Thư Viện Hoa Sen

Kinh Pháp Cú - Kệ số 13 và 14 - Kinh Pháp Cú - Kệ số 15 | Nguyên Giác

29/10/20244:36 SA(Xem: 2707)
Kinh Pháp Cú - Kệ số 13 và 14 - Kinh Pháp Cú - Kệ số 15 | Nguyên Giác
 
kinh phap cu 13- 14 va 15KINH PHÁP CÚ - KỆ SỐ 13 VÀ 14
KINH PHÁP CÚ - KỆ SỐ 15

Kinh Pháp Cú - Kệ số 13 và 14
Băng hình này thực hiện để cúng dường Tam Bảo. Nội dung dựa trên nhiều bản dịch khác nhau của Thầy Thích Minh Châu, Daw Mya Tin, Weragoda Sarada Thero, và nhiều Thầy trên Sutta Central và Access to Insight.
.
Kinh Pháp Cú - Kệ số 13 và 14
Câu chuyện về Trưởng Lão Nanda

Đức Phật đã đọc các bài Kệ số 13 và số 14 trong Kinh Pháp Cú, liên hệ đến Trưởng lão Nanda, một người anh em họ của Đức Phật.

Một lần nọ, Đức Phật đang trú tại tu viện Veluvana ở Rajagaha khi vua cha của ngài là Vua Suddhodana nhiều lần phái sứ giả đến gặp Đức Phật để thỉnh Phật đến thăm thành phố Kapilavatthu. Do vậy, Đức Phật đã thực hiện chuyến đi cùng với hai mươi ngàn vị A-la-hán. Khi đến Kapilavatthu, Đức Phật đã kể truyện bản sanh Vessantara Jataka cho hội chúng họ hàng của ngài. Vào ngày thứ hai, ngài vào thành phố, nơi ngài đọc bài kệ bắt đầu bằng "Người ta nên đứng dậy và không nên mất chánh niệm..." thì thân phụ của ngài đắc Quả Tu Đà Hòan.

Vào ngày thứ ba, có lễ cưới của Hoàng tử Nanda, một người anh em họ của Đức Phật. Đức Phật đã đến đó để khất thực và trao bát khất thực cho Hoàng tử Nanda. Sau đó, Đức Phật rời đi mà không lấy lại bát. Vì vậy, hoàng tử, cầm bát, phải đi theo Đức Phật. Cô dâu, Công chúa Janapadakalyani, nhìn thấy hoàng tử đi theo Đức Phật đã vội vã chạy ra và kêu hoàng tử sớm quay lại. Tại tu viện, hoàng tử được nhận vào Tăng đoàn với tư cách là một nhà sư.

Sau đó, Đức Phật chuyển đến tu viện do ngài Cấp Cô Độc xây dựng, tại Vườn Kỳ Đà ở Savatthi. Khi cư trú ở đó, Nanda không thấy vuivới cuộc sống của một nhà sư. Nanda muốn trở về đời thường vì nhớ lời của Công chúa Janapadakalyani, cầu xin Nanda sớm trở về.

Biết được điều này, Đức Phật, bằng năng lực siêu nhiên, đã chỉ cho Nanda thấy các thiên nữ xinh đẹp của cõi trời Tavatimsa, những người đẹp hơn rất nhiều so với Công chúa, và nói Nanda phải tinh tấn tu hành mới có thể gặp các thiên nữ đó. Các nhà sư khác chế giễu Nanda về thói quen ưa thích các phụ nữ đẹp. Nanda cảm thấy xấu hổ. Vì vậy, Nanda đã ẩn dật, nỗ lực thực hànhcuối cùng đã đạt được quả vị A-la-hán. Là một vị A-la-hán, tâm của Nanda đã hoàn toàn thoát khỏi mọi sự ràng buộc.
Các nhà sư khác, biết rằng Nanda từng không vui trong cuộc sống tu sĩ, tới gặp Nanda và hỏi thăm. Khi ngài Nanda trả lời rằng ngài không còn dính mắc vào cuộc sống đời thường nữa, họ nghĩ rằng Nanda không nói sự thật. Vì vậy, họ đã thưa với Đức Phật về chuyện này, và bày tỏ sự nghi ngờ của họ. Đức Phật giải thích với họ rằng, trước đây, tâm của Nanda giống như một ngôi nhà lợp mái xấu, nhưng bây giờ, ngôi nhà đã lợp mái kỹ xong rồi.

Sau đó, Đức Phật nói:

Bài kệ 13: Cũng như ngôi nhà lợp mái vụng về, mưa liền xâm nhập vào. Cũng vậy, tâm không tu sẽ bị tham dục xâm nhập.

Bài kệ 14: Cũng như ngôi nhà lợp mái kiên cố, mưa không vào được. Cũng vậy, tâm khéo tu sẽ không bị tham dục xâm nhập.
 
Video dài 3:16 phút:
https://youtu.be/YsLQI04k4Y4
 
.... o ....


Kinh Pháp Cú - Kệ số 15
Băng hình này thực hiện để cúng dường Tam Bảo. Nội dung dựa trên nhiều bản dịch khác nhau của Thầy Thích Minh Châu, Daw Mya Tin, Weragoda Sarada Thero, và nhiều Thầy trên Sutta Central và Access to Insight.
.
Kinh Pháp Cú - Kệ số 15
Câu chuyện về Cundasukarika

Khi cư trú tại tu viện Veluvana ở Rajagaha, Đức Phật đã đọc Bài kệ 15 của Kinh Pháp Cú, liên quan đến Cunda, người đồ tể chuyên giết heo.

Ngày xưa, tại một ngôi làng không xa tu viện Veluvana, có một người đồ tể bán thịt heo rất tàn nhẫn, tên là Cunda. Cunda đã làm nghề bán thịt heo trong hơn 55 năm. Trong suốt thời gian đó, Cunda không làm một việc công đức nào. Trước khi chết, ông đau đớn đến mức rên rỉ và kêu ré lên, và liên tục chuyển động, bò bằng tay và đầu gối như một con heo trong suốt bảy ngày. Trên thực tế, ngay cả trước khi chết, ông đã đau khổ như thể đang ở trong địa ngục Niraya. Vào ngày thứ bảy, người đồ tể chết và tái sinh trong địa ngục As Tỳ. Do đó, kẻ làm điều ác luôn phải chịu đau khổ vì những việc ác mà mình đã làm. Cunda đã đau khổthế giới này cũng như ở thế giới bên kia.

Đức Phật nói trong bài kệ như sau:

Bài kệ 15: Kẻ làm điều ác sẽ đau khổ nơi đây và cả ở thế giới đời sau. Kẻ ác đau khổ ở cả hai thế giới. Kẻ ác than khóc và đau khổ, nhớ lại những việc ác đã làm.
 
Video dài 1:24 phút:
https://youtu.be/25GAOiRns9E
Tạo bài viết
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).