Giác NgộGiải Thoát

29/08/20224:35 SA(Xem: 2263)
Giác Ngộ và Giải Thoát
GIÁC NGỘGIẢI THOÁT

hoa-sen-tan 2Đạo Phật thường được diễn đạt là đạo hướng nội tâm con người đến Giác ngộ-Giải thoát. Theo đó:

1) Giác ngộ (覺悟;   P;S: Bodhi → Bồ đề  hay Tỉnh giác;  E: Perfect wisdom, Enlightenment, Awakened intellect), trong đó:

Giác 覺:  Có nghĩa là biết (= nhận thức).

Ngộ 悟:  Có nghĩa là thấy (= tỉnh, hiểu ra, vỡ lẽ).

Theo đó, Giác ngộ là thấy biết lẽ thật của vũ trụ, tức thấy biết rõ chân lý của vũ trụ. Chân lý nơi đây chính là Duyên khởi, là sự vận hành của các Duyên, gồm sự hợp tan và sự tương tác của các Duyên.

- Sự hợp tan (tụ tán) của các Duyên biểu hiện sự sinh diệt của các pháp (= mọi sự hay vật). Do đó, mọi sự vật mà chúng ta thấy thực ra là không có thực thể, nên được gọi là Vô ngã.

- Sự tương tác (tương giao - ảnh hưởng lên nhau) của các Duyên biểu hiện quá trình biến đổi của các pháp. Do đó, mọi sự vật mà chúng ta thấy thực ra không ngừng vận động đổi thay, nên được gọi là Vô thường.

Như thế, Duyên khởi nói lên hai thuộc tính của của các pháp là Vô ngãVô thường từ sự vận hành của các Duyên, nghĩa là Duyên khởi được xem là hàm chứa cả không gian tính (Vô ngã) và thời gian tính (Vô thường). Theo đó, thấy biết rõ Vô ngãVô thường của các pháp được xem là Minh, là Chánh tri kiến; bởi luôn Chánh niệm về Duyên khởi, hành giả sẽ dần tháo gỡ những trói buộc nơi nội tâm (= trói buộc tinh thần hay nội kết), nghĩa là nội tâm của hành giả sẽ dần tự do (= giải thoát) hoàn toàn.

- Trong các kinh Trung Bộ I, số 28; Tương Ưng III, tr. 144 và Tiểu Bộ I, tr. 48 nói rõ:

Ai thấy Duyên khởi, người ấy thấy Pháp (= Chân lý). Ai thấy Pháp (= Chân lý), người ấy thấy Duyên khởi”.

Hay:

Ai thấy Duyên khởi, người ấy thấy Pháp (= Chân lý). Ai thấy Pháp (= Chân lý), người ấy thấy Như Lai (= Phật)”.

- Trong kinh Tăng Chi Bộ cũng như trong kinh Tạp A Hàm, đức Phật đã xác định rằng :

Duyên khởi là lẽ thật chỉ rõ thực tính nơi mọi sự mọi vậtvật lý hay tâm lý, trong vũ trụ.  Sự thật này luôn tồn tại cho dù Như Laixuất hiện hay không xuất hiện nơi thế gian này …”.

2) Giải thoát (解脫;  P: vimokkha;  S: vimokṣa;  E: liberation, deliverance, emancipation), trong đó:

Giải 解:  Có nghĩa là cởi ra, bửa ra, mổ ra, mở ra.

Thoát :  Có nghĩa là rờilìa, khỏi, rời khỏi, lìa khỏi.

Theo đó, giải thoát trong đạo Phật hàm ý là cởi mở và thoát khỏi các trói buộc (= dính mắc) nơi tâm từ việc hành giả thấy biết khách quan Vô ngã Vô thường (= Minh); các trói buộc nơi đây là các trói buộc tinh thần, tức các trói buộc nơi tâm do hành giả thấy biết chủ quan Chấp ngã Chấp thường (= Vô minh).

Tứ Diệu Đế là cấu trúc hai cặp Nhân Quả (tức Duyên khởi) nhằm diễn đạt Vô minh và Minh, hay Tà kiếnChánh kiến, hay Chấp ngã-Chấp thường và Vô ngã-Vô thường. Tứ Diệu Đế là phương tiện, là pháp hành giúp hành giả nhận diện ngay nguyên nhân của Khổ (= Khổ đế) hay Hạnh phúc (= Diệt đế, tức Niết-bàn):

- Khổ đế  ó  Tập đế :  Bởi do Vô minh, hay Tà kiến, hay Chấp ngã-Chấp thường .

- Diệt đế  ó  Đạo đế :  Bởi do Minh, hay Chánh kiến, hay Vô ngã-Vô thường.

Trong kinh Ví Dụ Con Rắn (số 22) thuộc Trung Bộ, hay kinh Kim Cương có viết: “Này các Tỳ-kheo, các ông nên biết giáo pháp của Ta giống như chiếc bè đưa người qua sông; Chánh pháp còn xả, huống gì Phi pháp”.  

Nếu như Phi pháp kia là con sông, là Chấp ngã - thì Chánh pháp chính là chiếc bè, là Vô ngã vậy. Khi đã đến bờ giác thì hành giả để lại chiếc bè nọ cho người khác nương nhờ, chứ không phá bỏ hay mang vác mãi theo thân mình được.

Dân gian thường nói, qua sông ắt phải lụy đò. Bởi nhớ ơn chiếc bè đưa người sang sông, nên người lên bờ rồi mà lòng vẫn còn luyến thương, tiếc nuối chiếc bè kia vậy. Đó là tình cảm thường ngày, người đời ai cũng vậy.

Trong kinh Viên Giác có nói: “Thiện nam tử, nên biết kinh pháp (= giáo pháp) cũng ví như ngón tay chỉ mặt trăng, hãy nhìn mặt trăng và biết ngón tay không bao giờ là mặt trăng cả”.

Thiền sư Duy Tín đời Tống có ví von về con đường tu học của mình như sau:

Trước khi gặp thiện tri thức, tôi thấy núi sông là núi sông (Chấp ngã-Chấp thường).   
Sau khi gặp thiện tri thức chỉ dạy, tôi thấy núi sông không phải là núi sông (thấy biết rõ Vô ngã-Vô thường) .

Sau ba mươi năm, tôi thấy núi sông là núi sông (xả ly Chấp ngã-Vô ngã và Chấp thường-Vô thường).

Chúng ta cần biết rằng Buông bỏ (vứt bỏ luôn – thái độ cực đoan) khác với Buông xả (không mãi nắm giữ - thái độ linh hoạt). Vì thế, Vô ngã không có nghĩa là không có Ngã (= Chấp ngã), mà là Ngã không có thực (do Duyên hợp sinh-diệt), hay có nghĩa là Ngã tạm. Nói chung, cả Chấp ngãVô ngã là những khái niệm (thuộc Tục đế), là phương tiện đưa chúng ta đến một nội tâm thanh tịnh. Ôm ắp mãi Chấp ngã hay Vô ngã đều là một nội tâm loạn độnghành giả cần khéo thấy ra.

Thiết nghĩ hành giả hành trì Đạo đức Duyên khởi cho nhập thếChân lý Duyên khởi cho xuất thế là cách thể hiện của một hành giả tu học Phật chân chánh.

HT

_____________________

NT:  Chánh ngữ là cách nói theo Chánh kiến, tức nói sao cho hợp với Đạo đức Duyên khởi. Chúng ta không thể chủ quan những gì chúng ta nói đều có kết quả đúng với sự thật làm chấm dứt khổ đau, thực tế luôn minh chứng điều này. Chỉ có đức Phật Thích Ca hay các bậc giác ngộ đã đạt Tam Minh thì mới có thể tin chắc được, còn như những ai đang tu học mà chưa đạt Tam Minh thì “hên xui” tối đa là 50% mà thôi.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/11/2012(Xem: 19079)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.