Chiếc Kiềng Đeo Chân Và Niệm Phật Tam Muội

13/12/20224:25 SA(Xem: 2039)
Chiếc Kiềng Đeo Chân Và Niệm Phật Tam Muội

CHIẾC KIỀNG ĐEO CHÂN
NIỆM PHẬT TAM MUỘI


buoc chanNếu một người bước chân phải trước thì hãy niệm trong trí chữ A, bước chân trái hãy niệm Di, chân phải niệm chữ Đà và bước kế tiếp là chữ Phật.


Kính gởi chư Phật tử,

Ở đây Từ Hoa tôi xin được chia sẻ một cách thức niệm Phật kiên trì và dễ dàng về cả phẩm và lượng mà tôi đã học đươc.

Nếu quý anh chị không tu tập theo Tịnh độ tông, anh chị có thể tùy ý thay đổi danh hiệu.

Khi  một người trong thính chúng nói rằng người ấy muốn niệm tên của người ấy thay vì niệm danh hiệu Phật; HT Tuyên Hoá đã trả lời một cách đơn giản nhưng đầy ý vị: “Nầy bạn, nếu như bạn niệm tên bạn (hay niệm 1,2,3,4) mà có thể giải thoát thì không có vấn đề gì “.

Lý Đạo và cách hành đạo quả thực cực kỳ đơn giản như câu trả lời trên. Nếu tâm mình đơn giản thì cách hành sự cũng đơn sơ giản dị nhưng không phải vì vậy mà trái ngược với sự tuỳ thuận nhân duyênđạo hạnh.

Với con người, chân là phần thân thể vững chải biểu lộ được tánh khí của bậc quân tử khi người ấy bước đi. Người đàn bà có thể quan sát từng bước chân của chồng mình mà hiểu được phần nào tánh khí của anh ấy hoặc điềm đạm, hoặc khẳng khái, hoặc do dự, buông lung. Với phụ nữ cũng vậy.

Trong thiền môn hẳn nhiên có thiền tọa, thiền hành, nửa tọa nửa hành v.v… nhưng không hiểu có vừa niệm Phật theo từng bước chân không.

Tôi dùng chiếc Kiềng đeo ở chân là một món trang sức thuở còn trẻ, đã bị bỏ quên trong góc tủ rất lâu. Tôi liền dùng chiếc Kiềng này trong việc tu pháp niệm Phật tam muội.

Các bậc nam nhi chi chí thì hẳn không hưởng ứng chiếc Kiềng buộc vào chân tay gì cả, cho nên tôi chỉ hy vọng gởi đến phái nữ mà thôi.

Khi mang chiếc Kiềng, nếu có kim loại chạm vào nhau càng tốt; mỗi bước chân sẽ phát ra tiếng thánh thót nho nhỏ. Nếu không thì cũng có cảm giác mát lạnh nơi  chân. Hãy dùng âm thanh hay cảm giác mát lạnh này nhắc bạn câu Phật hiệu.

Nếu một người bước chân phải trước thì hãy niệm trong trí chữ A, bước chân trái hãy niệm Di, chân phải niệm chữ Đà và bước kế tiếp là chữ Phật.

Đa số ai cũng đi bộ trong sân hay đi quanh bờ hồ … buổi sáng, buổi chiều. Các chị khi áp dụng phương pháp này sẽ nhận ra mỗi bước chân của chính mình trở nên vững chắc đầy nghị lực, và dòng tâm viên ý mã của mình sẽ dễ dàng quy về một mối một cách nhẹ nhàng thanh thản như đang đi chơi trong vườn hoa vậy. Đối với các anh chị thường mang một xâu chuỗi trên tay để niệm Phật thì cũng hay, nhưng theo kinh nghiệm của Từ Hoa thì niệm chuỗi lâu ngày khiến đau ngón ngay cái, và không thoải mái như niệm theo từng bước chân như trên. Mỗi ngày lấy con số bước chân mà smart phone ghi lại, chia cho 4, sẽ thấy danh hiệu Phật đã niệm không phải là ít.

 Quý anh chị thử xem.

Thân kính,

Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :