Chương Xiv: Liên Trì Cảnh Sách

07/10/201012:00 SA(Xem: 18018)
Chương Xiv: Liên Trì Cảnh Sách


LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hoá Saigon 2007

Chương XIV

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

 1.Thời mạt pháp niệm Phật dễ thành tựu

Đức Phật là bậc thông suốt Tam Giới. Ngài dạy rằng:”Thời đại chánh pháp giải thoát thành tựu. Thời đại tượng pháp thiền định thành tựu. Thời đại mạt pháp niệm Phật thành tựu”. Những lời này chúng ta đã hiểu biết rõ ràng. Thời đại mạt pháp ngày càng xa cách Thánh nhân. Vận mạng pháp môn ngày càng suy giảm. Căn cơ chúng sinh ngày càng châm lụt, phước báo mong manh, trí tuệ thô thiển, tội nghiệp sâu nặng, không đủ tư cách để nói đến trì giớithiền định. Chỉ còn nương tựa vào nguyên lực đại từ đại bi của đức A-di-đà. Nương tựa vào một câu Thánh hiệu hết sức cao thượng, hết sức đơn giảnchân thật, mới có thể vượt thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi

2. Giới luậtcăn bản

Thời chánh pháp khi Phật còn tại thế, Thánh Hiền lúc ấy phước huệ đều vượt xa bọn phàm phu chúng ta trong thời mạt pháp này. Phật dạy:” Trì giới mới có thể thành đạo nghiệp”. Như đây có thể biết, giới luậtcăn bản của tất cả giáo Pháp Phật dạy. Không có giới luậttu hành cũng như xây lầu trong hư không, hết sức nguy hiểm bởi sẽ có ngày sụp đổ.

3. Cố gắng giữ gìn giới luật

Chúng ta là những chúng sinh sinh vào thời mạt pháp. Nhắc đến giới luật, chúng ta không có chút tư cách gì để nói. Chúng ta từ sớm đến chiều hoặc nhiều hay ít, nặng hay nhẹ, do cố ý hay vô tình, đều có phạm đến giới luật đã thọ. Phải ôm lòng hổ thẹnthành tâm sám hối, đem khả năng để trì giới, xa lìa cảnh trần ngũ dục mê hoặc bên ngoài. Cần phải thanh tịnh đời sống sinh hoạt của chúng ta. Thường xuyên quán chiếu và xét lại bản thân, đem giới luật làm tiêu chuẩn để áp dụng cho đời sống. Bởi khi đã phạm giới, tội lỗi ta sẽ nhận chịu. Ngược lại, công đức trì giới thù thắng sẽ thừa hưởng. Cho nên, trì một phần giới luật được một phần lợi ích, trì mười phần giới luật được mười phần lợi ích. Chúng ta hổ thẹn vì tự mình căn cơ thấp kém, chưa thể trì giới được viên mãn, nên phải thành thật khẩn thiết sám hối, dốc hết tâm ý niệm Phật cầu thần lực của Phật và Bồ-tát gia hộ, để mong với giới luậtphương hướng thực tế và khả năng trì giới được viên mãn.

4. Phương pháp đốt sáng đèn tâm

Có nhiều người tiêu phí rất nhiều tiền để cho việc đốt đèn “ Quang Minh Đăng” ở bên ngoài. Như vậy không có ý nghĩa gì cả. Chúng ta cần đốt đèn nên khéo đốt sáng đèn tâm của chúng ta. Tâm là ngọn đèn rất sáng, nên phải khéo léo và nỗ lực để đốt sáng ngọn đèn ấy. Đây là việc cúng dường lớn lao và tốt đẹp. Công đức ngọn đèn tâm sánh với tiền tiêu phí ngàn vạn để đốt đèn bên ngoài, còn cao hơn gấp vạn lần.

5. Danh và lợi

Danh và lợi là hai lưỡi kiếm rất ác độc và mãnh liệt, thường theo đuổi ta trên con đường học Phật. Từ xưa đến nay, có biết bao anh hùng hào kiệt và tài tử cao nhân nhưng vẫn tiêm nhiễm đến danh lợi, để rồi tới tấp trúng tên ngã ngựa, phát độc mạng vong, uổng phí tâm huyết một đời khổ sở nỗ lực tu hành. Giá phải trả vì tham danh cầu lợimột đời để qua suông, vẫn ở trong vòng luân hồi thọ quả báo khổ sở không lúc nào hết.

6. Cẩn thận đề phòng danh lợi

Người học Phật nên cẩn thận đề phòng danh lợi. Phải xa lìa danh lợi, luôn giám sát và quán chiếu nội tâm mình. Nhất thiết không nên tham cầu danh lợi. Phải triển khai tới cùng và đem việc lớn sinh tử của chính mình đặt nó ngay sau gáy. Nếu tu hành chỉ vì thủ đoạn và mượn cớ để truy cầu danh lợi, hạng người này trên đời chỉ có tiếng vỗ tay tán xưng của kẻ dua nịnh. Cuối cùng việc giải thoát vãng sinh về Tây Phương không đủ tư cách nói đến.

7. Một lời khai thị bình thường chân thật

Một câu nói quan trọng ảnh hưởng đến cuộc đời của Đại sư Liên Trì, đó là lời khai thị cuả Đại sư đến khắp tất cả:” Bạn có thể giữ tròn bổn phận, không cần tham cầu danh lợi, đừng để tâm phan duyên, phải biết rõ ràng nhân quảnhất tâm niệm Phật”. Bấy giờ, những hành giả đến cầu chỉ dạy, đối với lời khai thị bình thường không có gì là lạ này, phần nhiều còn cười lớn khinh miệt, không cho là đúng, lại còn cho rằng ngoài mấy lời này chẳng biết nói gì khác. Ngàn dặm ngưỡng mộ, đến cầu cứu một vị tiên tri thức trong thiên hạ khai thị mà chỉ nghe được mấy câu không có gì là huyền diệu. Lời khai thị không có giá trị nửa văn tiền. Nhưng Đại sư Liên Trìđại trí tuệ, biết được mấy lời này dung hoà khắp tất cả. Đại sư trọn đời tha thiết hành trì, thể nhận đến kho báu chân thật. Phải biết, đây là chỗ cao minh của Đại sư. Đại sư không bao giờ nói huyền nói diệu, hay nói cho cao để hơn hết hậu học. Chỉ với lòng chân thật, đem yếu điểm công phu rất gần và rất thực do mình thể nghiệm qua mà khai thị, để cho hàng hậu học thật sự theo lời khai thị này mà tu hành đạt được lợi ích. Đây là do Đại sư Liên Trì một đời hết sức tuân thủ, không giám quên, nên sự thành tựu vượt hẳn người phàm.

8. Biển danh lợi

Trong nhà Phật có lưu truyền câu chuyện thế này: đứng bên bờ sông, nhìn vô số thuyền bè qua lại, đại Lão Hoà Thượng nói với tiểu Sa-di đứng bên cạnh rằng:” Từ xưa đến nay, thuyền đi thuyền đến, không bao giờ hết. Người trên thuyền này đang theo đuổi và bận rộn chỉ có hai việc. Đó là danh và lợi, có thế mà thôi!”. Chúng ta là hạng phàm phu sống chết trên biển danh lợi, lúc nào mới có thể chân thật khám phá, thật sự buông xuống và thành tâm niệm Phật cầu sinh Tây Phương Cực Lạc? Từ nơi chỗ lang thang phiêu bạt, quay về hương Cực Lạc, không còn trôi nổi trên biển nghiệp sinh tử luân hồi

9. Xa hẳn danh lợi

Danh và lợi làm người đời mê muội. Chúng ta không những thờ ơ với danh và lợi mà phải tiến thêm một bước xa hẳn danh lợi. Xem danh lợi như nước lũ và thú dữ hại người. Vì căn cơ chúng ta châm lụt, sức định quá yếu, chống chọi không lại với danh lợi mê hoặc. Dùng đạo lý đối trị, chỉ còn cách là xa hẳn danh lợi. Đối với một chút hành vi, tiêm nhiễm đến màu sắc danh lợi, nhất định phải tránh xa. Như thế mới không đến nỗi bị mê hoặc điên đảo, quên mất mục tiêu chính đáng là học Phật để giải thoát sinh tử.

Tạo bài viết
17/09/2023(Xem: 2956)
11/04/2012(Xem: 20172)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.