Mạt – Na Thức Của Phật Giáo Từ Góc Nhìn Tâm Lý Học (Luận Án Tiến Sĩ Tâm Lý Học)

18/06/20223:53 CH(Xem: 3416)
Mạt – Na Thức Của Phật Giáo Từ Góc Nhìn Tâm Lý Học (Luận Án Tiến Sĩ Tâm Lý Học)
MẠT – NA THỨC CỦA PHẬT GIÁO
TỪ GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
của Đỗ Thanh Xuân (Đại Đức Thích Nguyên Pháp)
mat na thucPDF icon (4)Mạt – Na Thức Của Phật Giáo Từ Góc Nhìn Tâm Lý Học


MỤC LỤC

Lời Cam Đoan
Mục Lục
Các Chữ Viết Tắt
Mở Đầu
Chương 1 Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Về
1.1. Những Nghiên Cứu Về Mạt-Na Thức Ở Nước Ngoài
1.2. Những Nghiên Cứu Về Mạt-Na Thức Ở Trong Nước
Tiểu Kết Chương 1.
Chương 2 Những Hướng Tiếp Cận Mạt-Na Thức.
2.1. Hướng Tiếp Cận Mạt-Na Thức Của Triết Học Ấn Độ
2.2. Hướng Tiếp Cận Mạt-Na Thức Trong Phật Giáo
2.3. Hướng Tiếp Cận Của Phật Giáo Việt Nam
Tiểu Kết Chương 2
Chương 3 Những Biểu Hiện Cơ Bản Của Mạt-Na Thức
3.1. Hệ Thống 8 Thức Của Phật Học
3.2. Khái Niệm, Vai Trõ Và Chức Năng Của Mạt-Na Thức .50
3.3. Biểu Hiện Của Mạt-Na Thức Từ Góc Độ Tâm Lý Học....58
Tiểu Kết Chương 3
Kết LuậnKiến Nghị
1. Kết Luận.
2. Kiến Nghị.
Chú Thích.
Các Công Trình Đã Công Bố
Tài Liệu Tham Khảo
I/ Tiếng Việt
Ii. Tiếng Nước Ngoài

-Vị trí của mạt-na thức khá nổi bật trong hệ thống lý luận đại thừa, đặc biệtDuy thức học và Kinh Lăng-già; theo đó, nếu toàn bộ thế giới nằm trong 8 thức, thì mạt-na thức là thức thứ 7. Về mặt Triết học thì thức thứ tám chiếm vị trí quan trọng nhất, nhưng về mặt Tâm lý học thì thức thứ bảy (tức mạt-na thức) chiếm vị trí quan trọng nhất. Vì mạt-na thức được xem là nguồn gốc của cái tôi – một loại phiền não vô minh gây đau khổ cần phải chuyển hóa hay giải thoát thông qua lý tưởng vô ngã – nên việc cá nhân hay cộng đồng hiểu rõ và hiểu đúng mạt-na thứcý nghĩa phương pháp luận để đạt đến vô ngã, giải thoát hay giác ngộPhật giáo cho là hạnh phúc nội tâm đích thực hơn so với các giá trị hạnh phúc bên ngoài khác.


-Đây là một trong số ít các nghiên cứu về mạt-na thức ở nước ta. Có thể nói, đây là một nghiên cứu trình bày có hệ thống về một số vấn đề cơ bản của mạt-na thức từ góc độ của Tâm lý học như: Tổng quan các nghiên cứu về mạt-na thức; chỉ ra các hướng tiếp cận cơ bản về mạt-na thức; xác định khái niệm và những biểu hiện của mạt-na thức. Các nội dung nghiên cứu này giúp cho chúng ta bước đầu có cái nhìn tương đối sâu và có hệ thống về mạt-na thức, giúp cho chúng ta hiểu nhiều hơn về mạt-na thứcvai trò của nó đối với đời sống tâm lý con người.

-Việc nghiên cứu mạt-na thức của đề tài không chỉ góp phần giúp cho chúng ta hiểu biện chứng, đầy đủ và sâu sắc hơn về mạt-na thức, mà còn là tài liệu phục vụ công tác giảng dạy cho tăng ni trong các trường Phật giáo ở nước ta hiện nay.

 -Việc chỉ ra vai trò, sự ảnh hưởng, đặc biệtmạt-na thức như là nguồn gốc của đau khổtội lỗi của con người trong nghiên cứu mạt-na thức giúp cho việc giáo dục con người làm sao hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của mạt-na thức đến ý thứchành vi của con người, giúp cho mọi người sống thiện, sống “tốt đời, đẹp đạo” và có cuộc sống hạnh phúc




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/11/2010(Xem: 140495)
16/11/2010(Xem: 41868)
30/10/2010(Xem: 51164)
20/11/2010(Xem: 125493)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.