, trong lúc chúng ta khéo rõ biết thì chữ “khéo” có nghĩa là sao? Có nghĩa là chúng ta không tác động gì đến cái thương, cái ghét và cái không thương không ghét! Hiện ra thì rõ biết nó, thấy rõ, biết rõ, và chỉ thuần cái thấy rõ, biết rõ thôi. Ở đây chúng tôi đang nói chuyện công phu cho nên quý vị hãy chịu khó nghe.

Như vậy thì cái rõ biết là cái đang hiện hữu hiện tiền. Đầu tiên là mình phải khẳng định là mình có cái rõ biết này. Mình hãy chấp nhận như vậy đi. Đây là bước đầu, là lúc khởi đầu nên mình phải chấp nhận điều này trước đã. Khởi cái gì, rõ cái đó, hiện cái gì, rõ cái đó. Cái gì cũng được, nhiều cũng rõ, ít cũng rõ, thưa thớt cũng rõ, dầy đặc cũng rõ, thô cũng rõ, mà tế cũng rõ, tất cả mọi cái chỉ thuần là “rõ” thôi. Như vậy thì được gọi là “khéo”. Khéo” là chúng ta không ở bên đây, không ở bên kia, không lấy, không bỏ, không thủ, không xả, không tác ý, không gìn giữ, không xua đuổi. Tất cả những cái đó đều không phải là cái khéo. Người khéo là người rõ thấu mọi vấn đề mà không có bất kỳ một thái độ nào. Như vậy là chúng ta đã bước được một bước nhẹ ở cái gọi là khéo rõ biết.

Lúc đầu, “cái đang rõ biết” mà mình huân tập cũng là một dạng của tâm thức

Lúc đầu chúng ta được quyền huân tập cái khéo rõ biết này. Mình hãy cứ dùng cái từ “huân tập” đi. Vì lúc đầu mình chưa biết rõ cái này là cái gì, nhưng rồi lần lần mình sẽ thấy rõ ràng là “cái đang rõ biết” này nó đang hiện diện ở đây. Mình phải nhận biết là có một cái rõ biết nó đang hiện diện ở đây. Và cái đang rõ biết này nó trong sáng, nó rõ ràng, cho nên không có bất cứ cái gì hiện ra mà nó không thấy. Lần lần chúng ta sẽ thấy cái này. Từng ý niệm hiện ra thì nó đều rõ biết, nhưng cũng có ý niệm hiện ra mà nó không biết rồi ý niệm đi tuốt luốt luôn. Đúng vậy không?

Tại vì lúc đầu mình đang huân tập cái biết này. Đây là cái biết mà mình huân tập, cho nên nó không có bền. Dù chúng ta khéo, ráng giữ cái huân tập này, niệm hiện lên thì biết, hiện lên thì biết, hiện lên thì biết, rồi hiện lên không biết, và nó cũng đi tuốt luốt luôn. Sau một hồi thì có một người giật mình, ủa, nãy giờ mình quên công phu rồi. Bây giờ mình phải công phu lại, phải tỉnh lại. Rồi bắt đầu tỉnh lại thì niệm khởi lên là biết, niệm khởi lên là biết, khởi lên là biết… rồi nó lại khởi lên rồi sau đó nó đi theo niệm mất tiêu luôn. Lâu nay là mình tập tu như vậy đó, đúng không? Rồi mình cho là mình tu như vậy là công phu thất niệm, cứ chạy đi theo vọng tưởng hoài. Như vậy cái người mà rõ biết theo kiểu huân tập này, theo cái đà huân tập này, lại chính là cái bị biết! Cho nên lúc nó nhớ mình cũng biết, lúc nó quên mình cũng biết nó quên mà. Như vậy thì đừng lấy nó làm chính thì mình mới thoát ra, còn nếu mình vẫn lấy nó làm chính thì chỉ có nghĩa là mình đang lấy ý niệm làm chính thôi. Sự huân tập cái biết này cũng là một dạng của tâm thức.

Căn và trần không phải là một và không có cách nào dính nhau được

Nhưng buổi đầu do mình không có công phu nên đương nhiên mình bám vào cái rõ biết. Mình bám nó một thời gian thì mình cũng sẽ thấy nó vô tác dụng, mình thấy nó tự nhiên ngủ tuốt luốt, rồi nó để cho ý niệm xảy ra và nó chạy theo ý niệm… Như vậy nghĩa là mình thiếu chánh niệm. thiếu tỉnh giácbất giác v.v. Nhưng thật sự, khi ý niệm xảy ra và mình “khéo” một chút thì mình sẽ thấy rõ ràngý niệm và cái rõ biết khác nhau. Giống như nãy giờ mình đang nói về căn và trần, mình phải phân biệt căn khác với trần thì mới được. Rõ ràng căn và trần hoàn toàn không phải là một, mình phải khẳng định được điều này. Căntrần không là một và căntrần không dính nhau! Chúng ta phải nhận được ra rằng căn và trần khác nhau – trầncái bị biếtcăncái đang biết, cái đang biếtcái bị biết hoàn toàn không có dính gì nhau! Chúng ta cần phải đủ cái tỉnh để thấy tới đây, và phải thấy tới đây một lần thì được gọi là khéo rõ biết. Sau khi mình tu tập và tới đây, mình thấy rõ ràngcăn không bao giờ dính với trần. Căn trần không có cách nào dính nhau được! Như vậy thì ý căn có dính được với pháp trần không?

Bây giờ mình nhắm mắt lại và xem như mình không nghe, không thấy, không ngửi, không nếm, không xúc, không chạm, chỉ còn một cái duy nhất là biết được ý niệm khởi thôi. Tất cả mọi cái bây giờ chỉ còn là ý niệm, chỉ còn là mình đối diện với ý niệm thôi. Nghĩa là bây giờ pháp trần đang hiện ra nơi tâm thì ý căn đang biết pháp trần. Như vậy ý căn là một cái gì đó đang rất là rõ ràng, và rồi quý vị sẽ thấy tiếp cái gì nữa? Quý vị thấy được là cái biết của ý căn cái biết âm thanh này giống nhau hay khác nhau không?

Chúng ta phải rõ ràng được rằng ý căn đang rõ biết pháp trần, nghĩa là biết từng ý niệm đang khởi lên – bây giờ không còn là buồn, thương, giận, ghét nữa, mà bây giờ là từng niệm khởi lên để được biết. Từng động niệm hiện ra là nhận rõ nó, hiện ra là nhận rõ, hiện ra là nhận rõ, và mình chỉ cần bấy nhiêu đó thôi, không cần phải làm gì thêm nữa.  Đừng có ai nghĩ là tôi phải tu giỏi hơn cái này, chừng này là đủ rồi. Động niệm hiện ra là nhận rõ, chứ không cần nói là tôi biết vọng gì ở đây. Chúng ta chỉ cần rõ biết là vọng niệm đang hiện ra.

Ý căn vốn yên tĩnh, rỗng lặng, rõ ràng và không hòa đồng với ý niệm nhưng vẫn khẳng định còn “mình” biết ý niệm

Như vậy thì cái đang rõ biết này, nó đang rất là yên tĩnh, rỗng lặng, rõ ràng. Như vậy thìkhéo rõ biết chưa? Cũng chưa đâu, vì vốn dĩ nó là như vậy chứ không phải do mình làm cho nó thanh tịnh đâu. Nó vốn dĩ là rỗng lặng và nó cũng vốn dĩ đang rõ biết. Và nó cũng vẫn chỉ là ý căn mà thôi! Cái này không phải do mình tu mà được kết quả vậy đâu! Chúng ta cần phải nhận ra được là ý căn của mình nó đang như vậy, chỉ là đang như vậy để mà rõ trần. Nhưng do cái ý căn này nó vẫn cứ khẳng định là “mình”, cho nên ở ngay cái rõ biết này thì vẫn là “mình” biết ý niệm.  

Vậy cho nên… ý niệm – mình, ý niệm – mình, ý niệm – mình…  Quý vị nhận rõ không?  Hồi trước mỗi khi ý niệm khởi lên thì ý niệm này là ý niệm buồn, ý niệm này là ý niệm thương, ý niệm ghét…. Khi mình nhớ tới chuyện buồn là “mình” buồn. Nhưng nếu mình đứng một cách vững vàng ở nơi ý căn thì cho dù có bao nhiêu ý niệm buồn hiện ra, mình cũng không hòa đồng thành cái buồn đó. Mình đang là người biết chứ không phải là cái bị biết. Như vậy thì những cái buồn thương giận ghét nơi tâm sẽ ra sao? Tự động nó sẽ không còn tác dụng nữa!

Ý căn chưa phải là bổn tâm vì vẫn còn ngã chấp và là một trong sáu căn

Quý vị sẽ thấy được một điều kỳ diệu là nếu mình đứng vững được ngay đây thì sẽ không có cái chuyện “buồn” xảy ra với mình, vì cái buồn là cái bị biết, cái vui là cái bị biết, ý niệm là cái bị biết, vọng niệm, vọng tưởng là cái bị biết, những cái gì hiện ra dù là quá khứ, hiện tại, vị lai thì cũng đều là cái bị mình biết. Nhưng đây chỉ thuần là ý căn thôi,ý căn này thì rất là thanh tịnh, trong sáng, rõ ràng. Những cái “rất” này nó vốn như vậy từ ngàn xưa cho tới bây giờ, nhưng nó chưa phải là bổn tâm của mình!

Khi còn ngã tý căn này vẫn hiện đó, vì nó là một trong sáu căn.  Khi dựng lập ngã chấp thì có sáu căn này, nhưng không có gì quan trọng bằng ý căn. Cái thấy cũng trở thành một ý niệmý niệm cũng bị ý căn thấy. Cái đang nghe nơi hiện tiền tuy không phải là một ý niệm, nhưng mà nhĩ căn nghe, nhĩ căn nghe có nghĩa là cái nhận biết âm thanh nó đang nhận biết âm thanh; đó là chức năng để nhận biết âm thanh, và còn có cái chức năng để nhận biết hình sắc nữa. Hai cái tác dụng, hai các chức năng này khác nhau, nhưng nếu so với ý căn này, thì lúc đầu, căn thấy hình sắc bên ngoài, nhưng đến tối thì hình sắc lại hiện ra trong ý thức. Và như thế là ý căn lại nhận biết trong thức đó.

Bây giờ dù hiện bất cứ hình thức nào, vàng hay là trắng, xanh hay đỏ, đẹp hay xấu, nhiều hay ít, lớn hay nhỏ, tất cả những điều đó đều hiện ra rất rõ. Tất cả những hình tướng đó hiện ra rất rõ nơi tâm của mình, và tất cả những hình tướng đó thành ra những ý niệm. Hồi nãy những hình sắc đó được mình thấy bằng mắt, bây giờ trở thành ý niệm. Hồi nãy âm thanh được mình nghe bằng lỗ tai nhưng bây giờ nó cũng thành ý niệm nơi tâm. Đây là điều mà trong Duy Thức gọi là “lạc tạ ảnh tử” của mình, là tịnh sắc căn đã được mình thấy nơi tâm của mình. Khi mình ngồi yên là mình thấy rõ nó, mình biết rõ nó, nên ở đây gọi là “khéo rõ biết.”

Tâm khác với ý căn – họat động bình thường của ý căn là luôn rõ biết pháp trần

Nói tóm lại, nếu mình không tác ý thì ý căn hoạt động rất bình thường. Ở đây tôi gọi là sự hoạt động bình thường của ý căn, nghĩa là nó luôn rõ biết pháp trần. Pháp trần là tất cả những ý niệm, vọng niệm, vọng tưởng, vọng chấp, buồn thương giận ghét… bất kỳ cái gì hiện ra thì ý căn luôn nhận biết một cách rất rõ ràng như vậy. Đó là một sinh hoạt rất là “thường” của căn và trần, chứ tới đây mình chưa có “tu” gì hết cả! Đừng có nghĩ là mình tu! Thậm chí người tu đã phạm sai lầm, nghĩ rằng mình có tác ý, mình  phải làm thế này, mình phải làm thế kia, mà như vậy nghĩa là mình đã không để cho ý căntrần hoạt động một cách bình thường.

Vốn dĩ như cái đèn, khi nó có điện và mình bật cái công-tắc lên thì nó tự cháy, không có điện thì nó không cháy. Cái quạt có điện thì nó quay, không có điện thì nó không quay. Có nghĩa là có một cái gì đó tác động để cho nó quay, thì đó chính là điện.  Nghĩa là có một cái gì đó tác động để cái đèn phát huy sáng của nó, thì đó gọi là điện.  Vậy thì có cái gì tác động tới tâm mình để mình thấy, có cái gì tác động tới tâm mình để mình nghe? Đó là nhờ tâm! Tâm khác với ý căn!

Có nhiều  người cứ cho rằng cái khởi nghĩ của mình là tâm. Ví dụ như mình thấy thì ngay đó có tâm, có ý thức hiện ra. Cái phân biệt của nhãn thức hiện ra trong cái thấy của mình nên nó phân biệt màu này khác với màu kia. Nhưng có nhãn thức là có sự phức tạp rồi – chúng ta học Phật thì phải học kỹ để thể phân biệt rõ những điều này.

Nhãn thức là cái so sánh các hình sắc khác nhau, nên nó phân biệt màu này khác với màu kia. Bây giờ khi chúng ta nhìn một bông hoa là tự động nhìn thấy bông này khác với bông kia. Mặc dù chúng ta chưa làm gì nhưng nhìn màu sắc là đã thấy khác, và hình dáng cũng khác. Vừa nhìn thấy bông hoa là tự động đã nhìn thấy sự khác biệt rồi mà chưa kịp làm gì, thì đó chính là nhãn thức. Nhưng nhãn thức này có phân biệt được âm thanh khác nhau không? Không! Cái mà có thể phân biệt âm thanh này khác với âm thanh kia là nhĩ thức. Khi học Phật và đi sâu vô những vấn đề này thì thấy nó rối lắm, bởi vì từ xưa đến giờ mình chưa để ý.

“Cái biết” mới là cái quan trọng trong khi “cái so sánh phân biệt” vẫn chỉ là “cái bị biết” mà thôi

Như vậy trong một cái thấy thì không chỉ có nhãn cănsắc trần mà có thêm nhãn thức. Trong cái nghe của mình không chỉ có nhĩ cănthanh trần mà có nhĩ thức nữa. Và bản thân nhãn thức thì lại chẳng thể phân biệt mùi này khác với mùi kia được bởi vì mỗi chức năng đều khác nhau. Hãy tự hỏi sao mình lại có được những chức năng như thế này – khoa khọc không thể nào chế ra cho mình được đâu.

Như vậy khi mình thấy hình sắc đó, dù mình phân biệt hay không phân biệt, thì vào lúc đó mình có biết không? Biết! Đó, cái biết này mới là cái quan trọng, bởi vì so với cái biết này thì cái so sánh phân biệt kia vẫn chỉ là cái bị biết mà thôi. Bây giờ mình nghe âm thanh, mình là (1) người nghe, âm thanh hiện ra là (2) cái bị nghe, rồi có (3) cái phân biệtâm thanh này không giống âm thanh kia, ví dụ như âm thanh trước lớn hơn, âm thanh trước rõ hơn, hay hơn, trong hơn v.v.

Vậy tất cả những cái phân biệt đó là gì? Là nhĩ thức! Là thức phân biệt nơi lỗ tai! Chúng ta đi từng lớp, từng lớp như vậy thì sẽ thấy rõ hết. Nếu chúng ta tu thiền mà mấy điều này chúng ta không thấu biết thì không thể được. Người tu thiền bắt buộc phải biết những điều cơ bản này. Chúng ta phải phân ra từng cái, từng tầng, từng lớp, rõ, rõ, rõ như vậy thì mình mới biết được “mình” là ai, “mình” là gì, “mình” là cái “thứ” gì ở đây? 

Hồi nãy như chúng ta đã nói là có căn, trần, thức – cả ba hiện ra. Có lục căn thì có thập bát giới. Nếu chỉ nói căn, trần không thôi thì có thập nhị nhập, nhưng nếu nói căn, trần, thức thì là thập bát giới theo như cách sử dụng thuật ngữ thông thường.

Dù mình có chú ý hay không thì cái đang nghe, đang thấy vẫn đang “biện biệt”

Trên thực tếhiện giờ mình vẫn đang ở dây, mình đang nghe, dù mình có để ý hay không để ý, dù mình có chú tâm hay không chú tâm, thì “cái đang nghe” này vẫn đang phân biệt hai âm thanh, ba âm thanh, bốn âm thanh, mười âm thanh, một trăm âm thanh ở đây hoàn toàn khác nhau. Hãy nghiệm lại coi! Mình đang nghe ở đây, bao nhiêu loại âm thanh, bao nhiêu âm thanh rung động, mặc dù chỉ một tiếng ve kêu thì cái rung trước với cái rung sau cũng vẫn khác nhau. Cái cường độ rung động của những âm thanh này hoàn toàn khác nhau và sóng âm phát ra của từng âm thanh cũng hoàn toàn khác nhau – mặc dầu mình đang không để ý, mình đang thả lỏng và không chú tâm. Hãy cứ thả lỏng đi, nhưng cái gì cũng nghe, cái gì cũng rõ, mà cái gì cũng biện biệt.

Nếu mình để ý thì mình chỉ nghe có một, mà không để ý thì nghe được đủ thứ. Đây là cái hiện thực đang xảy ra, cái rất thực đang xảy ra ngay khoảnh khắc hiện tiền này. Như vậy thì cái mà đang nghe như thế này – chưa có đụng tới tánh, tới tướng, tới những cái gì ở vòng ngoài, mà tôi chỉ đang diễn tả cái thực đang xảy ra – nghĩa là chúng ta ngồi đây, có bao nhiêu âm thanh thì chúng ta đều nhận biết như nhau. Vậy thì cái biết này, cái nhận biết âm thanh này do có lỗ tai mà nó mới biết. Lỡ như bây giờ mình bịt lỗ tai lại là mình sẽ không nghe âm thanh nào nữa. Điều này để cho chúng ta thấy là cái nghe đang ở nơi nhĩ căn để nó nghe được tất cả mọi thứ.

Căn và thức cùng một phe để có thể “phân biệt trần và căn, trần, thức đều là sắc

Như vậy thì nghĩa là đầu tiên là chúng ta còn bị kẹt trong nhĩ căn để chúng ta nhận ra cái “khác”. Có “cái bị nghe” và “cái phân biệt cái bị nghe”, nhưng mà “cái phân biệt cái bị nghe” nó có phân biệt “cái đang nghe không”?

Bây giờ mình thấy hình sắc, và liền khi đó mình thấy được tất cả những sự khác nhau của tất cả các hình sắc đó, thì đây gọi  là cái phân biệt tức là nhãn thức. Nhãn thức giờ đang phân biệt tất cả những hình sắc sai biệt nhau, và cái đó nó có phân biệt cái đang thấy không, hay là nó chỉ phân biệt cái bị thấy thôi? Câu trả lời là nó chỉ phân biệt cái bị thấy thôi vì nó ở bên phe mình! Tại sao? Tại vì ý thức là của mình! Căn là của mình, thức là của mình. Trong cái thấy này có hai cái “mình” hiện ra, đó là căn và thức. Vàcái nghe” cũng vậy, trong “cái đang nghe” thì có “cái căn nghe” và “cái thức” so sánh, và như vậy thì căn và thức cũng cùng một phe để có thể phân biệt trần.

Như vậy thì trong lúc đang thấy, cái phân biệt liền ngay tại đó. Vậy bây giờ ngược lại, với cái khả năng hiện có của mình, thì mình ngầm – mình ngầm thôi chứ mình không thấy đâu – mình ngầm có cái xác nhận rằng cái đang nghe là của mình, ngầm có cái xác nhậncái phân biệt là của mình. Tức là ngay đây là mình đang ngầm ngầm thôi chứ mình không thấy bộ mặt nó thật đâu.

Như vậy thì bây giờ mình có nhu cầu là khi mình thấy hình sắc như thế nào thì nghĩa là mình thấy “cái bị thấy” như thế đó. Đây là bước đầu tiên. Tại sao? Tại vì khi mình thấy hình sắc thì nó cũng đang là sắc hiện ra trong tâm của mình – nó là cái bị thấy. Còn cái đang thấy thì cũng là một dạng căn, như mình thấy cái đèn đang sáng, cái quạt đang quay. Khi mình thấy vừa đèn vừa ánh sáng của đèn thì nghĩa là mình thấy được hai cái. Ánh sáng của đèn soi chiếu mọi vật, thì con mắt của mình cũng thế, nó là cái đang soi chiếu hình sắc. Thì ở đây, mình phải thấy được “cái đang thấy” này. Tại vì trần cũng là sắc, căn cũng là sắc, thức cũng là sắc!

Những cái “khác biệt” hiện ra thành từng ý niệmtrở thành ý thức khi có được sự khẳng định

Hồi nãy chúng ta nói hai là căn, trần; bây giờ chúng ta nói tới cả ba là căn, trần, thức. Cái thức là cái dễ thấy. Khi mình nhìn đóa hoa này thì mình nhìn thấy tất cả những cái khác biệt hiện ra trước mặt mình, và như vậy thì mình có thấy được cái thấy khác biệt đó không, mình có biết nó không? Biết! Mình biết nó nên khi cái khác biệt hiện ra thì mình thấy. Nhưng lúc mình nhìn thì cái khác biệt đó hiện ra thành từng ý niệm khác nhau, thành từng nhận định khác nhau trên hình sắc đó, là từng cái so sánh, màu này không giống màu kia, cái này lớn hơn cái kia, hoa này nhiều cánh hơn, hoa này trắng hơn, hoa này xanh hơn, vàng hơn…

Khi tất cả những cái khác biệt chưa ra đâu vào đâu hiện ra, chỉ mới có là “khác biệt” chung chung thôi, thì dừng ngay đó là nhãn thức. Nhưng nếu hỏi cái khác biệt này chính xác là khác biệt gì, nếu khi đó có sự khẳng định hiện ra ở bên sau thì nó trở thành là ý thức!

Chúng ta có đủ trí để phân rõ, để minh định nổi cái này không? Như vậy là đủ thấy rắc rối chưa chứ đừng nói chuyện tu là dễ, vì muốn có trí tuệ để thấy hết được mình, biết hết được mình thì đây chính là “khéo rõ biết”. Mình phải phân biệt để mình biết được tất cả mọi thứ. Nếu như trong một cái thấy như thế này mà chúng ta không rõ biết thì sao? Thì Phật nói mình vô minh là đúng rồi, chứ mình cũng đừng buồn khi nghe như vậy. Chúng sanh như chúng ta thực sự quá vô minh, vì ngay cái chuyện ngay trước mắt mà còn không thấy rõ, nên mình không vô minh thì còn ai vào đây mà vô minh?

Khi chúng ta nhìn thấy bông hoa này, thì cái thứ nhất là căn, cái thứ hai là trần, cái thứ ba là thức, mà đây cũng chỉ mới là nhãn thức thôi. Bây giờ, đến lượt ý thức hiện ra. Cái hoa này đẹp hơn cái hoa này. Hồi nãy là nó “khác”, nhưng bây giờ là nó “đẹp”. Quý vị thấy không, bây giờ thì cái này nó đẹp hơn cái kia rồi. Lý do tại sao nó lại đẹp hơn? Đó, những lý luận so sánh bắt đầu sinh ra, ví dụ như nó đẹp hơn, nó tươi hơn, nó rực rỡ hơn, nó mềm mại hơn… tất cả những gì hơn, hơn đó là những gì mà mình lý luận. Và nó đẹp, là vì sao nó đẹp? Vì trước kia mình đã thấy một cái hoa xấu, hoặc là hiện tại mình thấy một cái gì đó không bằng nó. Thì ở  ngay đây, có hai dữ liệu được lấy ra từ trong ký ức của mình để so sánh là bông hoa này thì đẹp như thế nào so với cái mà mình thấy được bữa hôm kia, hoặc là nó xấu hơn so với cái mình thấy bữa hôm kia. Đồng thời, lại cũng có một cái bên cạnh để so sánh. Nhưng tuy cái bên cạnh không có ký ức, thì cái bên cạnh này cũng không chấp nhận là nó xấu hơn cái hoa kia đâu. Là tại vì tuy cái bông hoa bên cạnh này không bằng cái bông hoa kia, lý do là bởi vì trong quá khứ, bông này không phải là nó chỉ đẹp do tôi nhận định là nó đẹp, mà Thầy tôi cũng nhận định nó đẹp, người hiểu biết, người trí thức, người biết cách thưởng thức cũng thấy nó đẹp và tôi cũng công nhận nó đẹp. Tất cả những điều đó đều đến từ cái kết luận của quá khứ là nó đẹp.  Còn lại bông hoa này  từ xưa đến giờ không ai công nhận nó cả, nên tôi không thấy nó đẹp vì nó không có cái vốn từ trước.

Hoạt động của ý thức – mọi sự phân biệt đến từ ký ức và sự huân tập tình cảm

Như vậy đẹp xấu đến từ đâu? Đến từ ký ức của mình mà hiện ra. Và hiện ra cái đẹp vì sao? Vì mình có tình cảm với nó từ quá khứ và bây giờ mình huân tập tình cảm vào cái mới. Còn nếu mình không thích nó thì cũng là do quá khứ mình đã từng không ưa, cho nên bây giờ dù có nói sao thì mình thấy nó vẫn không đẹp. Nhưng thấy nó không đẹp thì không có nghĩa là mình từ chối nó mà mình lại vẫn tiếp tục huân nó. Mình đều huân ở cả hai đầu ưa ghét. Như vậy thì hồi thấy ban đầu, ở cái chỗ mà ý thức chưa can dự, thì lúc đó mình có so sánh không? Có! Vì đã có nhãn thức lúc đó rồi! Tuy nhãn thức vẫn chưa phải là sự huân tập sâu, nhưng cũng đã là một sự huân tập. Còn sự huân tập sâu nghĩa là đã có ý thức tham dự, thì khi đó nó sẽ ở cả hai mặt của thương và ghét, lấy hoặc bỏ, thích hoặc không thích. Sự phân biệt ban đầu thì chưa tới thương, chưa tới thích; tuy vậy, nó vẫn là sự phân biệt của nhãn thức, là cái thức của căn mắt. Cái thức phân biệt ở căn tai, căn lưỡi, căn mũi đều như vậy hết, và chúng ta phải thấy rõ điều này

Bây giờ nói tới sâu trong ý niệm. Ý niệm đang xảy ra trong tâm mình và mình vui một chút, rồi ý niệm xảy ra trong tâm mình và mình buồn một chút, hoặc khó chịu một chút, hoặc bực bội một chút. Nghĩa là khi ý niệm xảy ra, nó mang theo cái cảm tình đó. Ví dụ như khi tự nhiên nhớ tới người kia thì mình nghe thấy tim mình xao động; nó chợt rung lên, ồ, sao kỳ như vầy. Nếu vậy thì hãy nhớ lại đi, trước kia đã gặp nhau, rồi nói với nhau một số câu gì đó, rồi có cảm tình gì đó. Phải như vậy thì khi nhớ lại mới có cảm giác này, chứ nếu trên trời mới cho mình được gặp một lần thì coi chừng không có cảm giác đâu. Hoặc chỉ gặp một lần trong đời này mà sao mình thấy quen quá. Như vậy là có gặp trước đó rồi, mà không nhớ gặp ở đâu. Rồi mình có thể nhớ lại trong quá khứ đã có gặp nhau, thì đó là quá khứ của mấy đời kiếp trước đó. Nhưng mình đâu có đủ sức nhớ lại mấy đời kiếp trước. Ví dụ như mình không hiểu tại sao là khi nhớ tới người này thì mình ghét cay ghét đắng, trong khi  nhớ tới người kia thì mình muốn thân cận, muốn gần gũi, và có một người nữa hiện ra thì mình lại thấy rất bình thường.

Như vậy là thương và ghét, không thương, không ghét hiện ra. Vậy đầu tiên là ý căn nhận biết pháp trần hiện ra. Nhưng mà nếu khôngý thức can dự thì nó có sẽ thành thương thành ghét không? Không! Không thương không ghét gì hết nhưng nó  vẫn hiện ra. Ban đầu ý căn vẫn nhận rõ từng niệm, từng niệm, từng niệm hiện ra, nhưng những cái niệm mà có liên quan đến thương ghét là do ý thức phóng vô. Chúng ta cần phải thấy rõ chuyện này của tâm mình. Khi ý thức phóng vô thì mình sẽ thấy cái hình này đẹp quá, đẹp như thế nào, thế nào… thì ý thức bắt đầu trào trào những cái đẹp đó ra cho mình thấy, đẹp quá, thích quá, và một mớ những ý niệm trào ra. Nghĩa là nó sẽ lôi cái ký ức ra. Khi ý thức hiện ra thì nó lôi ra để so sánh, là cái này nó thuộc về thương hay ghét, thích hay không thích v.v. thì nghĩa là ý thức đang hoạt động.

“Công phu” nghĩa là đừng cho ý thức hoạt động để không huân thành ý nghiệp

Như vậy bây giờ, đối với mục đích của mình thì công phu là gì? Công phu làm làm cái gì? Đơn giảnchúng ta đừng cho ý thức hoạt động! Mình có thể đè ý thức chứ không có làm gì khác hơn được. Như vậy khi mình thấy thì tự nhiên chuyện phân biệt sự sai khác của hình sắc đang thấy sẽ tự động hiện ra, thì đây là chuyện bình thường của căn, trần và thức của căn đó, trong trường hợp này là này căn của mắt. Đó là chuyện bình thường, là những chức năng hoạt động bình thường của cơ thể.  Nhưng cái bất thường hiện ra lại chính là cái ý thức. Kể từ khi nổ một cái đùng, hiện ra con khỉ Tề Thiên thì mới có chuyện dài dài. Con khỉ đó hiện ra là mới có chuyện. Không biết nó ở đâu mà nó quậy lung tung. Chứ nếu như bây giờ mình cứ thấy là thấy, nghĩa là có phân biệt mà chưa có ý hiện ra, chưa có ý thức hiện ra. Nhãn thức mà chưa phải là ý thức thì nó chưa phải là vấn đề, chưa thương hoặc là ghét, tức là nó không huân thành nghiệp. Nó thành ý niệm nhưng nó không huân thành ý nghiệp.  Ý nghiệp thì mang cái thương hoặc cái ghét, nhưng thuần ý niệm thì không có thương hoặc ghét. Chúng ta phải phân biệt rõ điều này. Kinh sách nói thế nào thì chúng ta không biết, nhưng chúng ta nói chuyện rất thực tế là nếu nó mang tình cảm thì nó thành nghiệp, còn nếu không có tình cảm thì xem nó không phải là nghiệp. Thậm chí nó có hiện ra đi nữa thì nó cũng không có tác động làm cho mình bất an.  Nhưng nếu nó theo tình cảm thương hoặc tình cảm ghét hiện ra thì mình sẽ ra sao? Mình sẽ bị bất an.

“Thấy là thấy” ở tầng “biện biệt” mà “không phân biệt” thì là chuyện của tự nhiênhoàn toàn không có lỗi

Cho nên bây giờ nếu mình tu giỏi, đơn giản mình ó một chút tỉnh để khi căn tiếp xúc với trần, và có cái thức hiện ra ở căn đó (mà chưa phải là ý thức) thì như vậy là được rồi. Thấy là thấy. Thì cái “thấy là thấy” này nó liên quan tới cái gì, làm sao chúng ta thấy được?  Mình có đủ căn và có thức ở nơi căn đó thì tức là mình mới có cái hiện diện ở trong vũ trụ mênh mông này. Và từ cái tác động mênh mông của tâm, nó hiện thành cái tướng của căn, và căn có cái chức năng là thấy. Đồng thời, căn tác động tới cái nguồn sâu của tâm, và nó có cái chức năngbiện biệt – ở đây chúng ta dùng từ “biện biệt” mà chưa phải là “phân biệt”. Biện biệt thì nó sẽ minh định được những sự sai khác của trần. Chỉ chừng đó thôi, nó chỉ mới biện biệt thôi chứ nó chưa rớt xuống tầng phân biệt. Cho nên cái biện biệt này chưa thành ý niệm thương ghét, chưa rớt xuống cái tầng so sánh phân biệt của ý thức. Chúng ta nên nhớ như vậy, là khi bắt đầu “phân biệt” thì mới thành ý thức, còn mới “biện biệt” thì chỉ mới ở tầng ngoài của ý thức cái biện biệt này thì hoàn toàn không có lỗi.

Vậy những lúc chúng ta tu, không lẽ chúng ta nhắm mắt rồi chúng ta không thấy cái gì? Thấy chứ, vẫn thấy nhưng mà cũng vẫn không có lỗi, nên chúng ta được thấy một cách “tự nhiên” và nó là tự nhiên, rất tự nhiên. Nó là chuyện của tự nhiên. Còn “mất tự nhiên” là khi ý thức phóng vô can dự. Mình phải phân biệt được điều này, để trong đời sống thực tế, mình biết là mình đang “tự nhiên” hay là đang “mất tự nhiên”. Thấy tự nhiên thì không có vấn đề. Mà thấy “có vấn đề” là mất tự nhiên.  Thấy “có vấn đề” là do đâu? Là ý thức moi ký ức ra, rồi so sánh với cái hiện tại để thương hay ghét thì đúng thật cái này là mất tự nhiên, vô duyên, vô cớ, nhưng mà mình chặn nó không kịp nên nó quậy tùm lum. Nó thần thông biến hóa đủ thứ chuyện trong khi mình chỉ có một mình mình. Nhưng mà nếu chúng ta thường trực tỉnh giác thì sự thường trực tỉnh giác này “phòng ngừa” ý thức phóng ra so sánh phân biệt. Và ở ngay đó thì ý thức dễ nghe, dễ chịu lắm. mình mà không cho là nó nghỉ! Nhưng đố quý vị là ngay nơi thấy, ngay “cái biện biệt”, vừa thấy vừa biện biệt đó, một khi đã có căn, trần, thức thì đố quý vị chặn được, trừ trường hợp là nhắm mắt lại không thấy trần nữa. Nhưng nếu căn và thức vẫn còn hoạt động thì nhắm mắt lại sẽ thấy tối hù và chính nhãn thức là cái gì phân biệt cái tối hù đó.

Con khỉ ý thức nhiễu loạn tâm mình và mình hòa nhập vào ý thức

Vậy bây giờ nếu khôngtrần, thì ý thức sẽ làm sao? Nó sẽ quay vô phân biệt ở nơi pháp trần, và pháp trần là những ý niệm mà mình đã thấy là những cái mình đã từng thấy, từng nghe, từng ngửi, bây giờ bắt đầu hiện ra.  Ý thức bắt đầu nhào vô và nó thấy là vô trong này quậy sướng hơn.  Có nghĩa là con khỉ ý thức không chịu ở yên, không ở mắt thì ở tai, không ở tai thì ở mũi, ở thân, vì không ở thân thì làm sao ở ý được? Thành ra ý thức bắt đầu quậy lộn xộn ở nơi tâm của mình – nhớ bà này nó giận bà này, nhớ ông kia nó giận ông kia, nhớ chị nọ nó giận chị nọ, nghĩa là nó giận tùm lum, rồi nó buồn và nó khóc. Thì như vậy nghĩa là gì? ý thức đang nhiễu loạn tâm của mình.  

Và nếu mình tỉnh thì mình sẽ thấy ra sao? Thấy là ý niệm buồn, ý niệm vui đang được rõ biết, và thực sự là mình đang rõ biết, không có ý niệm nào mà mình không rõ biết. Nhưng vấn đề ở đây là mình bị cuốn theo bởi cái lực của ý thức, và rồi cuối cùng, “mình” thành cái buồn luôn! Cho dù lúc đầu, mình có tỉnh và mình không cho ý thức tham dự nên ý niệm hiện lên mình biết, hiện lên mình biết, mình biết, mình biết, rồi ý niệm tắt, mình cũng biết, rồi tự nhiên sau một lúc, mình mất tự chủ, rồi ý thức hiện ra, và rồi “mình” thành “tôi buồn quá trời!”  Nghĩa là mình không còn “biết” cái buồn nữa, mà mình trở thành “cái đang buồn”.   Tự nhiên thành “cái đang buồn” chứ không còn là “cái bị buồn” nữa. Mình là cái buồn, mình là cái vui, tức là mình hòa nhập vào với ý thức rồi! Và ý thức nó luôn gạt mình kiểu này, không phải chỉ gạt trong một giờ mà là gạt cả ngày, không phải gạt một ngày mà gạt cả năm, không phải cả năm mà cả đời, không phải cả đờihằng hà sa số kiếp.

Cho con khỉ ý thức đi học đạo, hướng tới chuyện thành Phật

Vậy cho nên ý thức mới là cái quan trọng mình cần để ý. Mọi chuyện có thành tốt, thành xấu, thành sai, thành hay, thành dở cũng là vì chính cái ý thức này. Làm Phật cũng nó, mà làm ma vương cũng nó! Cho nên bây giờ chúng ta phải ngăn bớt sự hoạt động của nó, vừa dạy dỗ nó, vừa cảm hóa nó. Từ xưa đến giờ chúng ta chỉ toàn huân tập, thương hoặc là ghét, rồi buồn vui, huân tập trong cái sắc chất, huân tập trong cái vật dục. Bây giờ mình cho con khỉ ý thức đi học đạo, để nó hướng tới chuyện thành Phật. Và đến hồi mà tâm thức mình thích thành Phật rồi thì những ý thức mà không liên quan tới chuyện thành Phậtý thức tự nó gạt bỏ! Ý thức học đạo, học đạo là ý thức!

Thành ra con khỉ phải đi gặp Ngài Tu Bồ Đề vì nếu con khỉ không gặp Tu Bồ Đề thì sẽ không phải là chuyện tốt đẹp cho Đường Tăng đi thỉnh Kinh đâu. Nó phải đi học đạo đàng hoàng, phải gặp một danh sư, phải ngộ đạo rồi bắt đầu quay trở lại, và nó sống một đời sống khác liền. Trước kia nó chỉ là hầu vương chém lộn, ăn uống giật trái cây chơi thôi, nhưng sau khi đi học đạo, gặp Tu Bồ Đề rồi là đi Tây Phương thỉnh Kinh, là đổi hướng cuộc đời của mình. Tức là bây giờ phải làm sao uốn được ý thức đi theo một chiều khác. Nghĩa là chúng ta bắt đầu huân tập để ý thức sẽ có một hướng mới, hoàn toàn khác, và chỉ cần chúng ta thay đổi ý hướng, thay đổi ý thức thì mọi chuyện sẽ dẫn theo chiều hướng mới. Và đây là một chuyện cực kỳ khó khăn ở ngã ba đường này. Thay vì hồi xưa mình bị nó quậy lung tung, nhưng bây giờ mình đủ lực để chuyển cái thức theo tâm của mình, theo một hướng khác hoàn toàn.

Ý căn khóa cửa kho ký ức lại thì ý thức không có dữ liệu để so sánh phân biệt

Nhưng muốn được điều đó thì trong cái khoảng riêng của mình, mình trở lại với ý căn của mình. Ý căn có một nội lực hơn ý thức.  Mặc đầu nó bị tác động, nó bị ý thức kích nó, nó mở cửa kho và nó lấy ký ức ra, nhưng bây giờ khóa cửa kho luôn, dù mi kích ta cỡ nào ta cũng không lấy ký ức ra, không lấy nữa, khóa cửa rồi! Mi muốn so sánh xấu đẹp hả? Mi lấy gì để mi so sánh? Nếu không có ký ức thì lấy gì so sánh? Phải làm cho ý căn vững vàng mà không để cho ý thức tác động bắt phải vào kho lấy ký ức ra nữa. Bây giờ nói cái này đẹp thì đẹp so với cái gì? Mi lấy cái gì để mi so sánh rồi nói nó đẹp, mi nói ta nghe đi! Nếu ý căn ngon thì nó sẽ cự với ý thức là ta sẽ không mở cửa kho nữa, không cho ký ức cũ lòi ra nữa. Vậy mi có ngon, mi phân biệt làm sao cho thành đẹp thì mi nói ta nghe đi. Cứ như vậy thì ý thức hoàn toàn không có dữ liệu để so sánh, tức là đóng cửa dữ liệu lại.

Như vậy thì ý căn phải hết sức định tĩnh để không bị ý thức khuấy. Lâu nay mình cứ thả lỏng, để cho ý thức muốn lấy cái gì thì nó kích mình, rồi mình hốt dữ liệu quăng ra cho nó. Nhưng bây giờ ý căn nhất quyết đóng cửa ngủ, mi muốn nói gì kệ mi, ta không cung cấp dữ liệu nữa. Thì ý thức sẽ lúng túng, nó khó chịu lắm, và nó muốn so sánh nhưng mà hết rồi, có cái gì nữa đâu mà so sánh. Không có cái gì để so sánh hết thì thôi ý thức ngủ luôn cho rồi, mệt rồi!

“Tu nghĩa là đóng cửa ý căn để không cung cấp dữ liệu cho ý thức

Như vậy “tu” có nghĩa là gì? Là đóng cửa ý căn để không cung cấp dữ liệu cho ý thức! Mình nói kiểu đùa đùa, nhưng đây là sự thật. Nếu mình đủ cái lực là không bị tác động bởi ý thức thì sẽ không có dữ liệu cho ý thức so sánh phân biệt. Khi ý thức quậy lên là để lấy ký ức ra để so sánh, nhưng bây giờ ngay cả ý thức có quậy thì cũng chẳng có dữ liệu nào hết vì ý căn đóng cửa ngủ rồi, đi du lịch rồi, giờ có muốn kiếm cũng không kiếm ra, không có lấy chìa khóa mở kho được! Cứ nhiều ngày nhiều tháng nhiều năm như vậy, ý thức sẽ rất buồn tới chết luôn! Rồi nó sẽ nói với ý căn là thôi được rồi, mi thấy kệ mi, mi nghe kệ mi, mi ngửi kệ mi, mi nếm kệ mi, ta mệt rồi, ta ngủ rồi! Bởi vì kiếm ý căn không được thì lấy đâu ra dữ liệu mà phân biệt so sánh nữa. Như vậy thì mọi chuyện chấm hết ở đây nếu ý căn khóa cửa.

Còn nếu ý căn không khóa cửa được, sơ hở để cho ý thức đâm thọc để lấy dữ liệu ra thì là kể như thua cuộc! Nhưng thua cuộc chưa thôi đâu, nó mà lấy được ký ức cũ ra để so sánh phân biệt, nó quậy một hồi rồi nó sẽ bắt ý căn nhập thành buồn, nhập thành vui, nhập thành giận, nhập thành ghét, nên mình thành là buồn, thành thương, thành ghét luôn. Mình bị hòa nhập, bị hòa đồng với duyên cảnh bên ngoài và mình mất hoàn toàn tự chủ.

“Công phu” là để các niệm hiện ra một cách tự nhiên ngay trong kho tàng ý căn mà mình không tác động – đây là kìm hãm sự hoạt động của ý thức

Như vậy thì bây giờ chúng ta nói lại về “công phu” thì là mình phải làm sao? Hồi nãy mình đã phân biệt là có bên thương, bên ghét và bên không thương không ghét. Khi ba phe này hiện ra thì mình làm sao? Mình để cho thương, ghét, không thương không ghét hiện ra một cách rất tự nhiên mà mình không tác động. “Không tác động” ở đây tức là đang kìm hãm sự hoạt động của ý thức, chứ không phải là không tác động bình thường đâu. Tức là ý căn hiện ra với cái hoạt động bình thường và với cái bản lĩnh của ý căn là đang rõ biết tất cả các pháp trầnhoàn toàn không tác động gì cả.

Đây phải gọi là bản lĩnh chứ không phải chuyện bình thường. Chúng ta phải để cho ý căn hoạt động cho đúng với cái bản lĩnh của nó, và khóa cửa không cho ý thức quậy để mà lấy chìa khóa, lấy dữ liệu ra nữa. Ý căn chỉ rõ biết, rõ biết và rõ biết thôi! Chỉ rõ biết thôi, mà rõ biết là không phải của ý thức! Có ý thức mới có chuyện, mà ý thức không can dự vào là hoàn toàn không có chuyện. Ví dụ bây giờ khi ý niệm khởi lên, bắt đầu bằng chữ “bà” rồi tới chữ “hai” rồi tới tên gì, tên gì… và cứ như thế mà theo ký ức hiện ra. Khi những ý niệm hiện ra thì xem như là những ký ức hiện ra, nhưng coi như đang ở trong nhà nói chuyện với nhau chứ không cho ý thức thấy.  Đóng cửa ý căn! Và  ý niệm hiện ra ngay trong cái kho tàng ý cănkhông bị lộ cho ý thức thấy, ý thức phát hiện và lôi đầu ra là sẽ có chuyện. Như vậy có nghĩa là nó hiện ra thì nó cứ hiện ra, nó khởi thì nó cứ khởi mà mình không làm gì hết. Đừng có động đậy thì ý thức sẽ không hay. Ý cănđộng thì ý thức mới có chuyện, ví dụ như ý thức sẽ nghĩ là cái tên này (ý căn) đang thức đây, nó đang rục rịch đây, thì ta lấy chìa khóa mở cửa lấy ký ức ra chơi, còn nếu cái tên này (ý căn) đang êm ru, đang ngủ thì thôi kệ nó, mình cũng ngủ luôn. Ý thức nó cũng thông minh, hoạt bát, lanh lợi, nhưng mà nó cũng dễ dại. Khi nó bị kích động thì nó mới kích động tới ý căn, còn nó không bị kích động thì ý căn không kích động. Còn nếu bây giờ ý thức kích động mà ý căn không kích động thì xem như mình thành công!

Cho nên chúng ta phải thấy rõ, biết rõ về căntrần, phải phân biệt cho thật rõ ràng căn, trần ngay từ buổi đầu. Để khi cái hiện ratrần hiện ra và căn rõ biết. Trần hiện ra, căn rõ biết, trần hiện ra, căn rõ biết… tức là căn đang ở đây để rõ biết tất cả các trần hiện ra. Vậy là xong, chỉ chừng đó là xong,  và như vậy thì không có lỗi, không có hư đốn, không có hại gì. Sau một thời gian dài thì căn hiện ra, tất cả các trần hiện ra như trần đang hiện, căn rõ biết như nó đang rõ biết tất cả các trần đang hiện, chứ mình cũng không tác động. Tới đây là mình chưa có “làm” cái gì hết. Chỉ vậy thôi  nhưng thực sự là nội lực bên trong đang kềm chế ý thức không cho nó hoạt động. Thấy vậy chứ đó là nội lực làm cho ý thức càng lúc càng mất đi năng lực của nó. Nếu căn hiện ra, trần hiện ra, căn là căn, trần là trần.  Trần là cái bị biết, căn là cái hay biết, cứ cái bị biết, cái hay biết hiện ra, thì rồi cuối cùng, mình sẽ rất phân minh rõ ràng là cái hay biết, cái bị biết, cái hay biết, cái bị biết v.v. 

“Khéo” là lúc nào cũng thấy được cả ba (căn, trần, thức) hiện hữu trong cái tiếp giao bình thường của căn, trần, thức và cả ba đều chỉ hiện diện trong một “cái biết” mà thôi

Lúc đầu thì mình chỉ mới phân biệt trần là cái bị biết, căn là cái hay biết thôi, nhưng rồi lâu này lâu tháng, mình sáng ra một chút và mình thấy cái hay biết đang ngồi đây, cái bị biết đang ở đằng kia, mình phân biệt hai cái rõ ràng. Lúc này là lúc mình thấy rất rõ ràng rằng căntrần là hai cái hiện ra trong một cái khéo biết, khéo phân biệt của mình. Tới đây mới được là “khéo”. Thật ra, anh khéo lắm rồi, anh tinh tế lắm rồi thì anh mới phát hiện ra rõ ràng trong một cái đang thấy, trong một cái đang nghe có tới cả ba căn, trần, thức luôn chứ không phải chỉ hai. Và lúc nào mình cũng thấy được cả ba (căn, trần, thức) hiện hữu trong cái tiếp giao bình thường của căn, trần, thức. Và như vậy là sao? Là sự hiện diện của căn, trần, thức đều chỉ hiện diện trong một “cái biết” mà thôi.

Sáu chức năng trong một “cái biết” đều đến từ “nguồn tâm” và khi tâm không câu thông với ý thức thì mọi chuyện sẽ trở lại bình thường

Như vậy thì trong một “cái biết” đó có tới sáu chức năng, giống như cái quạt có sáu nút bấm. Bấm nút nào nó cũng quay, nhưng khi ta bấm số 1 thì nó quay khác, số 2 quay khác, số 3 quay khác. Như vậy sáu chức năng đều là chức năng của một cái quạt đến từ một nguồn điện. Đây chính là “nguồn tâm” của mình.  Nguồn tâm của mình là cái đang hiện hữu ở ngoài căn và trần. Nghĩa là mình phải thấy được rõ ràng – phải nói là thấy rõ, thấy rất rõ – căn, trần, thức hiện ra trong  một“cái biết” của mình. Cho đến lúc chúng ta thấy rất rõ là căn, trần, thức lúc nào cũng hiện hữu hiện tiền, gần như từng sát na là căn, trần, thức hiện hữu hiện tiền, chứ nó khônghoạt động gì khác hơn nữa.

Và nếu ý thức không hoạt động nữa thì coi như là tiêu tán hết rồi. Nghĩa là dần dần, dần dần, căn, trần, thức không có làm quen với ý thức nữa, nó không thích chơi với ý thức nữa vì thấy ý thức lộn xộn lắm. Thì ngay đó căn của mình cũng tự động không tiếp giao với ý thức luôn. Dần dần nó không tiếp giao, dần dần nó không chơi chung nữa, và nó chỉ thích ở cái chỗ hiện tiền thôi chứ nó không thích cái khác nữa. Chỉ thuần là hiện hữu, hiện tiền căn, trần, thức và cứ thế. Nghĩa là khi ấy tâm của mình không câu thông với ý thức nữa và dần hồi ý thức gần như lịm đi vì nó không còn dữ liệu để hoạt động nữa. Nó không được ba anh bạn kia rủ chơi nữa, suốt ngày nó sống một mình, buồn quá, thôi cắn lưỡi đi luôn cho rồi.

Ở cái nơi có căn, trần hiện diện mà không có ý thức can dự thì nơi đó rất là yên ổn, không có xáo trộn, không có bất thường. Tất cả đều trở lại bình thường. Nó bình thường vì nó không có sự hoạt động của ý thức, và nó cứ tiếp tục bình thườngchừng mực đó. Bình thường thấy là như vậy, nghe là như vậy, ngửi là như vậy chứ ý thức không xen vô. Nếu mình có đủ lực để làm cho ý thức ngưng hoạt động trong một cái thấy, nghe, hay biết của mình thì xem như chúng ta đã bắt đầu yên tĩnh hoàn toàn bởi vì khi nào có ý thức thì mới sinh chuyện.

Sự hoạt dụng bình thường ở tầng bình thường khi không bị ý thức làm cho điên đảo

Như vậy thì thấy đây là bình thường. Đây là sự hoạt dụng bình thường. Cứ để cho sự hoạt dụng xảy ra một cách bình thường, như nó đang xảy ra rất bình thường như vậy, chứ chúng ta không có cái gì khác hơn cái bình thường này. Khi có ý thức can dự thì nó mới thành “khác”, còn không có ý thức thì nó rất là bình thường! Vốn dĩ nó xảy ra rất là bình thường, nó bình thường lắm, và chúng ta phải để cho sự bình thường này xảy ra! Đừng làm xáo trộn! Có sự xáo trộn bất thường xảy ra thì chúng ta phải làm sao? Thì dừng nó đi! Đơn giản không? Cuối cùng công phu quá là đơn giản, đúng không? Quá dễ làm, đâu có khó đâu!

Như vậy, khi chúng tacái tầng bình thường (một cái tầng hoàn toàn khác với trước kia), trong cái thấy bình thường, trong cái nghe bình thường, trong cái ngửi bình thường, trong cái nếm bình thường, trong sự xúc chạm bình thường -- ở cái tầng bình thường mà nó không lôi ký ức cũ ra, nó không đem cái so sánh phân biệt của ý thức ra thì nó thành bình thường. Để chúng ta thấy rằng đây là đời sống bình thường của tất cả chúng ta khi chúng ta trở lại thành con người bình thường mà không bị điên đảo do bởi ý thức quậy mình.

Nội lực, năng lực vốn có của một người bình thường là “tự nhiên định – tự tịnh, tự định”

Khi  mình trở lại người bình thường thì chúng ta hết sứctỉnh táo, sáng suốt, yên tĩnh, an lạc, và chúng ta ở chỗ bình thường này một đoạn để có được nội lực của người bình thường. Tức là mình khôi phục lại được năng lực vốn có của con người của mình. Sở dĩ mình bị bất thường là do mình bị cái so sánh phân biệt quấy nhào lên khiến cho mình mất hết tất cả những nội lực, nội công của mình. Bây giờ khi mình trở lại thành người bình thường thì công lực của mình sẽ trở nên rất mạnh mẽ. Tự nhiên mình tỉnh ra, tự nhiên sáng ra, tự nhiên an lạc, tự nhiên định. Tôi dùng cái từ là “tự nhiên định” nếu ý thức không quậy, bởi vì mình vốn dĩ là “tự tịnh, tự định” rồi! Chứ không phải định là do công phu, đừng có lầm như vậy. Chỉ đừng có chơi với ý thức nữa. Khi mà nó ngủ được là xong chuyện, hoặc thậm chí là mình thuốc luôn cho nó chết cho rồi đi và được như vậy thì mình yên.

Khi chúng ta trở lại thành người bình thường rồi thì bất kỳ cái gì hiện ra là nó hiện nguyên cái đó ra. Căn hiện nguyên ra, trần hiện nguyên ra. Ý căn hiện nguyên ra, nhưng ý thức thì không có. Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn v.v. hiện ra và những cái này hiện ra như nó đang hiện ra một cách rất bình thường mà không có bất kỳ một tác động nào. Mọi việc trong cuộc sống này trở thành bình thường trở lại thì lúc đó chúng ta mới thành người bình thường. Cho nên tôi mong tất cả mọi người đều trở lạingười bình thường! Đừng có bất thường nữa!

Tới đây mới là người bình thường thôi, chưa nói chuyện gì hơn, nhưng mà tới đây là tuyệt diệu lắm rồi. Không tu, coi như là không có tu hành gì hết, không có công phu gì hết, không làm gì hết… nhưng mà phải phân biệt căn, trần, thức cho thật rõ ràng từ đầu cho tới cuối!  Và khi chúng ta biện biệt được tất cả căn, trần, thức rồi, và chúng ta trở thành người bình thường rồi, thì bây giờ chúng ta mới nói qua đến chuyện phi thường.

Có “một người” thấy được rõ ràng cả ba căn, trần, thức hiện cùng một lượt

Căn, trần hiện ra, thức hiện ra thì là chuyện bình thường, nhưng bây giờ mình sẽ hơn người bình thường một chút là mình sẽ có được “một người” biết được cả ba căn, trần, thức. Sau thời gian mình sống bình thường, qua một giai đoạn sống như vậy để tỉnh hồn, tỉnh vía, tỉnh táo ra trước đã. Mình có được một chút nội lực, một chút trí tuệ rồi thì mình sẽ thấy ra lúc nào mình cũng thấy rõ ràng cả ba căn, trần, thức hiện cùng một lượt. Lúc nào mình  cũng sẽ thấy như vậy!

Như chúng tôi phân biệt nãy giờ là quý vị cũng có thể thấy rõ rồi đó. Bây giờ giả dụ mình thử nhắm mắt lại và mình nghe đi. Bây giờ âm thanh xảy ra là mình nghe. Mình phải phân biệt được “âm thanh đang bị mình nghe” và “mình đang nghe”. Rồi âm thanh này không giống âm thanh kia, âm thanh trước không giống âm thanh sau, tức là mình có được sự phân biệt này ở nơi nhĩ thức. Nghĩa là có căn, có trần và có thức (thức của căn) đang hiện hữu ở đây. Trong một cái nghe là có mặt cả ba. Và chúng ta phải thấy thật rõ ràng cả ba đều đang hiện trong một cái nghe ngay tại đây. Nếu muốn thành người phi thường thì phải thấy được cả ba điều này cùng một lượt. Lần lần sẽ thành người phi thường, nhưng khởi đầu phải thành người bình thường trước đã.

Nãy giờ chúng ta nói về cách để thành người bình thường, rồi lần lần nói đến chỗ thành người siêu phàm. Nghĩa là phải nhìn thấy được ba anh “phàm” trước đã, vì ba anh này (căn, trần, thức) đều là phàm trần. Phải thấy rõ ràng, rành mạch, không được quyền lầm lẫn bất kỳ cái gì trong từng sát na đang xảy ra ở nơi hiện tiền này. Quý vị tới đây được không? Chúng ta phải tới được đây và phải rõ ràng chứ đừng đợi chút nữa mới làm. Đợi một chút nữa là hư. Ở ngay đây phải thấy cho ra, phải thấy cho ra chuyện này một cách rõ ràng vì cái này là cái đang hiện tiền mà. Căn đang rõ ràng hiện ra để tiếp xúc với trần, và cái thức cũng đang hiện ra một cách rõ ràng. Cả ba cái đang hiện ra rõ ràng như vậy và đây thật sự là một sự thách thức của cả loài người này.

Nếu loài người chúng ta thấy được điều này mới biết được mình là ai! Còn bây giờ nếu mình không thấy ra cái này thì mình không biết mình thật là ai luôn. Khi căn, trần, thức hiện ra thì đố mình có thể phân biệt được một cách rõ ràng, rành mạch. Nếu không phân biệt được rõ ràng, rành mạch mà nói tôi thế này, tôi thế kia, tôi hiểu biết thế này, tôi hiểu biết thế kia… thì chỉ là nói khoác chứ không nói thật. Bây giờ chúng ta hãy nói thật đi. Chúng ta đã biết được điều này chưa thì mới có thể nói được “tôi là ai”.  Nếu mình chưa biết điều này thì mình mù mờ mãi mãi, không bao giờ mình mở con mắt tuệ ra được đâu.

Nghe là nghe, thấy là thấy, tự thấy, tự nghe – làm “người bình thường đang thấy, đang nghe, đang rõ ở ngay hiện tiền, ngay cái chỗ rõ đó thôi

Nếu chưa được như vậy thì ít ra chúng ta cũng phải trở thành người bình thường, đúng không? Người bình thường thì thấy như vậy mà thấy, nghe như vậy mà nghe. Nghe là nghe, chứ không có “chỉ” (chỉ là nghe). Thấy là thấy, chứ không có “như” thế nào hết. Không cần nói là “tôi tu thiền” nhé. Tôi chẳng có “tu” gì hết, tôi thấy là thấy. Tôi thấy là ngay tại cái thấy đó, chứ không có chuyện là do hồi nãy, do trước đó, do sau đó. Không có lý do nào ở đây, mà là tôi tự thấy. Không có lý do gì cả, có âm thanh là tôi tự nghe, thì ngay nơi hiện tiền đang thấy, đang nghe thì là đang ở cái hiện tiền đó. Ít ra thì chúng ta cũng phải ở đây để trở thành người bình thường, không bị bất thường. Tôi rất là bình thường, cho nên không có âm thanh nào tôi không rõ. Tôi rất là bình thường nên không có hình sắc nào tôi không rõ và tôi chỉ rõ ở cái chỗ rõ đó thôi, chứ tôi không thêm không bớt gì. Không rảnh đâu mà thêm mà bớt! Ý thức đã ngủ mất rồi. Ý thức chẳng lấy được dữ liệu để so sánh, nên không thêm bớt được ở đây đâu. Nếu không chơi với ý thức một thời gian thì chuyện này sẽ xảy ra vì đã tiễn ý thức về Tây Thiên rồi.

Bước siêu phàm thứ nhất: tất cả mười tám giới đều được “mình” thấy rõ một lượt tức là mình đã “ra ngoài”, đã “ở ngoài” tầng của ý thức

Như vậy thì chúng ta sẽ sống một đời sống bình thường và ít ra mình sẽ ở đây một thời gian dài. Ở đây một thời gian dài thì sự bình yên, sự an lạc, và trí tuệ sẽ mở thông mọi thứ.

Và rồi chúng ta có thể lắng sâu hơn một chút nữa trong cái đang thấy, trong cái đang nghe, thì mình thấy tất cả rất rõ ràng cái đang thấy hiện ra, cái đang nghe hiện ra, cái bị thấy cũng hiện ra, cái bị nghe cũng hiện ra. Tất cả những cái này hiện ra ở nơi căn mắt, ở nơi căn tai, căn mũi, căn lưỡi, căn thân và ở nơi ý căn. Mười tám giới (6 nội xứ tức 6 căn; 6 ngoại xứ tức 6 trần; và 6 thức) hiện ra, và mình một lần thấy rõ ràng rành mạch thập bát giới. Nếu có một lần nào mười tám giới là cái đang được “mình” thấy rõ thì tức là mình đang “ở ngoài” nó.

Nhưng chưa hết, tới đây sẽ là bước siêu phàm thứ hai. Lúc đầu là ở chỗ phàm, căn, trần đang phàm mà, mình thấy được cái phàm. Cái phàm mà được ta “thấy” thì tức là ta không phải là người phàm. Ngay đây, mình không biết mình là ai nhưng mình không phải là phàm trần như trước đây nữa. Căn, trần, thức hiện ra như thế nào, chúng ta rõ biết như thế đó. Ở nơi căn nào hiện ra thì rõ biết căn đó như thế đó. Ở nơi sáu căn hiện ra như thế nào thì rõ biết sáu căn như thế đó. Mỗi căn tiếp xúc với trần như thế nào thì mình rõ như thế đó, rồi kế tới có sáu thứcnhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức phân biệt như thế nào thì chúng ta liền rõ như thế đó. Một lần chúng ta biết được đầy đủ mười tám giớichúng ta đang có một bước “ra ngoài” nó.

Bước siêu phàm thứ hai: vượt ra ngoài căn, trần thức – các căn và các thức không hoạt động mà tất cả trần cảnh đều được rõ biết

Bây giờ khi mình rõ biết đầy đủ mười tám giới này thì “cái rõ biết” này  là “trùm khắp” rồi. Căn, trần, thức được mình biết một lượt nghĩa là mình “ra ngoài” cái tầng của ý thức rồi. Một khi ra ngoài tầng ý thức rồi thì chỉ cần một bước nữa là “ra ngoài” luôn. Đó là bởi vì căn cứ thấy mà không có gì khác thì sẽ dần dần mất đi chất liệu của nó, thì nhãn căn thấy thì là thấy vậy thôi, rồi lần lần nó cũng sẽ giống như ý thức và nó sẽ ngủ luôn. Như vậy nghĩa là sáu căn này không còn hoạt động nữa, nhưng mà vẫn có cái biết sắc, biết thanh, biết hương, biết vị, biết xúc, biết pháp.

Và đây chính là bước siêu phàm thứ hai. Phải siêu phàm thì mới vượt phàm thành Thánh được! Nghĩa là sao? Nghĩa là căn không hoạt động mà tất cả trần đều được nhận biết nhưng “cái nhận biết” này không còn phải là căn.  Không phải là nhãn, cho nên nhãn thức mất; không phải là nhĩ cho nên nhĩ thức mất, không phải là tỉ cho nên tỉ thức mất v.v. [1:22:48] Cho nên các căn và các thức tự động ngủ luôn rồi và bây giờ hiện hoàn toàn ra cái trần cảnh. Trần cảnh đó thì có hình sắc, âm thanh, mùi,vị… Nhưng nếu căn kia đã mất thì thân căn, và sự xúc chạm trên thân căn, cũng sẽ biến mất. Nếu thân căn biến mất thì giờ chỉ còn thức thoi thóp hiện ra. Và như vậy thì tất cả màu sắc, âm thanh, mùi vị sẽ chỉ thuần hiện ra trong một cái thấy thôi. Như vậy là chúng ta hiện đang ở đâu rồi? Chúng ta không còn dùng xài căn thì nghĩa là chúng ta đã “ra ngoài” rồi! Chưa nói đến chuyện chứng Thánh hiền gì mà đây là đang nói đến chuyện vượt ra ngoài được căn, trần, thức thôi.

Cái tầng “tôi biết” của ý căn khác với tâm bản thể

Như vậy là rõ ràng ngay đây có một sự rõ biết hiện rõ ràng tất cả những cái này nhưng vẫn còn trong tầng hạn hẹp ý thức chưa hoàn toàn chết hẳn! Trong cái rõ biết hình sắc, rõ biết âm thanh, mùi, vị này… một là chưa có rực sáng, hai là chưa có phủ khắp bởi vì ý thức vẫn còn, ý căn vẫn còn. Ý căn vẫn còn nên làm cho mình không “khắp” được mặc dầu nó rất thanh tịnh, trong lặng, yên định, rõ ràng, phân minh [12:24:28]. Nên ở đây chúng ta phải thấy ra được sự khác biệt của ý căn và của tâm bản thể.

Nghĩa là ở đây ý căný thức chưa hoàn toàn chết, và bây giờ có một “sự rõ biết” trong lặng hiện ra, thì “sự rõ biết” trong lặng này sẽ thấy ra là vẫn còn sự có mặt của cái yên lặng thanh tịnh của ý căn. Nói đến “khéo rõ biết” thì phải nói vượt qua cái tầng này rồi thì mới đúng với cái nghĩa khéo rõ biết của Phật dạy. Lúc đó hiện nguyên “cái biết”, không có cái khác ngoài “cái biết” này. Biết chỉ là biết thôi, mà không có cái gì lầm ở nơi đó hết, tức là hình sắc, âm thanh, mùi vị… và những cái lăn tăn ở nơi tâm thức đều được biết một lượt.  Mình thấy rõ ràng là nó đang ở dưới mình, nghĩa là lúc này có một điều kỳ lạ là “mình” đang ở tầng trên, và trần đang ở tầng dưới. Mìnhtrần hoàn toàn không dính nhau! Mình chưa nói đến chuyện mình vượt thoát nhưng mà bây giờ mình thấy ra sự thật là không dính nhau”, chứ không phải là tôi phải công phu, tôi phải tu gì đó để mà tôi thoát, mà là tôi lần lần thấy được sự thật này. Sự thật đang được mình thấy từng bậc, từng bậc và tới tầng này là tầng vượt thoát!

Như vậy nếu bây giờ mình ở cái tầng “biết” thì âm thanh, hình sắc, và tất cả những ý niệm buồn thương giận ghét đều là cái tầng “bị biết”. Nhưng cái tầng “biết” này khi hiện thì vẫn có “cái tôi”,cái “mình” trong đó, có nghĩa là chúng ta đang biết ở cái tầng của ý căn.

Không trụ ở cái tầng của “cái tôi” biết nữa thì ý căn hoàn toàn lịm mất và
“ngã” mới sạch

Nhưng nếu chúng ta buông cho ý căn rớt ra, chúng ta không chấp không trụ ở cái tầng của “cái tôi” biết nữa thì ý căn sẽ bắt đầu lịm xuống. Khi ý căn hoàn toàn lịm mất thì tất cả hình sắc, tất cả âm thanh liền rực rỡ khắp không gian này!

Hồi nãy biết rõ ràng là cái này khác cái kia, cái kia khác cái nọ, ở đâu cũng biết như vậy, xa, gần, lớn, nhỏ, ít nhiều cũng đều biết, và khắp trong pháp giới này được mình biết, nhưng là từng cái, từng cái riêng khác.  Mà còn riêng khác là còn bản ngã”! Đây là câu trả lời cho mình. Bây giờ, hình sắc với muôn vàn sai biệt như hồi nãy, giờ có còn như hồi nãy không? Nếu vẫn còn thì nghĩa là “ngã” của mình chưa sạch, chưa buông được ý căn xuống. Buông được ý căn xuống thì “ngã” mới sạch! Ý thức chết chưa sạch, ý căn chết mới sạch!

 

Chưa phải là “ngộ Tánh” vì vẫn còn “mình” ở đâu đó trong cái rõ biết này

Vậy bây giờ còn một cái rỗng lặng rõ biết, nó hiện hoài ở đây. Nó không mất, nó cũng rõ biết, nó cũng rỗng lặng, cũng thanh tịnh, cũng trùm khắp, và nó biết tất cả những sự sai biệt nhưng nó chưa đạt tới cảnh giới bình đẳng! Chỗ này là chỗ đã hết dính. Ở nơi tận cùng của ý căn thì không có dính mắc. Đó là chuyện rất tự nhiên rồi. Từ xưa đến giờ mình vốn không dính mắc là chuyện tự nhiên. Mình giật mình thấy ra cái chuyện tự nhiên là mình không dính mắc, và mình không còn vướng mắc cái gì ngoại trừ “cái ngãlà cái còn sống sót của ý căn. Cho tới mức tận cùng đó thì mình thấy được rằng cái lặng lẽ trùm khắp đó, tuy nó thanh tịnh, nhưng nó vẫn còn là nơi trú ngụ của “mình” mà “mình” ở đâu đó thì mình không biết.

Mình đang rất là thanh tịnh, rất là rỗng lặng, rất là rõ biết, không có gì là không biết thì ở đây gọi là “khéo biết”. Biết mà không dính mắc, biết mà không khởi niệm, biết mà biện biệt rõ ràng. Thật khủng khiếp vì ý căn tới được tầng này và nếu chúng ta học lơ mơ thì khi tới đây, chúng ta cứ lầm nghĩ là mình “ngộ Tánh” rồi nhưng thực sự tới đây là vẫn còn lúng túng trong ý căn chưa ra được! Ý căn nó vẫn thanh tịnh, vẫn rõ biết, rỗng lặng, trùm khắp, nó vẫn biện biệt mà nó không có ý niệm, thì tức là ý thức không hoạt động thôi. Có nghĩa là bao nhiêu những gì xảy ra ở nơi trần cảnh đều được ý căn rõ biết. Nhưng như vậy nghĩa là mình biết mình chưa thoát vì vẫn còn “mình” ở đâu đó trong cái rõ biết này! Dẫu mình có làm cách gì đi nữa thì mình vẫn còn có “cái bị biết”mình đang biết chứ mình không ra khỏi được. Mặc dầu“biết khắp” nhưng vẫn còn “cái bị biết” và “mình” là “cái đang biết”, chứ không sao khác được. Ở đây có khi phải trải qua hằng tỷ kiếp, nếu không có một vị Thầy. Ai cũng nghĩ tới đây là “ngộ” rồi bởi vì tới đây là họ thông kinh khủng lắm rồi, là thuyết pháp như hoa rơi lá đổ.

Gõ tan “ngã chấp” thì ngay đó không còn “cái bị biết” nữa

Nhưng nếu mình là người có một vị Thiện tri thức giỏi, hoặc là thiện căn chúng ta đủ lớn, phước đức, nhân duyên đủ lớn thì tới đây chúng ta sẽ phát hiện ra cái thằng “ngã chấp” đang ngồi chóc ngóc như con cóc! Mi đã làm kẹt hướng tất cả mọi thứ từ trước tới giờ, cho nên giờ phải gõ đầu mi một cái cho mi ngủ luôn đi! Thì ngay khi đó, tất cả những hình sắc, tất cả những âm thanh… không còn là “cái bị biết” nữa!

Nghĩa là hồi xưa khởi đầu thì biết trên căn, rồi sau đó ra ngoài căn để biết và biết mà không phải là căn nữa trong một giai đoạn rất dài, rồi cuối cùng mới tới được đây. Như vậy những quý vị nào công phu thì nên để ý, nếu quý vị chưa ra được đến đây thì không thể nói chuyện thiền. Và khi mà đã tới đây rồi, một khi mà lịm đi được cái “riêng tư”sai biệt của ngã chấpcòn sai biệt là còn ngã chấp, còn riêng tư là còn ngã chấpkhi cái “riêng tư” sai biệt đó lịm đi rồi, thì hình sắc vẫn nguyên như vậy như từ trước tới giờ, mọi cái sai khác cũng vẫn nguyên như vậy như từ trước tới giờ, nhưng mà nếu nói là bây giờ có cái này nhỏ hơn cái kia thì không thể kiếm ra!

Cảnh giới bình đẳng: không còn “khác” và không còn cái “mình” riêng để thấy sự vật – mỗi một hiện hữu là cái hiện hữu, hiện thực tràn ngập trong pháp giới mênh mông mà không có “mình”

Vẫn cái sắc màu khác nhau như vậy và nó hiện sự sai biệt nhưng không sai khác, nó không giống như hồi xưa nữa, và mỗi một hiện hữu là tràn ngập trong pháp giới mênh mông này. hằng hà sa số những cái hiện hữu nhưng không có cái nào che chắn cái nào. Khi ấy mình mới thấy thật quá kỳ lạ, và lúc đầu bảo đảm là khi mới bước vô đây chúng ta sẽ rất ngỡ ngàng. Ví dụ như có một triệu cái cây (cái que) dựng đứng sắp hàng nối đuôi nhau thì mình chỉ nhìn thấy cái cây đầu tiền, còn những cái cây nằm lấp phía sau thì mình phải nghiêng đầu qua nghiêng đầu lại mới thấy được, thậm chí những cây ở xa thì mình thấy nó càng nhỏ, càng mờ. Nhưng bây giờ chẳng cần lắc qua lắc lại để thấy, vì dù có hằng tỷ tỷ cây cùng một đường thẳng được sắp rất, rất là xa đối với mình, thì chúng ta vẫn thấy rõ ràng như nhau không khác, y hệt như là chỉ có một cái thấy duy nhất đang hiện hữu ở cái khoảng gần nhất.

Hồi nãy khi chúng ta thoát ra khỏi căn để thấy thì nó đã rực rỡ một tầng rồi, nhưng mà cái rực sángtrùm khắp của tất cả các vật thể thì lúc đó lại không hiện ra. Nhưng khi chúng ta rời khỏi cái điểm cuối cùng của “ngã chấp” thì tất cả mọi thứ đều rực sáng, đều rực rỡ, đều trùm khắp và muôn thứ  này vẫn giữ nguyên vị trí của nó, nhưng nó không hề khác biệt nhau một mảy may nào giống như hồi trước nữa.  Tất cả mọi thứ đều hiện nhưng nó không còn “khác” nữa. Không còn “khác” ở chỗ là không còn có cái “mình” riêng để thấy từng sự vật nữa. Từng sự vật đều chính là sự hiện hữu mà không có “mình” ẩn ở bất kỳ đâu trong tất cả sự hiện nữa này. Không còn “mình” ẩn ở đâu nữa trong tất cả mọi sự hiện nữa này. Kiếm cái “mình” riêng như hồi trước không có.  Bao nhiêu cái hiện hữu đều là cái hiện hữu, hiện thực mà không có “mình”, mà cái nào cũng hiện rõ, cái nào cũng phủ khắp, cái nào cũng như cái nào và cho dù mình muốn cái này khác với cái kia cũng không thể được, dù là một hạt cát với một cái núi. Với mắt thường thì rõ rànghạt cát và ngọn núi khác nhau, về trọng lượng, về khối lượng, về ước lượng. Nhưng bây giờ trong cảnh giới này, dù mình có ước lượng, có ước định, có so sánh gì đi nữa thì cũng không thể “khác” được trong cái cảnh giới bước ra ngoài cái “ngã chấp”. Đây là một điều khác biệt giữa phàm và Thánh!

Cảnh giới bình đẳngquá khứ, hiện tại, vị lai mới mẻ hiện tiền trong một khoảnh khắc vô tận

Khi đã tới đây rồi thì cảnh giới quá khứ, hiện tại, vị lai cũng sẽ hiện như chúng ta đã từng nói. Nhưng đầu tiên là nó sẽ hiện “cái bình đẳngkhiến cho mình rất ngỡ ngàng và đương nhiên cái ngỡ ngàng này sẽ mất, bởi vì nó hoàn toàn khác hẳn với tất cả những cái thấy, tất cả những cái hiểu, những sở chứng, sở đắc của mình từ trước tới giờ, và khi đó thì tất cả những điều này tự động biến mất.  Mình hoàn toàn không còn, nhưng mình là một cái gì đó rất, rất, rất là mới. Nó hiện mới, mới, mới, mới – tất cả mọi thứ hoàn toàn là mới. “Mới” có chuyện xảy ra hằng trăm tỷ tỷ kiếp về trước. Hằng tỷ tỷ kiếp về trước thì nó cũng hiện ra rất mới mẻ ở ngay hiện tiền thì mới là chuyện không thể nào nói được về cảnh giới này.

Ở cõi phàm mà chúng ta nói như thế này thì người ta cho rằng mình là điên, nhưng khi đã tới đó rồi thì rõ ràngchuyện quá khứ xảy ra hằng tỷ, tỷ, tỷ kiếp trong sanh tử của mình thì cũng là chuyện “mới mẻ hiện tiền”. Đó mới là chuyện lạ kỳ! Và những dính dấp để đi tới tương lai hằng tỷ tỷ kiếp về sau thì nó cũng lại “hiện mới mẻ ở đây”.  Nó hiện như nó đang hiện, không có khoảng thời gian, không có khoảng không gian, mà tất cả mọi thứ đều hiện xuyên suốt như vậy. Nếu tính thời gian thì không thể tính kể và tính không gian cũng không thể tính kể được, nhưng mà nó cũng chỉ hiện nguyên “một vị trí một” thôi. Mà “một vị trí một” là “khắp” pháp giới này hiện tiền! Không làm sao mà có thể khác biệt, sai biệt được trong cái cảnh giới này. Điều đó rất lạ kỳ!

Cho nên đến chỗ này thì phải nói thậtkhông có Phật, và không có chúng sanh, không có cõi giới, không có cảnh giới, không có sự khác nhau, không có thứ bậc, không có thứ lớp, không có xa, không có gần, không có quá khứ, không có hiện tại, không có vị lai, không có thời gian, không có không gian. Thật lạ kỳ! Phải dùng cái từ không, không, không hết, nhưng mà tất cả mọi thứ lại hiện ra trên một khoảnh khắc thời gian nhất định. Một khoảnh khắc vô tận xảy ra. Một “khoảnh khắc” mà là “vô tận”, chứ không phải “khoảnh khắc” là nhỏ nhiệm nữa! Chỗ chỗ nơi nơi đều là vô cùng, vô tận -- không có cái gì không vô cùng, không vô tận!

Đây chính là sự siêu thoát cuối cùng, và khi mà tới chỗ này rồi thì đây mới được gọi là “Trí Tuệ Khéo Rõ Biết”.


Thượng Tọa THÍCH TUỆ HẢI
Trụ Trì Chùa Long Hương - Việt Nam (2021)

Trích bài giảng Kinh Hoa Nghiêm #365:
https://www.youtube.com/watch?v=zjc1Iq3q6e4&t=5037s

Ghi chú: Theo lời chỉ dạy của Sư Phụ Trụ Trì, Thượng Tọa Thích Tuệ Hải, bài thuyết giảng này đã được chép ra từ kênh Youtube và được nhuận văn để dùng làm tài liệu dịch qua Anh ngữ. Xin cung kính vô tận thâm ân và chí thành sám hối mọi sai sót.

Web: www.chualonghuong.org
Các kênh Youtube chính thức:
www.youtube.com/@THICHTUEHAI
www.youtube.com/@CHUALONGHUONGN
www.youtube.com/@thienhue9239
Facebook: www.facebook.com/CHUALONGHUONGDN

Với sự cho phép của Thượng Tọa Thích Tuệ Hải, các tài liệu thuyết giảng bằng Anh ngữ có thể được tìm thấy tại các trang sau đây:

Web: www.ekayanazen.com
Youtube : www.youtube.com/@ekayanazen
Facebook: www.facebook.com/ekayanazen











Tạo bài viết
20/06/2013(Xem: 54722)
16/05/2012(Xem: 40838)
30/09/2012(Xem: 25568)
11/04/2013(Xem: 16491)
04/07/2017(Xem: 11355)
31/10/2010(Xem: 30155)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.