Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

11/11/20143:51 SA(Xem: 12929)
Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

LỜI PHẬT DẠY
VỀ CÁC TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN

Thích Đạt Ma Phổ Giác

 

blankNgày xưa có một ông nhà giàu quanh năm suốt tháng cứ mải mê đầu cơ tích trữ, bồi đắp cho bản thân, nuôi tham vọng làm giàu, bất chấp mọi thủ đoạn, bóc lột nhiều người khác để mình được giàu có sung túc đủ đầy.

một lần vợ ông ta bệnh nặng, ông thỉnh một vị Tăng về nhà tụng kinh cầu an để tiêu trừ nghiệp chướng, bệnh tình qua khỏi. Ông nói với vị Tăng: Nhờ thầy tụng kinh cầu nguyện chư Phật và Bồ-tát gia hộ cho gia đình tôi được bình an, việc làm ăn của gia đình ngày càng thêm phát đạt, vợ tôi mau qua khỏi cơn trọng bệnh, con cháu tôi sớm được thăng quan tiến chức và tiền bạc vô đều đều.

Vị Tăng nghe ông nhà giàu nói như vậy, nên muốn cảnh tỉnh ông ta, bèn đúng pháp làm lễ, khấn lớn tiếng rằng: Nguyện cầu chư Phật và chư Bồ-tát từ phương xa mau về đây từ bi chứng giám, hiện tiền gia chủ cầu khẩn chư Phật, chư Bồ-tát gia hộ cho gia đình ông ta được bình an, hạnh phúc, con đông cháu đầy, việc làm ăn ngày càng thịnh vượng, vợ ông bệnh tật tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, mọi người trong gia đình người thân đều được như ý muốn.

Nghe vị Tăng khấn nguyện như vậy ông nhà giàu lấy làm ngạc nhiên, nên mới thắc mắc: Tại sao sư phụ lại cầu khẩn Phật và Bồ-tát phương xa mà không thỉnh các vị ở gần đây, để các vị ấy đến đây ban phúc đức cho gia đình con nhanh chóng?

Vị Tăng trả lời: Sở dĩ tôi không cầu Phật và Bồ-tát ở gần là vì e ngại các vị ấy không chịu đến để giúp cho gia đình ông. Ông hãy suy nghĩ lại đi, ông nay đã trên 60 tuổi sắp gần đất xa trời rồi mà chưa từng biết giúp đỡ một ai nói chi là bố thí cúng dường, ngược lại còn tham lam bỏn sẻn, sân hận chửi mắng đánh đập người khác, không biết tôn trọng mọi người, có của dư thừa đem đổ bỏ, không chịu san sẻ cho người.

Bởi chư Phật và Bồ-tát ở gần đây đều biết ông tham lam bỏn sẻn, keo kiết, nên các Ngài sẽ không đến giúp gia đình ông đâu. Chính vì vậy mà tôi phải thỉnh cầu chư Phật và Bồ-tát ở phương xa về giúp ông ít nhiều gì đó!

Đây là một câu chuyện ngụ ngôn mang một triết lý sâu sắc, nhằm nhắc nhở chúng ta phải tin sâu nhân quả, muốn được sống an vui hạnh phúc về vật chất lẫn tinh thần, thì phải biết gieo nhân tốt. Vị Tăng trong câu chuyện trên mượn việc cầu Phật và Bồ-tát phương xa mà không cầu Phật và Bồ-tát ở gần, để thức tỉnh ông nhà giàu quá tham lam, bỏn sẻn.

Chúng ta muốn cầu Phật và Bồ-tát có sự cảm ứng thì lúc nào cũng phải sống có nhân cách đạo đức tốt, biết giúp đỡ người khác khi gặp hoàn cảnh khó khăn luôn mở rộng tấm lòng lòng vô ngã vị tha… Phật và Bồ-tát là những bậc toàn chơn, toàn giác, toàn thiện, toàn mỹ, muốn cầu các Ngài có cảm ứng thì tâm niệmviệc làm của chúng ta, phải tương ưng với hạnh nguyện của các Ngài.

Trên thế gian không chỉ riêng ông nhà giàu nọ, mà có rất nhiều người không biết tội phước là gì, cho nên không tin nhân quả, điên đảo làm các việc xấu ác, đến lúc gặp quả xấu, thì van xin lạy lục cầu xin Phật, Bồ-tát giúp cho.

Nhân quả công bằng khi đủ duyên thì quả tốt hay xấu sẽ đến, đâu có Phật, Bồ-tát ban phước giáng họa cho ta được. Nếu Phật làm được điều đó, thì đâu có khuyên ta hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp. Phật luôn khuyên mọi người tin sâu nhân quả mà ráng cố gắng làm điều lành, dứt trừ việc ác và luôn giữ tâm ý trong sạch.

Những người có tâm địa không tốt, xấu xa, độc ác, tham lam, ích kỷ, hẹp hòi thì làm sao có được kết quả tốt đẹp và làm sao có được sự cảm ứng nơi các Ngài. Khi chúng ta đã tin sâu nhân quả rồi, nếu muốn có cây lành trái ngọt thì phải biết gieo nhân tốt và tạo các duyên thích hợp, để nhân đó được phát triển và trổ quả lành.

Như chúng ta muốn sống lâu thì phải không sát sinh hại vật, trước là không được giết người và hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật khác hoặc dứt khoát không giết một vật nào. Thứ hai là phải có ý thức giữ gìn sức khỏe, siêng năng vận động, ăn uống tiết độ, làm việc có chừng mựckhông vui chơi trác táng quá đáng. Đã không giết hại rồi còn phải biết bố thí, phóng sinh các loài vật khi gặp cảnh sắp chết của nó.

Muốn được giàu sang thì phải biết bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia mỗi khi cần thiết, kế đến là siêng năng cần mẫn trong làm việc, biết tiết kiệm trong chi tiêu, không vui chơi hoang phí và trộm cướp lường gạt của người khác, đó là nguyên nhân dẫn đến nghèo cùng khốn khổ.

Tóm lại, nếu chúng ta không biết gieo nhân lành, và sống tốt với nhiều người khác thì khi gặp hoạn nạn chúng ta không thể cầu chư Phật, Bồ-tát giúp cho mình tai qua nạn khỏi được. Nhân quả nhãn tiền có cầu tất ứng là do nhân nhiều đời biết giúp người cứu vật, không có gì là đương nhiên khi không hoặc đấng tối cao ban phước giáng họa cho ta được.

Ngày nay, hiện tượng tín ngưỡng dân gian với nhiều hình thức làm cho con người không biết rõ bản chất thực hư của nó ra sao. Đất nước chúng ta quá nhiều tín ngưỡng giết hại, tín ngưỡng mê tín dị đoan, tín ngưỡng ông lên bà xuống, tín ngưỡng cúng sao giải hạn, và vô vàn các tập tục làm cho ta đánh mất chính mình mà không biết cách làm chủ bản thân. Hiện tượng xin bùa phép, phát lộc trong các đình, chùa, miếu để được làm ăn phát đạt, dán tiền lên tượng Phật, Bồ-tát hoặc lấy tay xoa lên hình tượng rồi xoa vào thân mình, gọi đó là lộc của trời, Phật, Bồ-tát hay đấng bề trên.

Khi đến chùa thì chúng ta vái lạy cầu khẩn van xin đủ thứ chuyện trên đời, chúng ta cúng một ít tiền hay phẩm vật mà muốn Phật, Bồ-tát phải ban cho mình đủ thứ hết. Nếu những gì họ cầu xin mà được như ý thì  luật nhân quả sẽ không còn tồn tại. Rõ ràng từ con người cho đến muôn loài vật đều chịu sự chi phối của nhân quả, không có vật nào trên thế gian này thoát ngoài lý nhân quả.

Người không tu theo đạo Phật không tin lý nhân quả là lẽ đương nhiên, nhưng đã là Phật tử mà ta còn mê tín dị đoan lúc nào cũng cầu khẩn van xin, mong muốn đủ thứ, như vậy có xứng đáng là người Phật tử chân chính hay không?

Như ông nhà giàu trong câu chuyện trên, nhiều đời đã biết cúng chùa, làm phước, bố thí, nên hiện đời mới được giàu có…tuy nhiên do ông ta thiếu tu cho nên càng giàu có càng tham lam, bỏn sẻn rồi lại nghĩ mình giàu sang là do các bậc hiền Thánh Phật, Bồ tát ban cho.

Nếu chúng ta bố thí với tâm tham lam, ích kỷ, mong muốn việc bố thí để cho mình được giàu hơn, dĩ nhiênvẫn có phước nhưng tâm tham đắm dính mắc vào đó ngày càng nặng hơn, càng bố thí ta càng mê muội.

Nếu chúng ta phóng sinh với tâm tham muốn, với tâm ham danh thì ta sẽ bỏ tiền ra mua con vật đó rồi nhốt lại, chờ ngày mai có lễ trong chùa mới tụng kinh cầu nguyện phóng sinh, mặc cho con vật thoi thóp trong chậu, trong lồng. Phóng sinh như vậy là vì muốn nhiều người khác được biết đến tên tuổi của mình, vô tình đánh mất ý nghĩa phóng sinh không phải vì lòng từ bi thương vật.

Phóng sinh đúng nghĩa của nó là khi thấy con vật đang bị con người định giết để làm thịt bán, ta vì lòng từ bi thương xót nó, muốn chúng được sống nên năn nỉ người định giết mua lại và thả nó. Phóng sinh như vậy mới đúng ý Phật, cách phóng sinh đó sẽ không làm cho người khác lợi dụng như những người mua bán chim cá trong các chùa.

Người Phật tử chân chính, trước tiên phải nghiên cứu lời Phật dạy rồi sau đó suy gẫm quán chiếuứng dụng tu hành, thì ta sẽ biết rõ mọi việc trên thế gian này đúng sai, phải quấy, tốt xấu, thật giả.

Chúng ta tin ở đây là niềm tin chân chính sau khi phát sinh trí tuệ, nhờ vậy ta tin sâu nhân quả, tin chính mình làm chủ được bản thân. Do đó khi ta thờ Phật, cúng Phật, lạy Phật vì lòng cung kính, vì sự biết ơn, để chúng ta cố gắng thực hành theo bằng cách phước huệ song tu cho đến khi nào bằng Phật mới thôi.

Tạo bài viết
21/03/2014(Xem: 25586)
30/05/2014(Xem: 23492)
02/12/2018(Xem: 15926)
26/08/2016(Xem: 13342)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.